Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 22/09/2014 lúc 08:57:51(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
QUÁN 32 THỂ TRƯỢC CƠ THỂ



Khi người hành giả đã thực hiện đạt được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền rồi, thì ngay nơi ánh sáng của quả tứ thiền mà nhập vào quán tưởng, soi rõ 32 thể trược của cơ thể. Người hành giả ngay nơi thân của mình phải tuệ tri thấy biết rõ sự giả hợp thô trước. Trong phương pháp tu học thiền quán Mật chú Chuẩn đề này bao giờ cũng đặt trên nền tảng Hiển Mật viên thông, phải hiểu thấu rõ tự tánh thanh tịnh hằng có lấy căn bản trên để thực hiện phép tu. Ở phương pháp tu này chúng ta phải được thực chứng bằng sự tuệ tri các pháp như thực là phải nhìn thấy từng hạt nhỏ sắc thọ tìm ẩn bên trong bằng sự trì niệm Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Lấy mật chú là Đức Phật, là một loại trí tuệ siêu thoát, soi thấu vạn pháp. Người hành giả cứ an tâm niệm Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm, quán tưởng theo phương pháp hướng dẫn, chịu khó, ẩn nhẫn, kiên nhẫn chuyên cần trì niệm sẽ đạt kết quả. Sự tu của chúng ta phải hết sức chịu khó ở thời gian ban đầu, cố gắng trì niệm một ngày phải đạt trên 1080 trở lên, nếu ít quá tâm chúng ta khó thuần thục trong phép quán tu.

Trở lại phép quán 32 thể trược của cơ thể, chúng ta sẽ tuần tự thực hiện 32 thể này. Chúng ta chia ra như sau: chia 20 phần thuộc đại địa trên thân thể, vì đây là những phần dễ thấy trội hơn và 12 phần thuộc thuỷ đại trội hơn ở cơ thể

20 phần Địa đại

I

1. Tóc
2. Lông
3. Móng
4. Răng
5. Da

II

6. Thịt
7. Gân
8. Xương
9. Tuỷ
10. Thận

III

11. Tim
12. Gan
13. Màng Ruột
14. Bao tử
15. Phổi

IV

16. Ruột
17. Trực tràng
18. Vật thực chưa tiêu hoá
19. Phân20. Óc



12 Phần Thuỷ đại


I

1. Mật
2. Đàm
3. Mủ
4. Máu
5. Mồ hôi
6. Mỡ


II

7. Nước mắt
8. Mỡ mắt
9. Nước miếng
10. Nước mũi
11. Hoạt dịch( nước khớp xương – tân dịch
12. Nước tiểu


Đây là đề mục thiền quán Mật chú Chuẩn đề trên 32 thể trược của cơ thể. Người hành giả điều tức hơi thở ra vào nhẹ nhàng vừa niệm Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm, vừa quán chữ “Lam” cho sáng lên nhập vào sơ thiền cho đến tứ thiền. Ngay nơi đây lấy ánh sáng Tứ thiền này quán soi theo thứ tự:

1. Tóc. Người hành giả phải thấy biết tóc của mình từng vị trí một thật rõ ràng, người hành giả lấy điểm sáng tợ tướng “ Lam” tự di dời lên trên đỉnh đầu của mình. Từ ngay đỉnh đầy quán xuống, cũng như nước chảy chầm chậm từ đỉnh đầu xuống khắp đầu. Người hành giả khi quán sát như vậy phải biết tam tướng là: vô thường, khổ, vô ngã. Tóc khi trẻ mạnh nó xanh đen huyền óng ánh đẹp, theo ngày tháng nó vàng, trắng, bạc, sức khoẻ suy xuống để rồi cuối cùng bệnh rụng cuống, chết bỏ cả thân mạng. Phải nhìn thấy sự sanh dị hoại diệt trên từng sợi tóc đó, phải biết gì sau khổ. Vì tóc xanh đến bạc rụng mất, một sự sanh diệt vô thường không giữ được nên khổ, và từ nơi ấy chúng ta thấy nó không có thực thể vô ngã. Vậy tóc nào của ta, chính ta, của ta, của người. Người hành giả phải biết đât là phương pháp thiền quán Vipassana của Đức Phật.
Qua nhìn thấy bản chất của chúng là vô thường , khổ, vô ngã hoàn toàn không có thực thể cái gọi hoàn toàn không thực thể đó cũng chỉ là cái “danh”. Cái tóc biến đồi hình tướng như vậy gọi là “ sắc”. Bài này bắt đầu tôi sẽ gợi lên từ “ Danh, Sắc” để nói theo giáo pháp của Đức Phật chỉ vạn pháp, và để giúp cho hành giả biết đâu là “ danh”, đâu là “ sắc”. Trong những chương mục tới, khi người hành giả đã nhìn thấy biết “ danh, sắc” không thực thể, thì ngay khi thực hiện pháp tu phải nhẹ nhàng thoải mái, không bị bó buộc chấp giữ, buông bỏ. Chỉ thấy biết thôi trên bất cứ vấn đề nào chúng ta thực hiện phép tu như vậy là chúng ta đang sống, tập cách sống thực tại trong kinh Bát nhã Kim cang. Bát nhã Kim cang hay tự tánh thanh tịnh nó không có một pháp nào và cũng không thiếu một pháp nào cả ( viên giác), ( viên tuệ). Cho nên ở đây chúng ta khi thấy biết như thực là, thì cứ Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm, không cần phải làm tiếp thêm một vấn đề nào nữa cả. Thần chú Chuẩn đề hoàn toàn vô nghĩa, vô nghĩa mới xứng với tự tánh thanh tịnh, vô nghĩa mới có đầy đủ vạn pháp. Khi người hành giả trì niệm như vậy với một tâm thanh tịnh không dính mắc, thì ngay nơi ấy năng lực của thần chú Chuẩn đề như một kim chỉ nam, mật chỉ chúng ta đến sự giảit hoát an tịnh đạt thành. Ngay nơi đây quí vị sẽ thấy sự đặc thù, hương thơm vi diệu của một loại hoa Mật tông. Tất cả các pháp môn khác đều phải có một vị thầy hữu hình hướng dẫn kèm chỉ bày. Ở đây Mật tông cũng vậy, cũng có thầy hữu hình kèm chỉ hướng dẫn nhưng đặc thù hơn Mật tông sẽ có những vị thầy vô hình, những vị thầy ấy là những vị Hộ pháp, Bồ tát, và chư Phật luôn gia hộ, mật chỉ dẫn cho chúng ta. Sự an toàn bén nhạy sẽ đạt thành tốt, chỉ cần người hành giả y theo pháp đừng vọng tâm thì sự đạt thánhẽ nhanh và tốt đẹp.

Trở lại phép quán tóc, người hành giả cứ liên tục miệng niệm chú, tâm thức duyên vào tóc, trong quá trình quán người hành giả nên xen vào những hạt sáng chữ “ Lam” để nhằm tăng lực quán của mình mạnh hơn. Khi chúng ta đã thực hiện quán tóc của mình mạnh hơn, khi chúng ta đã thực hiện quán tóc khắp đầu không bỏ xót một vị trí nhỏ nào cả. Đạt được như vậy tiếp tục quán “Lông”.

2. Quán lông. Xin nhắc lại trong bất cứ lúc nào người hành giả cũng phải biết niệm Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm, không bỏ quên được. Khi chúng ta vào quán “ lông” thì có những vị trí như lông mày, lông mi, lông lỗ tai, lông mặt, lông trên da tay, da chân, trên cơ thể từng vị trí. Quí bạn phải quán thật rõ và phải đặt chúng trên tam tướng; vô thường, khổ, vô ngã. Phải thấy sự sinh diệt biến đổi của chúng, chúng đem đến cảm giác thọ lạc, thọ khổ, mất còn, tốt xấu...Hãy thấy cho nó thật rõ ràng Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm

4. Quán móng
. Để tiếp theo phương pháp tu học, tuần tự chúng ta sẽ thực hiện tiếp phép quán “móng”. Trong cơ thể chúng ta về đề mục quán móng thì có móng tay ( 10 móng tay) , móng chân ( 10 móng chân). Chúng ta lần lượt quán từ móng ngón tay cái đến mong tay út ở tay trái, rồi đến móng tay ở tay phải tiếp tục chúng ta quán đến móng ngón chân cái đến ngón chân út ở chân trái, rồi đến mong ngón chân phải. Chúng ta phải thực chứng nhìn thấy chúng phải triển trong 3 tướng vô thường, khổ, vô ngã. Nó vô thường như từ móng ngón ngắn đến tài, tức là nó đi từ sự thành, trụ, dị, hoại, diệt. Bản thân chúng cũng phải chịu trong sự viến đổi vô thường; sanh, lão, bệnh, tử. Vô thường này nó thể hiện trong từng chi tiết nhỏ rất vi tế trong cơ thể. Những hạt sắc vi tế rất nhỏ cũng phải như vậy. Nếu chúng ta không tỉnh giác nhìn thấy như là, như vậy thì sẽ khổ. Nếu không tỉnh giác chúng ta sẽ khổ mãi, vì tất cả những sắc, danh ( tâm) đều vô ngã cả. Người hành giả tu quán như vậy, nhưng trong từng thời gian nhỏ nhiệm vi tế trong tâm đều phải thấy nghe biết Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Khi đã quan sát móng cong chúng ta tiếp tục quán “ Răng”

5. Quán răng - răng như thế nào? Tất cả hành giả đều biết rõ cả. Nếu chúng ta tỉnh giác ngay thực tại để quán sát nó, chúng ta phải biết tất cả những chiếc răng đang ở trong miệng, trong thân. Chúng ta đều được kết hợp bằng những vi sắc rất nhỏ kết hợp thành. Chúng cũng trải qua vô thường, khổ, vô ngã. Người hành giả phải thấy những chiếc răng ấy được hình thành ( mọc răng), từ lúc nhỏ đến trung niên, đến già chết người hành giả phải thấy chúng trong 3 tướng vô thường, khổ, vô ngã. Những chiếc răng ban đầu được hình thành chúng rất mỏng manh ở tuổi thơ bị sâu răng, bị gãy rụng, chúng gây ra sự đau nhức đêm đến cái khổ cho con người rồi chúng trụ, dị hoại diệt. Trong từng giai đoạn của thời gian, chúng ta không thể giữ mãi những chiếc răng cho rằng xấu, tốt, vì tất cả chúng đều do sự giả hợp hình thành vô ngã. Những mốc thời gian trong một cuộc đời của chúng ta từng giai đoạn dài ngắn cho đến từng sát na chúng cũng đều trải qua thực tại trên. Người hành giả khi chúng ta tu phải hết sức tỉnh giác, phải nhìn thấy như vậy để biết đây không phải là ngã, đây không phải là chính mình, đây không phải là của mình. Khi người hành giả đã quán sát xong răng thì tiếp quán đến “ da”.
6. Quán da: Đề mục này, người hành giả cũng phải biết thấy từ ấu thơ có làn da như thế nào, đến tuổi thành niên, trung nuên, già chết như thế nào? Người hành giả phải biết từ ấu thơ có làn da mềm mịn non tơ, đến thành niên da căng mịn, hồng hào đầy sức sống, trung niên làn da bắt đầu sạm màu, khô, rồi đến già da nhăn nheo, màu sắc không con căng mịn như lúc nhỏ. Phải thấy rõ chi tiết như vậy để biết sự biến đổi vô thường, thành trụ, dị, hoại, diệt hình thành sanh lão bệnh tử. Tất cả cũng được hình thành bằng những vi sắc thể cực nhỏ ( giả hợp không có thực thể vô ngã). Chúng thật mỏng manh luôn chịu những áp lực va chạm ở bên ngoài, tứ đại bên ngoài cùng tứ đại bên trong. Chúng chịu ảnh hưởng ở sắc dưỡng chất, vật thực. Con người ăn ngon, dinh dưỡng nhiều, vật thực lành đem đến làn da căng sáng mịn đầy sức sống, ngược lại sẽ bị bệnh dẫn đến da xấu xí. Da mặc dù là một phần của cơ thể nhưng cũng phải bị chi phối ở thành, trụ, dị, hoại diệt, sanh lão bệnh tử. Người hành giả phải biết thấy như vậy trong thời gian quan sát người hành giả phải xuyên suốt niệm Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm. Sau khi quán “ da” xong người hành giả phải quán tiếp “ thịt”.



7. Quán thịt: thịt màu đỏ, mỡ màu vàng được nằm dưới da hay được bọc da bao bọc lấy nó. Người hành giả cũng phải kiên trì chịu khó quán từ lúc sơ sinh cho đến già chết. Khi còn nhỏ thịt ít, cơ thể nhỏ thấp thịt mềm, đến thành niên, trung niên thịt nhiều, cơ thể cao to hơn, thịt cứng dày hơn, đến già thịt bắt đầu tóp lại dần dần tiêu đi nhẹ hơn, cơ thể teo lại, đến khi chết thịt mất dần mềm nhũn màu đen sạm vàng. Chết tím đen lạnh thịt cũng hợp thành từng vi thể sắc mà hình thành, không có thực thể. Tất cả vi thể sắc đó luôn biến đổi theo từng sát na thời gian. Chúng cũng phải bị vô thường biến đổi chi phối. Người hành giả tĩnh tâm nhìn thấy như vậy cho rằng đây là thân tôi, đây là ngã tôi, đây là của tôi, thì sẽ khổ mãi. Cái khổ ấy là do sự vô minh không thấy, không hay, không biết sự vô thường, khổ, vô ngã. Quán xong thịt lại tiếp quán “ Gân”.
8. Quán gân: Gân là những sợi bao bọc khắp cơ thể chúng co giãn tác dụng để bao bọc giữ cơ bắp, khớp xương...người hành giả cũng phải quán biết chúng từ nhỏ đến thành niên, trung niên, cho đến già bệnh chết. Khi còn nhỏ trẻ thơ gân mềm dẻo dễ co duỗi, đến thành niên gân bắt đầu cứng dần, đến trung niên gân cứng sự co duỗi kém mềm dẻo khó khăn hơn, cho đến già chết gân cứng rút lại khó co duỗi. Trong quá trình sống của một cá nhân chúng ( gân) cũng phải bị tác động bởi sự vô thường, khổ, vô ngã,thành,trụ, dị, hoại diệt cùng sanh lão bệnh tử. Những sợi gân nhỏ chằng chịt khắp cơ thể , chúng sẽ bị, dễ bị những sự tác động từ bên ngoài như; thời tiết - thời tiết nóng lạnh bệnh tật đến làm ảnh hưởng đến sự vận động co duỗi đi đứng nằm ngồi của cá nhân người, vật thực dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến gân, thiếu dinh dưỡng, thiếu vật thực bổ dưỡng cũng bị ảnh hưởng. Cuộc sống của chúng cũng rất mong manh, rồi những sự tác động của ngoài xã hội, ngành nghề tai nạn cũng mang đến sự khổ cho gân. Người hành giả phải thấy biết như vậy mà tỉnh giác tu học, để bào mòn ngã, cùng ngã sở. Qua những phép quán cùng những đề mục trên, người hành giả chúng ta nên thấy thực chứng rõ ràng vì sao Đức Phật bảo rằng vô ngã, vô tướng. Vì tất cả chúng đều do sự duyên hợp mà hình thành, chúng không có thực thể nhất định, nên Đức Phật mới gọi là vô ngã giả hợp, người hành giả phải thực chứng điều đó để có một lý pháp vững chắc mà tiến tu.
Ở pháp tu này, quí bạn phải thực hành, thực chứng chứ không nên tu trên một khái niệm. Nói vô ngã, mà không biết được lý, tưướng như thế nào. Hãy thực hành bằng sự quán sát như là, như vậy với nhất tâm Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm.


Sửa bởi quản trị viên 04/05/2018 lúc 10:32:48(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 12 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 22-09-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 03-10-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 13-10-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 14-10-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 03-12-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 11-12-2014(UTC) ngày, anhdao3107 trên 19-12-2014(UTC) ngày, Haophuong trên 11-04-2015(UTC) ngày, thánh tâm trên 24-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 20-01-2016(UTC) ngày, HueVong trên 13-02-2024(UTC) ngày
ThanhHung  
#2 Đã gửi : 02/10/2014 lúc 01:44:03(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết



NHỮNG LỐI RẼ




Hàng cây bên đường bắt đầu đổ những chiếc lá rơi, mùa thu đã đến, đã mấy độ thu sang bao lần là đổ, hàng cây trơ lá rồi đâm chồi. Có người bảo rằng lá rụng mất rồi, và cũng có người bảo rằng lá có mất không? Cứ nói, cứ trả lời rồi cứ hỏi nó vẫn lanh quanh... Hãy nhìn thấy những chiếc lá rơi, có những chiếc lá rơi khập khễnh trên gió như quyến luyến không muốn rời cành cây, rồi những chiếc lá chồng lên nhau cũng rời, có những chiếc lá xanh vì giông bão rơi rụng lã tã. Rơi với đủ tư thế, đủ vị trí. Có khi chiếc lá không còn nguyên vẹn, rồi trong gió, trong cành cây ấy không có giông bão mà những chiếc lá vẫn rơi. Trong không gian tĩnh mịch đó có ai nghe những chiếc lá đó nó đang nói gì. Tôi không muốn rơi, tôi muốn rơi cho xong một đời lá úa rách nát...rất nhiều tâm sự trong đó. Nỗi niềm tâm sự đó vẫn vang lên hoà trong gió thu, hoà trong ánh trăng sáng. Người, thu vạn vật kết cấu thành một mùa trung thu, cùng bức tranh trung thu đó đã đến với tôi bao lần. Hôm nay làng quê tôi cũng một lần nữa đón trung thu.

Một bầu trời trong xanh, chiều xuống, tối đến trăng bắt đầu lên dần. Trung thu đến ở làng quê xóm ấp tôi hay có tổ chức một lễ rước đèn, thi đèn, phát quà cho các em nhỏ không khí thật rộn rã, có cả hàng ngàn người, trên quốc lộ rất nhiều xe qua lại, nên con đường bị tắc nghẽn. Khi đoàn xe đèn đi qua, tuần tự nhiều lồng đèn, nhiều con vật như hổ, cá, ngựa...năm nay là năm Ngọ, cho nên nhiều đoàn đã làm hình con ngựa để diễu hành. Hết đoàn này đến đoàn kia lần lượt đi qua như dòng nước chảy, trong dòng người đó bất chợt xuất hiện một chiếc xe 3 gác chở bò và ngựa thật, cũng bị kẹt đường và như thế nào đó chiếc xe ấy lại nhập vào dòng xe rước đèn kia. Chiếc xe ấy đến gần nơi tôi, bất chợt tôi nhìn thấy dòng nước mắt trên mắt của con ngựa đang bị người ta cột ghì cái mõm xuống gầm xe. Ngay nơi đây một cuộc đời, hay hình ảnh những con ngựa đèn giả đủ màu sắc lung linh được mọi người nâng niu đưa đi, cùng nhiều tiếng cười nói đượm đầy sự vui hớn hở. Thế gian lại tạo một hình ảnh nữa, một con ngựa thật, một con bò được cột ghì đầu mồm mũi của mình trên một chiếc xe. Cả ngàn người như vậy, nhưng cũng có mấy ai để ý đến những giọt nước mắt đúng là long lanh vì nó được những ánh sáng của đèn soi vào, những giọt nước mắt ấy cứ lung linh chảy mãi, những giọt nước mắt khi xưa, ngày ấy đã qua có phải là mùa thu không? Tôi không còn nhớ nữa. Ngày ấy tôi cũng nhìn thấy những giọt nước mắt rơi từ đôi mắt của một con trâu sắp sửa bị giết. Đôi mắt ấy nó cũng giống như đôi mắt của con ngựa hôm nay.
Ngay nơi đây sự tưởng của chúng sanh trong tâm tôi nổi dậy, những dòng tưởng ấy mang những ngôn từ : “ Em từ đâu tới?” Dòng tưởng ấy thật là một chúng sinh, vì sự tưởng của tâm ấy và tâm con ngựa, con bò không khác một ngôn từ tưởng lại vang lên: “ Em từ trong những chiếc là mùa thu rơi, tôi trong những chiếc lá rơi bồng bềnh lượn lờ, một sự bập bềnh không muốn xa lìa cành cây”, còn em, con bò?: “ Tôi là những chiếc lá rơi nhanh, muốn bỏ đi vứt đi một kiếp lá, không muốn vướng bận ở cành cây”. Đó là tâm sự. “Tâm” thì không có hình tướng gì cả, nhưng “sự” thì là những chiếc lá rơi của mùa thu. Con người, con vật cũng có những loại tâm sự như thế. Nếu không có tâm sự không có nước mắt rơi như thế, không có những tiếng la hoảng của những con heo, con bò khi bị thọc tiết, rồi những con vật khác. Mỗi con khi bị giết đều mang đi những tiếng kêu, những tiếng kêu ấy vang trên thế gian vạn pháp này. Có người họ nghe vui vì sắp sửa được một bữa ăn ngon, có người cũng không mấy thích gì thức ăn đó, vì không hợp khẩu vị, có người nghe tiếng kêu ấy buồn thảm, vì họ mang một sắc thái từ bi của phật trong tâm. Ngay đây chúng ta sẽ thấy tâm có những đường khác nhau, có thiên đường, có nhân sanh, có chúng sanh, có phật, bồ tát... Có những con đường như thế sẽ có những âm sắc nó được thể hiện khác nhau với một tâm hiểu bình thường đầy sự bình thản. Sẽ thấy âm thanh thọc tiết những con vật kia được “thế gian” thế vào những âm thanh khác nhay của từng cá nhân con người. Khi Đức Phật thành đạo ngài đã “thấy như thật là vậy”, Ngài đã đưa ra một chiếc xe, một cỗ xe, một bánh xe chuyển pháp luân Bát Chánh Đạo.
1. Chánh kiến
2. Chánh tư duy
3. Chánh ngữ
4. Chánh nghiệp
5. Chánh mạng
6. Chánh tinh tấn
7. Chánh niệm
8. Chánh định
Bánh xe này có 8, luôn chuyển động trên cái trục như lai trí, mục đích để từng lớp, từng lớp thế nhau bằng trí tuệ trong sáng, tỉnh thức, thấy thật rõ nhận chân được những âm thanh, ý niệm trên Tứ diệu đế. Trên cỗ xe ấy giúp cho ta thấy như thế nào là khổ, như thế nào là nguyên nhân đem đến hình thành sự khổ, như thế nào là con đường diệt khổ, như thế nào là thoát khỏi sự khổ ( niết bàn). Không có bánh xe chuyển luân này, chúng ta dễ lầm lẫn, lầm lẫn về sự sống của một người hành giả, lầm lẫn sự sống của một tu sĩ.
Ở đây muốn nói đến Chánh nghiệp, Chánh mạng. Là một tu sĩ, là một hành giả lấy sự sống của chúng sinh, lấy thịt máu, lấy âm thanh hoảng hốt để trưởng dưỡng mưu cầu sự sống nuôi thân, con đường thực hiện như vậy có phải là chánh nghiệp, chánh mạng không? lấy tiền của vật chất, tất cả đến thật nhiều để tô điểm sự sống sinh hoạt của một tu sĩ, của một hành giả. Con đường này có phải là chánh nghiệp, chánh mạng không? Chúng ta hãy cùng soi lại để thấy Bát chánh đạo của Đức Phật là như thế nào?

Ở chương mục quán 32 thể trược xin mượn vài ý niệm gởi vào để nâng lên sự thấy biết của một người hành giả khi thực hành quán về bản thân giả hợp của mình, của vạn vật. Lần lượt chúng ta sẽ tuệ tri qua chi tiết “ gân” rồi, hôm nay chúng ta sẽ tụê tri thấy “ xương” trong cơ thể.
9. Quán “xương”: Trong phép quán 32 thể trược này, quán bộ xương trắng có tầm quan trọng hơn . Khi đi vào thực hành quán bộ xương, người hành giả phải tìm hiểu biết, thấy rõ trên thực tế hoặc trên hình ảnh phẫu thuật.

Cách đây một thời gian khá lâu, khoảng năm bẩy mấy đầu năm 80, lúc đó tôi đang học thực tập Đông y tại Chùa Bồ Đề, rất may thời gian đó sự Thích Huệ Ngộ là một đệ tử lớn của Hòa thượng Thích Từ Huệ, thời gian đó sư Ngộ thật tâm tu học nghiên cứu rất sâu về kinh tạng Nguyên thuỷ, thời gian đó tôi được Hoà thượng Thích Từ Huệ trao cho Mật chú Chuẩn đề vừa trì niệm, vừa được Quí sư giảng dạy giúp cho rất nhiều tư liệu phương pháp thiền quán. Tu quán trong đó có 32 phép quán trược của cơ thể. Ngay thời gian đó tôi rất có cơ duyên lành là tại nơi địa phương đó có một nghĩa địa thật lớn cha, cậu tôi cũng đã được an táng nơi nghĩa trang đó. Cơ duyên lành đến là nhà nước giải toả di dời nghĩa trang đi nơi khác. Họ kêu gọi gia đình, thân nhân lấy cốt cải táng nơi khác. Nhân dịp tu lý thuyết về quán sát bộ xương trắng trên cơ thể mình, cơ thể người khác, tôi liền đề nghị gia đình là để tôi lấy cốt cha, cậu, cùng nhà những người thân. Tôi lấy cốt cha, cậu tôi với một tấm lòng đầy hoan hỷ tìm tòi thực chứng ngay hiện trạng. Trong phép tu quán này “ bộ xương trắng” nó cũng đưa người hành giả thực chứng từ sơ thiền đến tứ thiền. Nếu có đầy đủ cả năm thiền chi; tầm, tứ, hỉ, lạc, nhất tâm.

Trong thời gian giáo pháp của Đức Phật để lại trải qua bao ngàn năm có rất nhiều hành giả đặt nghi vấn về vấn đề quán bộ xương trắng, tại sao có thể sanh những thiền chi hỉ và lạc? Đây là một vấn đề thực chứng đến với bản thân tôi, là khi con người tôi đặt tất cả nỗ lực, ngay nơi bộ xương của cha, cậu tôi. Tất đi vào tầm, tứ, nhất tâm. Qua quá trình thời gian quán như vậy, sự phân biệt trong tĩnh lặng đặt trên nền tảng giáo lý của Đức Phật, làm cho tôi có một quyết tâm cao độ, lòng tin vững chắc nơi pháp giải thoát của Phật đà, thì liền ngay nơi đó sanh 2 thiền chi; hỉ và lạc. Lòng hoan hỉ, nỗi vui lan rộng trong tôi. Cũng trong ý niệm đó Thiền sư Pa-auk cũng đã viết trong quyển Biết và Thấy trang 98 nói: “ Theo cách tương tự, hành giả cũng có thể đắc sơ thiền trên tính bất tịnh của một trong 32 thể phần khác”. Một câu hỏi có thể đặt ra là: “ Làm thế nào hỉ và lạc lại có thể khởi lên với đối tượng là tính chất bất tịnh của bộ xương được”. Câu trả lời ở đây là: “ Mặc dù hành giả đang tập trung vào tính chất bất tịnh của bộ xương và cảm giác nó như bất tịnh thực sự vẫn có hỉ khởi lên. Vì hành giả đã thọ trì pháp môn Thiền này, và vì hành giả đã hiểu được lợi ích của nó. Nghĩa là hành giả hiểu rằng cuối cùng nó sẽ giúp hành giả đạt đến sự giải thoát khỏi, già, đau, và chết. Hỉ và lạc cũng có thể khởi lên vì hành giả đã loại trừ các cấu uế của 5 triền cái làm cho tâm nóng nảy và mệt mỏi”.

Đây cũng là một kinh nghiệm thực chứng tu học của bản thân Thiền sư Pa – auk người Miến Điện. Thực tế khi chúng ta tu ở pháp môn nào cũng phải đòi hỏi sự thực hành miên mật để có một sự thật thực tại dẫn đến thực chứng ở thời gian đó. Tôi không phải chỉ xem ở bộ xương của cha, cậu tôi, mà hàng ngagỳ thật nhiều ngày mưa, năng khác nhau tôi đều đi đến nghĩa địa đó để xem rất nhiều bộ xương, thi thể chưa rã ra sình chướng lên, một lớp ngoài cơ thể thịt da bắt đầu bị huỷ hoại phủ lên một lớp bợn đen, qua lớp ấy đến một lớp thịt còn đỏ. Thịt ấy còn bám rất chặt trên bộ xương người lấy cốt phải bóc, bẻ gãy từng khuỷu tay chân, bẻ lọi ra từng khớp thịt gân còn chằng chịt, người thợ ấy phải dùng tay tuốt ra từng sớ thịt, bóc ra từng sợi gân. Mùi hôi thối của thịt xương con người thật kinh. Chắc có lẽ bao năm trong cuộc sống con người đã ăn, đã tạo ung đắp bằng máu thịt, xương của chúng sinh. Cho nên hôm nay sự thôi rữa ấy thật khổ kể nổi. Mùi hôi thối đó nó được xông vào trong cơ thể tôi, không phải bằng mũi không, mà nó được xông vào trong các khiếu, các lỗ chân lông, xông thật sâu vào trong não tôi. Những buổi trưa hè tôi phải bịt thật kín mũi, chạy xông vào để nhìn rồi đứng nơi ấy.
Một buổi trưa nọ tôi đến nghĩa trang nhìn xa xa cũng người thợ bốc cốt khoảng trên 50 tuổi. Thật là ấn tượng, hôm ấy ông ta bịt một chiếc khăn màu đó trên đầu, nhìn xa xa rất kinh vì xung quanh ông rất nhiều huyệt mộ được bốc lên, những hơi xác người, đất, nắng, mưa nước được ủ lại khi nắng gắt lên, bốc lên thành những khí chất mờ mờ ảo ảo trong nghĩa trang cộng với cái đầu bịt khăn đỏ của ông ta, khi đến gần thêm chút nữa, hai tay ông ta cũng đầy máu đỏ của thịt xương chưa mục rữa. Thật là một cảnh tượng của cõi ngạ quỉ súc sinh. Nhà ông này cùng chung xóm với tôi, đây cũng là một cơ duyên trong suốt thơi gian giải toả nghĩa địa tôi quyết tâm phải thực mục sở thị. Tôi cố gắng đến xem thật nhiều thi thể, những hình ảnh, những khung cảnh, những mùi vị, lòng người nơi đây nó đã giúp ích tôi rất nhiều trong việc tu tập quán sát.
Có lúc những con mưa đổ xuống, những người thợ cùng gia đình vì công việc bốc cốt dở dang họ đều làm việc trong mưa, một trong những cơn mưa đó tôi đã đến dầm mưa xem trong cảnh tượng mưa rơi. Có những xác người còn nguyên được người thợ bốc cốt tuốt xé cơ thể, nước mưa đong đầy hố huyệt làm cho mỡ và máu của xác đó nổi lên hồng hồng cũng những bợn mỡ loang trong hố nước, bất chợt người thợ lấy cốt ấy mò phía dưới xác chết, lấy lên 2 chai rượu tây, rượu này được chôn theo xác chết. Những người thợ ấy thấy vậy đôi mắt, mặt sáng rỡ lên, họ vui mừng rửa tay, dùng nước mưa ấy dang tay ra để rửa, rồi mở nút chai. Một trong những người thợ bốc cốt ấy nói: “ May quá mưa lạnh trưa quá, đói bụng lại gặp rượu, mình hãy uống , ăn chút gì đỡ dạ rồi làm tiếp”. Nói như vậy ông ta liền mở nút chai rượu người nhà, cùng những người thợ ấy núp vào cây dù ô che mưa. Mở những con gà vịt quay đem cúng vừa xong cùng nhau ăn với xôi, bánh mì. Khi đó tôi thấy cảnh tượng đó thầm nói: “ Có thật đau là những con người không? Họ từ đâu đến?” Mặc dầu nói như vậy nhưng tâm tôi cũng có những ý nghĩ : “ nghĩ rằng nước hồng hồng cùng những nước mỡ thịt xương của xác chết, nếu ngay nơi đó múc những cục thịt xương và nước ấy đem đi nơi khác nấy sôi lên, nêm nếm chút bột ngọt, đường, muối, hành tỏi tiêu gia vị thì chúng cũng trở thành một nồi canh ngon. Những ý niệm hình ảnh đó nó đi theo theo khi thấy ai đo ăn mắm lại nhớ đến xác người chưa mục rữa hết bên ngoài đen, bên trong đỏ, thấy ăn canh thịt bắp cải ( vì khi tôi thấy mọi người ăn trong cơn mưa đó, có một tô canh bắp cải nấu với thịt) là những hình ảnh đó trở về. Đó là những bức tranh tưởng trong tôi.

Khi Đức Phật chỉ đệ tử của mình các ông có nhìn thấy bức tranh du hành đó không? Bức tranh của Bà la môn vẽ diễn tả về cảnh địa ngục. Đệ tử của ngài bảo rằng có. Đức Phật lại nói tiếp: “ cái tướng của chúng sinh còn hơn bức tranh đó rất nhiều.”. Trong bài này tôi đã vẽ bức tranh ấy cuối cùng tranh chỉ là tranh, tưởng chỉ là - sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm thủ uẩn này là sắc thân là tâm của chúng ta, nó luôn đem đến những điều tốt, xấu. Năm cái đó là con đường khổ, hãy tuệ tri cái khổ đó bằng cách mỗi lúc đều phải tỉnh thức. Ở đây phải tỉnh thức để nhớ nghĩ niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Đây là tâm của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề phải hằng ghi để tâm ấy vi diệu trở thành một vị Phật ngay nơi ý niệm. Có như vậy chúng ta mới thoát khỏi khổ đau do 5 thủ uẩn

Chúng ta hành, chúng ta tu các phương pháp, tất cả các sở hành ý niệm đó hãy coi chừng khéo thiện xảo, nếu không chúng ta sẽ bị sự đạo diễn của 5 thủ uẩn trên. Ngay nơi đây chúng ta cũng hành, cũng quán cũng tu học như trên, nhưng hãy mặc một thứ áo giáp, áo pháp của Phật là đó Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Khi hành, khi tu hãy nhẹ nhàng để Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, thực sự là Đức Phật Mẫu đang hiện nơi sát na ấy để dìu dắt chúng ta.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.


Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 04/05/2018 lúc 09:57:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 11 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 02-10-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 03-10-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 13-10-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 14-10-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 03-12-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 11-12-2014(UTC) ngày, anhdao3107 trên 19-12-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 20-12-2014(UTC) ngày, Haophuong trên 11-04-2015(UTC) ngày, thánh tâm trên 24-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 20-01-2016(UTC) ngày
ThanhHung  
#3 Đã gửi : 28/11/2014 lúc 09:12:58(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết

Những bước chân của Như lai

Trên bước đường tu học để củng cố từng bước cho người hành giả dễ hiểu, dễ thực hành cho nên những nội dung chi tiết có thể thực hiện lại bằng những hình ảnh, hình thức ngôn ngữ khác nhau. Trong pháp quán 32 thể trược của cơ thể chúng ta đã thể hiện qua được tới quán xương rồi. Ở chi tiết quán xương này chúng ta nên thực hiện quán sát thật kỹ thật rõ, vì đề mục quán bộ xương trăng tiếp theo cũng nằm trên bộ xương, nhưng yêu cầu người hành giả phải thấy toàn bộ từng chi tiết của bộ xương đều trắng. Xin nhắc lại toàn bộ những phương pháp tu quán mà chúng ta thực hiện đều phải nằm trên nền tảng của Mật chú Chuẩn đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Khi chúng ta thực hiện quán sát tâm chúng ta luôn phải có ý niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, và Om Ma Ni Pad Mê Hum. Vì sao ở đây chia sẻ cùng quía bạn những phép quán, mục đich chia sẻ như vậy để chúng ta tịch tĩnh biết cơ thể ( thân) cùng tâm chúng ta nó được giả hợp như thế nào? Nó được hình thành từ đâu, để chúng ta thấy từng tâm sắc ( danh sắc) hình thành nơi tâm thân của mình. Chúng ta luôn luôn vô thường biến đổi để rồi chúng ta đừng chấp đừng vướng vào bất cứ một ý niệm, một pháp nào cả. Từ đó chúng ta nhẹ nhàng thoải mái chỉ nhất tâm niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, chỉ một mực thực hiện pháp tu niệm như thế đó, có như vậy thì người hành giả mới chuyên sâu, chuyên tu Mật chú trên mọi hình thức chi tiết khác nhau. Thí như khi chúng ta quán bộ xương trắng thấy từng đốt xương một, từ sự trắng mờ mờ ( học tướng) đến sự trắng trong suốt sáng toả khắp nơi. Khi đó tâm chúng ta đã lan toả ra theo ánh sáng đó cứ cho nó lan toả tự nhiên, muốn cho nó lan toả tự nhiên không bị gián đoạn. Ngay giờ phút đó không có cách nào tốt hơn là ta nghe ý niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm đi theo từng sự lan toả đó. Ở ngay đây người hành giả nếu có thời gian chuyên tu theo pháp Mật chú Chuẩn đề mà chúng tôi đã thể hiện lên tâm mật thì quí bạn sẽ thực hiện thật tốt. Người hành giả quán thấy bộ xương trắng tinh như pha lê và sự lan toả nó bắt đầu, thì ngay khi ấy tâm người hành giả ý niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm tai người hành giả ngay lúc đó nghe Om Ma Ni Pad Mê Hum nó lan toả theo ánh sáng trên. Phương pháp tu này là người hành giả hàng ngày chuyên niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm tai nghe Om Ma Ni Pad Mê Hum, dùng Lục Tự Đại Minh chân ngôn dẫn năng lực của Mật chú Chuẩn đề đi vào sự thanh tịnh, tịch tĩnh của tâm hằng có. Phương pháp này lấy thánh thai Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm làm căn bản, dùng Om Ma Ni Pad Mê Hum nuôi dưỡng thánh thai đó để cho mọi vật vạn phaá đều sống lại còn gọi là thai tạng của Mật giáo, hay hoặc là ngay nơi đó người hành giả sử dụng Om Ma Ni Pad Mê Hum làm căn bản, dùng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để nuôi dưỡng tâm Om Ma Ni Pad Mê Hum. Hai tâm chú này sử dụng liên hợp với nhau gia hợp với nhau để một lúc nào đó nó trở thành một khối kim cang vô niệm trở về với tự tánh thanh tịnh ( Kim cang tạng).

Những ý niệm trên chúng ta đã có một khái niệm, nhìn thấy rõ trong phương pháp tu Mật chú Chuẩn đề. Ở phương pháp này nó không có một sự trở ngại, ngăn chia ở bất cứ một pháp môn nào cả, nó thọ hưởng ở giáo pháp của Đức Phật một cách viên mãn. Chính ngay nơi câu chú ấy là pháp phật, giáo pháp ba đời của chư Phật nói ra không sai cải được. Pháp này cũng là chánh pháp, vì nó không có sự ngăn chia giữa Đại thừa, Tiểu Thừa, Thiền, Mật, Tịnh độ gì cả. Nó cũng không có sự nhơ sạch trong đó. Ở mọi khía cạnh cuộc sống , nó đều đem lại lợi lạc cho chúng sinh. Người hành giả tu Mật chú Chuẩn đề luôn luôn trong đi đứng nằm ngồi đều thực hiện, thể hiện Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Người hành giả ấy luôn luôn lấy Mật chú Chuẩn đề làm kim chỉ nam, làm năng lực, làm kiếm trí huệ để chặt phá phiền não, luôn dùng trí huệ ấy để thắp sáng con đường đi. Vì năng lực vô lượng vô biên bất khả nghĩ bàn nó đang tiềm tàng bí Mật trong chín chữ đó. Người hành giả chuyên niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm cũng như đang tàng giữ những loại chìa khoá để tuỳ duyên mà mở sự bí mật tàng giữ trong Mật chú. Ở ngay đó nó có vô lượng vô biên loại chìa khoá khác biệt nhau, lớn nhỏ khác nhau, nó bằng với 84 ngàn pháp môn của chư Phật, nó bằng với Phật tánh 3 đời của chư Như lai, vì chính Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm mà Phật bộ tổng nhiếp 5 Bộ thần chú lớn, mỗi bộ có 5 bộ nhỏ, tất cả là 25 bộ thần chú. Cho nên đây là một kho tàng bí mật của chư Phật để lại cho chúng sinh thấy như vậy để thấy chư Phật thật là đại từ, đại bi luôn ở trong vạn pháp để cứu giúp chúng sinh.
Người hành giả trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, nếu họ dùng trí huệ hiện có đang phát khởi trong tâm để quán sát vạn pháp tu học thì là một điều rất tốt, còn người hành giả họ ngay nơi khởi tâm đó không có một loại nào gọi là trí tuệ để quán sát vạn pháp, nhưng với lòng tin với sự chính kiến không nghiêng lệch sa ngã chấp pháp thiện và ác họ chỉ một mực thực hiện niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm thì ngay nơi đó không tuệ vẫn tuệ tri như thực chúng là cũng đến sự an lạc giải thoát. Còn người hành giả chuyên niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm họ không có quán sát cùng không có sự tuệ tri mà họ đặt trên nền tảng cầu sự hạnh phúc tiền tài, danh vọng ngay tại thế gian này. Nếu người hành giả thực hiện như vậy với tâm chuyên cần, chuyên sâu họ sẽ đạt được kết quả tốt viên thành sở nguyện của mình. Vì Đức Phật đã nói: “ Người thực hành pháp ta chưa bỏ ngũ dục vẫn đạt thành”. Mặc dù trên căn bản chúng ta nhìn thấy người hành giả kia thực hiện pháp bảo như thế cho rằng chưa tốt. Ở ngay đây không có tốt và xấu với chín chữ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm mà nó chỉ có tâm Phật, một loại tâm ra ngoài sự chấp có và không, và nó là một loại trí tuệ giải thoát không còn sự ràng buộc bởi hai bên có và không cùng vô ký. Cho nên người hành giả chuyên sâu, chuyên trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm như một đoá sen mọc sống trên bùn mà không bao giờ hôi mùi bùn. Người hành giả tu Mật chú Chuẩn đề luôn phải tuệ tri, sự chân thật trong tâm chúng ta như thế đó.

Để trở lại đề mục quán 32 thể trược chúng ta sẽ tiếp tục quán sát đến “ Tuỷ” .

10.Quán “ Tuỷ”: Tuỷ là một loại chất đằng đặc cũng có lông màu trắng được nằm trong ống xương tay chân, xương sống, mùi tanh tanh, cảm xúc rít mơn trớn, vừa rít vừa trơn, vị mặn. Khi chúng ta quán sát một đề mục nào trên cơ thể, nếu chúng ta liên hệ tìm hiểu quán sát trên thực thể “ sắc”, nhìn bằng mắt, nghe bằng tai, vị nếm, hương thơm, cảm xúc. Tất cả quí bạn nên biết rõ thì rất tốt, và phải biết nó vô thường, vô ngã, khổ. Tất cả những đốt tuỷ kia nó cũng phải bị dị, hoại diệt qua thời gian, mùi hôi tanh cũng sẽ trải qua thời gian biến đổi, vị cũng vậy từng giờ từng phút, từng sát na đều có sự chuyến biết khác nhau “ vô thường”, và phải thấy những đốt tuỷ đó do kết hợp đất, nước, gió, lửa, rồi kết hợp từng vi sinh nguyên tử, phân tử khác nhau mà hình thành, nên chúng không có thực thể nhất định “ vô ngã”. Đã không có thực thể nhất định luôn biến đổi, mà nếu chúng ta chấp vào thật, chấp dính vào ngã, ngã sở sẽ sanh ra khổ. Quí bạn vừa đọc Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm phải nhìn thấy như vậy, phải tuệ tri chân thật như vậy. Khi chúng ta quán tuỷ xong đến quán thận.
11. Quán Thận: Thận là hai trái cật 2 bên trái và phải ở phía sau lưng ngay đốt sống thứ 14, theo Đông y chúng ta kéo giữa rốn sang phía sau, ngay giữa dưới đốt sống 14 là huyệt Mệnh môn hoa – chính giữa 2 quả thận. Chúng cũng được hình thành từ sự duyên hợp ở những tế bào, từng vi sinh nguyên phân tử và cũng vô thường biến đổi theo từng thời gian, và bệnh tật luôn đến với nó, nó cũng bị già mất theo thời gian. Công năng giúp xương tuỷ, tàng tinh của thận...tất cơ chế sinh lý của thận cũng phải trải qua sinh, trụ, dị, hoại diệt. Ở đây phép quán này chúng ta hãy tĩnh tâm, tỉnh thức phải tuệ tri chân thật để thấy toàn bộ từng chi tiết trong cơ thể chúng ta đều phải trải qua vô thường, khổ, vô ngã, sanh, trụ, dị, hoại diệt, và phải thấy bản chất, vật chất từng thời gian biến đổi sinh ra vô lượng sự sinh diệt, đào thải cặn bã, đào thải sự già chết của từng tế bào, rồi tạo tác cái mới. Chu trình đó nó sẽ hình thành nên từng thể trược trong cơ thể chúng ta, mà cách đât\y mấy nghìn năm Đức Phật đã thấy điều đó, Ngài thật là 1 vị thiên nhân sư, bậc Đại giác chúng ta phải thấy như vậy để kính tin vào Phật pháp kính tin nơi trí tuệ Ngài quyết định, chỉ có con đường chánh pháp của chư Phật mới đưa chúng ta giải thoát.



12.Chúng ta tiếp tục quán sát đến Tim. Tim là một cơ quan “ Quân chủ” chủ về Thần minh theo đông y, sức khoẻ. Chúng ta còn mạnh tốt thì tim sẽ mạnh tốt theo. Cơ quan này rất quan trọng trong cuộc sông đời người của chúng ta, tim cũng phải lệ thuộc trên thành, trụ, dị, hoại, diệt, khổ, vô thường, vô ngã. Trái tim trong ta về thể vật chất nó rất quan trọng, nhưng cuộc sống có mấy ai nghĩ tưởng, quán sát thường đến nó đâu. Khi chúng ta làm lụng mệt nhọc, chúng ta nghĩ tối chúng ta ngủ thật thoải mái, nhưng quí bạn có biết không trái tim chúng vẫn đập, vẫn làm việc 24/24 không nghỉ. Khi trái tim ngưng là cuộc đời này ,xác thân này cũng ngưng. Khi nó đập yếu đập mạnh, đập nhanh, đập chậm đều ảnh hưởng đến sự sống chúng ta cả. Ảnh hưởng luôn cả tâm thức. Khi người có trái tim loạn nhịp yếu bất thường thì chuyện tu của ta cũng khó thực hành. Đây có phải là khổ, vô thường không? Và những biến chứng ở trái tim đa phần do nhiều yếu tố cộng lại, giả hợp chúng ta cũng không thể nào chủ động được trong tái tim ta, cho nên từ đó ta sẽ thấy chúng cũng là vô ngã. Khi chúng ta ăn uống vật thực biến đổi tạo thành tinh chất máu, tạo thành sắc vi thể trong tâm ta những hạt vi thể này, tức là sắc trái tim trong máu. Đây chỉ nói sơ qua để cho hành giả biết hiểu rõ hơn một chút về trái tim. chứ bài này không chủ yếu nói đến sắc trong tâm ( Tim). Để chứng minh điều đó có những hạt sắc trong tim, trong máu không, quí bạn hãy quán kỹ khi chúng ta có cảm giác mà người đặt cho là đau lòng, những hạt ấy hình như chấn động rõ, hoặc khi chúng ta vui cười cũng vậy, những hạt đó sẽ chấn động từ trái tim lan đến toàn thân, não bộ khiến chúng ta khó tự chủ, khó làm chủ được. Như vậy ở tim chúng ta đã thấy nó trược nó khổ, nó dính mắc, nó làm chúng ta khó thoát khỏi sự ràng buộc của ái luyến, ái dục...v,v.

13. Kế đến chúng ta quán đán Gan. Cơ quan này theo đông y thì “Can tàng hồn”, “ Can tàng huyết” chủ về gân thuộc tướng Hoả, khai khiếu ra ở mắt. Gan và tim cũng là một cục thịt bên trong gan có chứa máu. Khi thời tiết thay đổi những cơ quan này cũng đều bị thay đổi theo. Cho nên vô ngã, vô thường. Vì tất cả những vi phân tử tế bào hình thành gan và máu trong cả cơ thể con người đều có những hạt vi thể “ sắc”. Sắc này do thời tiết sanh, chứng minh khi chúng ta lạnh thì những vi thể này mang chủng tử âm hàn trong tế bào, trong huyết chấn động tạo tác mạnh hơn, cho nên ảnh hưởng cả cơ thể con người khi lạnh, khi nóng đều hay biết. Trong quá trinh tự lọc chúng ta phải thật tỉnh giác, tĩnh tâm quán sát thấy rõ những thọ cảm như trên. Trong những bài viết khác tôi sẽ lần lượt nêu lên. Đây gọi là quán “ danh”, và “ sắc”. Danh là những thọ cảm buồn vui thuộc những cảm giác không có hình sắc gọi là danh. Ở đây không phải buồn vui không, mà nó rất nhiều thọ cảm biết trong tâm ta. Chúng ta vừa trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, vừa kiểm soát quán sát những thọ cảm, những chấn động, những rung động trong tâm thức ta. Để ý nó thể hiện trên thân ta như ngứa, nóng, đau, rát. Đây gọi là quán thọ trên thọ, quán tâm trên tam. Chúng ta cứ một mực niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Đây là “ tâm” chú của Đức Phật mẫu Chuẩn đề. Cái tâm đó là Phật Mẫu sẽ là người thầy trực tiếp trong vô hình huyền bí. Ngay khi chúng ta thấy những thọ cảm đó, khi thấy trực nhận như vậy, ngay nơi đó sẽ có cái biết để chúng ta hiểu rõ vấn đề. Nhưng ngay nơi đây không được phép phân tích phân định tốt, xấu hay một vấn đề nào cả. Vì chúng ta phải thực hiện chánh kiến ngay nơi đó. Chánh kiến là không chấp hai bên có và không. Chánh kiến là tâm trung đạo các bạn nên nhớ điều đó.
Can nó cũng được biến đổi theo sanh, trụ, dị, hoại, diệt khổ, vô thường, vô ngã. Những cơn nóng giận đều làm khí huyết sôi sụt vì sự nóng giận này do hành hoả quá mạnh. Hoả là lửa, là nhiệt cho nên khí huyết nông sôi sụt, mà cơn giạn này nó do nhiều chi tiết buồn vui ( tâm thức) do sự đau, mến, tiếc, do thời tiết, rất nhiều yếu tố cho nên chúng cũng chỉ là sự duyên hợp không có thực thể của nó, còn gọi là vô ngã. Không thực thể bị tác động ở muôn điều, vạn chi tiết cho nên nó gọi là vô thường và vô thường như vậy mặc cho thời tiết, mặc cho máu huyết nóng lạnh cùng hờn tủi. Cho nên gan nó sẽ bị biến dạng cũng nằm trong sanh, trụ, dị, hoại, diệt.

14. Tiếp theo chúng ta quán sát đên Màng ruột. Màng ruột chỉ là những lớp mỡ bầy nhầy tạo thành một màng bao bọc ruột. Chúng cũng khổ, vô ngã, vô thường và sanh, trụ, dị, hoạt diệt theo thời gian và từng cơ duyên biến đổi. Khi quan sát chúng ta phải thấy sự vô thường, vô ngã, khổ cũng sanh trụ, dị, hoại diệt và phải thực hiện quán trên mũi. Mũi phải thấy mùi tanh của tinh dịch, tân dịch, huyết mỡ. Miệng lưỡi phải có ý niệm thật lạt, mặn. Có như thế chúng ta mới thấy được mục đích của “ thể trược”.

Chúng ta sẽ quan sát tiếp ở Bao tử. Tất là vị của đông y nó chủ về tàng chứa thức ăn vật thực. Đây cũng giống như một nghĩa địa, tất cả những vật thực đủ mùi vị, tanh, hôi, thối, thơm, cay, nồng, nóng, lạnh, ấm tạo thành một hỗn hợp. Nơi đây sắc do thời tiết, sắc do tứ đại ( hoả) sẽ tạo tác biến thành những hạt vi thể trong huyết, trong tân dịch, trong phân, nước tiểu. Đây là một túi thịt co bao bọc thức ăn bản chất của bao tử cũng phải qua sanh, trụ, dị, hoại diệt, vô thường, khổ, vô ngã. Bao tử nơi đây sự sinh hoá của nó cũng phải nhớ đến khí huyết. Trong khí huyết có bao nhiêu vi thể, tế bào, bao nhiêu đơn vị siêu vi sinh sống trong đó. Cho nên nó cũng không thật thể, chỉ là một sự giả hợp vô ngã, không tự chủ được. Bao tử nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến thức ăn, ảnh hưởng gián tiếp qua các tạng khác không đủ khí huyế bao tử cũng không hoạt động được. Thức ăn không hợp nóng quá cũng không được, lạnh quá cũng không hợp. Ở ngay đây có muôn điều tạo tác, tác động đến không tự chủ được nên “ vô thường”. Những vật thực âm dương nóng, lạnh tương sinh tương khắc tạo thành bệnh tật “ khổ” và đến khi thân này bị hoại chúng cũng thối, cũng ra theo.

15. Tiếp theo chúng ta quán Phổi. Phổi là một tạng hành Kim theo đông y nó chủ về khí, tàng phách, chủ bì mao da, lông. Bản chất của phổi là như vậy, chúng được hình thành thành 2 lá 2 bên thân mềm sũng, trong có khí và huyết. Ngay đây cũng đủ cả mùi tanh, hôi của đàm của huyết của tân dịch. Bản chất của phổi cũng phải bị sanh, trụ, dị, hoại diệt. vô thường, vô ngã, khổ. Tất cả những tạng cơ quan trong cơ thể chúng ta đều ảnh hưởng đến sắc do thời tiết ( nóng, lạnh, ấm). Sắc do vật thực sanh. Sắc do dinh dưỡng sanh. Sắc do tứ đại đất, nước, gió, lửa sanh. Nhìn bên ngoài chúng ta thấy một hình người dường như cứng mạnh. Nhưng nếu chúng ta phân tích ra từng vi thể do từng tế bào , từng vi thể sinh trùng, từng sự rung động chuyển động chúng ta sẽ thấy nó chỉ là một cái bọc bên trong có đầy đủ máu, mủ, tân dịch, xương cốt, nước tiểu, phân. Từng giờ, từng phút những hạt vi thể những vi sinh trùng kia cũng biến dạng sanh diệt liên tục. Nghĩa là cơ thể chúng ta từng giờ, từng phút biến chuyển vô thường, khổ, vô ngã không có cái gì trong đó dừng trụ cả , dần đưa chúng ta từ sanh, trụ, dị, hoại diệt, sanh, lão, bệnh, tử cứ như vậy mà luân chuyển.

Mục đích quán thể trược này xin nhắc lại một lần nữa là: Làm sao chúng ta tuệ tri như thực là vô thường, khổ, vô ngã. Trong nhiều lần nhắc lại để chúng ta cùng nhớ, cùng thức tỉnh trong từng giờ phút thoải mái, rảnh rang, hay chịu sự nhẫn nại trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, vừa niệm vừa quán sát xin đừng quên Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm như vậy. Như vậy đó là con đường an lạc và hạnh phúc.


Chúng ta đã thực hiện quán xong phổi, kế đến chúng ta sẽ quán ruột, trực tàng, vật thực chưa tiêu hoá, phân, óc. Quán xong những tiêu mục này sẽ hết phần quán về đại địa gồm 20 phần.



Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Sửa bởi quản trị viên 04/05/2018 lúc 10:15:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 14 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuannadl. trên 28-11-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 29-11-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 29-11-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 03-12-2014(UTC) ngày, chuctinh trên 03-12-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 03-12-2014(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 06-12-2014(UTC) ngày, HaiLam trên 09-12-2014(UTC) ngày, 21kimngan trên 09-12-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 11-12-2014(UTC) ngày, anhdao3107 trên 19-12-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 20-12-2014(UTC) ngày, thánh tâm trên 24-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 20-01-2016(UTC) ngày
ThanhHung  
#4 Đã gửi : 09/12/2014 lúc 08:53:58(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết

Chúng ta đã thực hiện quán xong phổi, kế đến chúng ta sẽ quán ruột, trực tàng, vật thực chưa tiêu hoá, phân, óc. Quán xong những tiêu mục này sẽ hết phần quán về đại địa gồm 20 phần.
16+17. Ruột, trực tràng: Chúng ta hầu như ai cũng đã biết qua ruột, trực tràng nó sống với chúng ta trong suốt cuộc sống, nhưng ít ai để ý đến nó. Hình thể của ruột, trực tràng chúng ta đã thấy rất nhiều trên hình ảnh nó cũng như những chiếc đãi da dài, có từng chặng, trong đó nó chứa toàn những thức ăn sau khi được dạ dày nghiền nát. Cho nên ở đây trở thành một hỗn hợp đủ mùi vị cộng hưởng với nhau, con người rất khó chịu khi tiếp xúc với mùi vị này. Bản thân của ruột trực tràng nó cũng phải chịu theo sự vô ngã ( lệ thuộc của các tạng phủ trên ) và bấn chất từng vi thể tế bào kết hợp hình thành lại. Không thực thể ( không có tướng nhất định) chúng phải chịu sự biến dịch vô thường thay đổi sanh, trụ, dị, hoại diệt, và ngay nơi bản thân của ruột trực tràng vì bị lệ thuộc các tạng khác các phủ khác, cho nên cũng nằm trên sự “ khổ”, bệnh, già, hoại diệt. Ngay ở hai bộ phận này chúng ta thấy cái trược, cái khổ của chúng như vậy và còn nhiều hơn nữa nếu chúng ta nghiên cứu sâu hơn. Như vậy toàn bộ những cơ quan lục phủ trên cơ thể chúng ta đều cấu tạo trên nền tảng không thực thể duyên hợp vô ngã, vô thường, khổ đều nằm trên luật sanh, trụ, dị, hoại, diệt ( sanh, lão, bệnh, tử. Quán như vậy chúng ta đã thấy được một phần của sự hư vọng duyên hợp rồi.

18. Vật thực chưa tiêu hoá: Thức ăn chưa tiêu hoá, những loại thức ăn này, nếu chúng ta nhìn thấy và những thức ăn này như một đống rác lớn thì hỡi ôi! thật kinh tỡm mùi vị khó ngửi, dịch nước chảy ra tanh hôi, hơi các boníc hôi thối cùng nhiệt ( sức nóng) khó chịu. Những thứ này nó làm cho thân thể cùng tinh thần ta bệnh tật hãy nhìn rõ, xác định rõ nó để chúng ta cùng biết sự trược của nó là như thế nào, để trong cách sống sinh hoạt tu học có con đường thanh khiết trong sạch hơn.

19. Quán phân: Tiêu mục này hầy như ai cũng biết cũng hiểu rõ sự trược của nó là như thế nào. Cho nên ở đây chỉ nêu ra thôi, tuỳ theo từng sự quán của quí bạn.

20. Quán óc: Để kết thúc 20 đề mục của địa đại ( yếu tố đất). Óc ở đây nó được dấu kín trên hộp sọ trên đầu, nó màu trắng bên trong nó rất mềm. Ở đây quí bạn sẽ thấy cái trược của nó là nó rất mỏng manh là một mối đe doạ của con người, bản thân của nó được kết hợp thành những vi thể rất nhỏ mềm, dễ dã, dễ tan, dễ hoại, dễ chấn thương. Một tai nạn giao thông, hay một tai nạn khác có một vật cứng làm bể làm nứt, hoặc làm chấn động phần mềm đó, thì cuộc đời con người đó, một là lìa khỏi cõi đời này, bỏ xác này lại. Hai là trở thành ngây dại, điên khùng như những con vật. Tai hoạ rất lớn nằm ở đây, ở những bộ phận này chúng ta sẽ thấy được sự mỏng manh của đời người. Đó là nói đến sự va chạm ở bên ngoài, còn riêng bản thân của nó vẫn phải chịu sự khổ, vô thường, vô ngã, biến dịch, sanh, trụ, dị, hoại diệt. Vì sự duyên hợp của những vi thể cùng các chất dinh dưỡng, độc tố, sự chấn động ma sát cho nên thành “ khổ” bệnh, hoại diệt. Óc não rất quan trọng ở con người, nhưng cũng rất mong manh và đại hoạ. Trong phép quán 20 thể trược của đại địa này, chúng ta cũng tạm có chút ít về những ý niệm, một chút gì nhận xét ở thân thể chúng ta. Mục đích ở đây thể hiện lên những ý niệm này để cùng nhau chia sẻ lắng đọng lại biết thân thể, tâm thức chúng ta đều do sự duyên hợp mà hình thành. Chúng ta đã thường nghe, thường đọc những từ ngữ như vô thường, vô ngã, khổ không thật thể, không tướng, vô tướng. Những từ ngữ này đều nói đến sự duyên hợp của các vi thể, các chất tế bào để hình thành nên cơ thể con người. Riêng bản thân không có tính thực thể của nó đều bị lệ thuộc rất nhiều nguyên nhân biến dịch ở ý nghĩa này, cho nên Đức Phật mới nói rằng “ không tướng” không tướng, vô ngã, vô tương không phải là không có, nhưng chúng chỉ được kết hợp lại ở nhiều nguyên nhân biến dich không thật thu được. Nếu thật thụ có thật thể, thì không hư hoại theo thời gian và không gian. Bên ngoài vũ trụ cũng vậy; đất, đá, sắt thép, kim cương... cũng phải đều được hình thành trên nhiều nguyên nhân biến dịch. Ở đây thể theo giáo pháp của Đức Phật thể hiện ra một phần thô hữu hình ở cơ thể, liên hệ chút ít đến sự vật trong vũ trụ vô vàn, vô lượng nguyên nhân biến dịch nữa đang chờ quí bạn thâm nhập vào giáo pháp của Đức Phật , huân tập giáo pháp của Đức Phật để thấy hiện thực bản chất của sự vật vạn pháp, để ngay nơi đó chúng ta bừng sáng lên “ biết rõ” cái tự tánh thanh tịnh của chúng ta nó hằng có từ lâu rồi, nó luôn nằm bên ngoài sự vô thường, vô ngã, khổ đó. Chúng ta ai nấy cũng có cái biết rõ đó. Người bình thường, người trí, bậc xuất gia, hoà thường, thượng toạ cũng đều có cái “ biết rõ” đó không sai không khác. Nói như vậy để chứng minh rằng chúng tôi thể hiện vạn pháp nói chung, thể hiện giáo lý nguyên thuỷ nói riêng, thể hiện Mật chú mục đích là cùng nhau nhìn thấy “ biết rõ” tự tánh thanh tịnh đã hằng có. Ở đây đưa ra các phương pháp thiền nguyên thuỷ, những phương pháp quán 32 thể trược trên không phải nhằm mục đích hướng dẫn hành giả đạt thành Thánh quả, thiền quả, phàm quả gì cả, mà giúp quí vị “ biết rõ” vạn pháp để sống thật với chính mình. Ngay nơi bản thân mình, nó không ở đâu cả, không tìm cầu chỉ cần quay lại với chính mình. Ngay nơi đây chúng tôi thường chia sẻ cùng quí bạn đạo hành giả chỉ chuyên niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Cứ niệm như vậy sống với nó, sống như vậy là tự sống với cái “ Biết rõ ràng” hằng có trong tâm chúng ta. Vì khi niệm Úm chúng ta biết đó là Úm, biết rất rõ ràng. Cũng vậy khi niệm Chiết cho đến ...Bộ Lâm tâm ta luôn luôn lúc nào cũng biết cả. Ngay nơi cái biết đó không có sự sanh diệt, phân biệt điên đảo. Càng huân tập trì niệm càng lâu cái biết đó sẽ làm chủ lấy nó. Ở đâu, ở niệm nào cũng thấy, nghe, biết rõ ràng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Như vậy tiếng niệm ấy là dụng, cái biết rõ ràng là thể, thể dụng sử dụng với nhau thì chân tướng của các pháp sẽ thể hiện ra hết . Người hành giả cứ sống, cứ niệm như vậy. Một câu chuyện nhỏ như thế, một chi tiết đơn giản như thế nhưng nó hàm chứa cả pháp tạng của chư Phật 3 đời. Để rõ thêm chi tiết điều đó xin trích ghi lại một bài kinh ở hệ Phật giáo nguyên thuỷ - Kinh Tương Ưng trong bài kinh: “ Có pháp môn nào”.

- Phật bảo các tỳ kheo: “ Ở đây, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo khi thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si biết rõ nội tâm có tham sân si, hoặc nội tâm không có tham, sân, si. Biết rõ nội tâm ta không có tham sân si”.Này các Tỳ kheo. Khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si. Biết có tham sân si, nội tâm không có tham, sân, si biết không có tham, sân, si. Này các Tỳ kheo. Biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do lắng nghe được, hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn được hiểu biết, hay do thích thú biện luận được hiểu biết.
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Có phải các pháp này do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết?
- Thưa phải, bạch Thế Ton.
- Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng vậy.
Cuối cùng ở bài kinh này Đức Phật xác định: “ Đây chính là pháp môn. Này các Tỳ kheo, do pháp môn này, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận có thể xác chứng với chánh trí, vị ấy biết rõ sanh tử đã tận, việc làm đã xong, không còn sanh trở lại đời nào khác nữa”.

Ở bài kinh này Đức Phật xác định rằng cái biết nơi nội tâm có tham, sân, si, không tham, sân, si khi sáu trần, sáu căn tiếp với nhau đều “ biết rõ” chỉ biết rõ những niệm đó như vậy. Nếu biết thêm chần chờ phân biệt thì thuộc là tình thức. Như vậy có phải đây là cái biết mà ai cũng có không? Ai trong chúng ta cũng đều biết nhưng có mấy ai biết rõ mà không bị sự phân biệt kéo đi. Khi chúng ta phân biệt kéo đi tất là sanh tử, sanh diệt luân hồi. Để bảo đảm sự tu trì trở về với cái biết rõ đó. Ở đây chỉ đưa ra trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để thực hiện cái biết rõ ràng đó trên mật chú. Mật chú ở đây hoàn toàn không có nghĩa gì cả. Cho nên người hành giả khó mà phân biệt được, và mật chú là tâm của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề cũng là pháp thân tâm của 3 đời chư Phật. Người hành giả chuyên trì niệm Mật chú Chuẩn đề khi chưa đạt pháp đều được sự chỉ dạy của năng lực tâm phật, đều được sự gia hộ, bảo hộ sự an lạc hạnh phúc. Người hành giả chỉ chuyên trì niệm sẽ hưởng được những lợi ích vô vàn của năng lực Mật chú, đạt thành những công đức vi diệu để thể hiện phật tánh thanh tịnh.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 11 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
HaiLam trên 09-12-2014(UTC) ngày, 21kimngan trên 09-12-2014(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 10-12-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 10-12-2014(UTC) ngày, Linhchieu' trên 11-12-2014(UTC) ngày, yennguyen trên 12-12-2014(UTC) ngày, anhdao3107 trên 19-12-2014(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 20-12-2014(UTC) ngày, Thuong76 trên 05-01-2015(UTC) ngày, Haophuong trên 18-04-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 20-01-2016(UTC) ngày
ThanhHung  
#5 Đã gửi : 05/01/2015 lúc 08:40:54(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết

Trong pháp quán 32 thể trược chúng ta đã quán sát qua 20 phần thuộc Địa đại. Phần quán này cũng đã giúp chúng ta một phần nào về xác thân của mình. Hôm nay chúng ta sẽ quán sát tiếp theo 12 phần nữa thuộc về Thuỷ đại. Để nhắc lại mục đích quán sát 32 phần trược này của cơ thể để chúng ta nhìn thấy một phần nào của khối tổng thể của cơ thể mình để trên bước đường tu học có nền tảng quán sát cơ thể duyên hợp. Trong kinh thường hay nói đến sự giả hợp, duyên hợp của cơ thể. Nếu chúng ta không chú ý tìm hiểu, học hỏi thì khó nhận định biết sự duyên hợp giả có như thế nào. Lần này trong những chi tiết sau chúng ta sẽ thấy và quán sát khối tổng thể đó. Nhìn thấy nó duyên hợp bằng những tế bào, những vi thể sắc, những sự rung động...v,v.
Giáo lý của Đức Phật thật vi diệu, mỗi pháp đều có cái hay, cái giải thoát của nó. Vì sao? Vì Đức Phật luôn muốn chúng ta giải thoát, và chính nơi Đức Phật đã giáo ngộ, chứng ngộ, chứng đắc điều đó. Càng đi sâu vào chúng ta sẽ thấy dục giới, sắc giới. Thể này nó muôn màu muôn vẻ. Vô sắc giới tiềm ẩn rất vi diệu. Ở những phương pháp quán này từng bước, từng bước người hành giả thâm nhập tỏ ngộ, chứng đắc giáo pháp, giáo lý này nó tiềm tàng trong Nguyên thuỷ phật giáo. Ở đây trong những bài viết tôi thường đưa ra những giáo lý Nguyên thuỷ này đi cùng. Nhưng mục đích ở đây không chú trọng, đặt nặng trên nền tảng giáo lý đấy, mà muốn chúng ta cùng nhau hướng tu đến nền tảng Thiền đốn ngộ của chư Phật. Khi mọi hành giả biết rõ ngay nơi thân tâm của mình là một sự duyên hợp giả có, thấy biết rõ như vậy thì ngay nơi đây hành giả phải biết rằng cái gì biết, những hiện tượng pháp trên chúng ta nhìn sâu kỹ lại đều chỉ thấy có cái biết. Nhưng ở đây người hành gỉa chúng ta nên biết với “ cái biết hằng có”, không có sự phân biệt tình chấp. Như nhìn thấy một đoá hoa, nghe một âm thanh, chạm một cảm xúc, những pháp những ý niệm đó nó đến liên tục, nhưng những ý niệm pháp đó khởi lên tâm ta đều biết rõ ràng. Cái biết chiếu soi này nó nằm ở đâu? Nhưng khi vật đến, pháp đến nó đều biết. Cái biết này từ khi chúng ta mới sinh ra nó đã hằng có rồi. Cái biết này từ khi 60 tuổi, 100 tuổi cái biết đó không sai không khác. Khi người hành giả nhìn thấy hoa “ biết” nói “ biết” đi, “biết” ăn, “biết” tất cả những sự thường tình đều biết hết. Phật pháp hay nói đúng hơn Phật tánh thanh tinh ấy chưa từng nhiễm ô, chưng từng vơi đầy. Chúng ta khổ vì chạy theo vật, chạy theo pháp. Nghe một tiếng chim. Thay vì chỉ biết nghe nơi đó, nhưng chúng ta chạy theo tình thức vọng tưởng phải phân biệt tiếng chim đó hót hay, kêu hay, kêu dở. Tiếng của chim ém, tiếng của chim hoạ mi. Ngay đó chúng ta liền chạy theo vật. Khi thấy một đoá hoa cũng vậy. Nếu ngay đó chỉ thấy không phân biệt “ Biết đoá hoa” đừng chạy theo sự cảm xúc hay dở, đẹp xấu thì chúng ta không bị cuốn theo vật, theo niệm khởi, theo các pháp. Ngay khi mới, để có một vật nào trong tâm ấy, tâm bất sinh. Nhưng khi lớn dần lên từng ý niệm hình ảnh, cảm xúc, mùi vị, sự phân biệt bắt đầu dính mắc, diễn biến tâm bất sinh đó thành tâm tham, sân, si. Chúng ta hãy sống đúng thực tại, vạn pháp đến, vạn niệm đến chỉ biết rõ nơi đó và rồi cũng quên “ Biết đó” vì trong tâm bất sinh đó không có vật gì, không thiếu một vậy gì cả.
Bất sinh bất diệt
Là cái bản tâm
Địa, Thuỷ, Hoả, Phong
Chỗ đến trú tạm
Vì vướng cái này
Một gian nhà lửa
Chính bạn châm ngòi
Đốt mình ra lửa
Hãy tìm trở lui
Về thời gian ấy
Khi bạn mới sinh
Nhớ được chút gì?
Hãy để tâm bạn
Như mới lọt lòng
Thì thân tâm này
Là một vị Phật
Gì tốt gì xấu
Đều phát sinh từ
Cái ngã mà ra.

Đoạn thư này xin dẫn chứng lại chi tiết nội dung của “ Tâm bất sinh” . Ngay nơi đây “ Tâm bất sinh” người hành giả cứ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, từng chữ, từng câu đều biết rõ ràng. Đến một lúc nào đó không còn niệm nữa, nhưng cái biết đầy khắp mọi nơi, nó tự đồng hoá, tự chiếu soi Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Khi đó là tâm chú cua Phật Mẫu Chuẩn Đề, tâm chú Phật Mẫu Chuẩn Đề, hay Chuẩn đề Pháp thân cũng là “ Tâm bất sinh” vi diệu. Ở pháp tu Thiền quán Mật chú Chuẩn đề này chuyên tu đặt trên nền tảng Thiền đốn ngộ, phương pháp tu học này không có thiện,ác, thánh, phàm, niết bàn cùng phiền não. Vì tất cả đối với tâm bất sinh, tâm chú Chuẩn đề pháp thân xua nay không có một vật nào cũng không thiếu một vật nào cả. Ngày xưa chư Tổ dùng một cây gậy, một tiếng hét, một ngón tay v,v... để làm người ta thức tỉnh sống chân thật chính với mình. Chư tổ, Chư Phật như vậy trong quá khứ, hiện tại, vị lai luôn an trú trong tâm bất sinh. Thiền quán Mật chú Chuẩn đề lấy Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để đồng nghĩa với cây gậy, tiếng hét của Đức Sơn, Lâm Tế. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để nhằm giúp cho quý hành giả kính tin nơi pháp tu mà thực sự sống trong pháp ấy để tự giải thoát cho mình. Xin trích những đoạn kinh có liên quan.

Kinh nói: Lúc ấy ông Duy Ma Cật hỏi các Bồ tát ở nước chúng Hương rằng: “ Đức Như Lai Hương Tích thuyết pháp bằng cách nào?” Các Bồ tát ấy đáp: “ Đức Như lai ở cõi chúng tôi chẳng thuyết pháp bằng văn tự, Ngài chỉ dùng các mùi thơm làm cho các trời và người được vào luật hạnh. Bồ tát thì mỗi vị đến ngồi nơi cội cây thơm, ngửi mùi thơm vi diệu kia liền chứng được tam muội “ Nhất thiết Đức tạng” được Tam muội đó rồi thì bao nhiêu công đức của Bồ tát có thảy đều đầy đủ hết. ( Phẩm Phật Hương Tích)

Tiếp theo quí vị sẽ thấy Đức Phật Thích Ca đã bảo Ngài A Nan: “ Hoặc có cõi Phật dùng quang minh của Phật làm Phật sự, có cõi dùng các Bồ tát làm Phật sự, có cõi dùng người biến của Phật làm Phật sự, có cõi dùng cây Bồ đề làm phật sự, có cõi dùng cơm và đồ ăn làm phật sự”. Như vậy những dẫn chứng này cho rằng chân nghĩa của phật pháp không nhất định, cố định trong văn tự ngữ ngôn hay trong một khuân khổ nào cả. Đối với tâm bất sinh đều có trong vạn pháp vạn tướng vì nó luôn luôn hằng có chiếu soi vi diệu. Vậy Mật chú Chuẩn đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm thể hiện chiếu soi vi diệu tâm bất sinh.

Trong vô niệm yếu chỉ này chúng ta sẽ thấy tất cả vạn pháp bằng một sự chân thực, chân thật là tâm bất sinh luôn chiếu soi. Vì sự chiếu soi đó chúng ta sẽ thấy biết rõ ràng tất cả vạn pháp vạn niệm.Tiếp đến chúng ta sẽ quán sát biết rõ 12 phần Thuỷ đại trong 32 phần quán thể trược.
Trong phần quán này chúng ta sẽ thấy: 1. Mật, 2. Đàm, 3. Mủ, 4. Máu, 5. Mồ hôi, 6. Mỡ, 7. Nước mắt, 8. Mỡ nước, 9. Nước miếng, 10. Nước mũi, 11. Hoạt dịch ( nước khớp xương), 12. Nước tiểu. Đó là 12 phần quán về Thuỷ đại chúng ta đã biết ít nhiều về một sự duyên hợp giả có của từng sự vật, từng pháp rồi thì hôm nay chúng ta sẽ nhìn qua sẽ biết thật rõ những loại nước thuỷ đại nêu trên chúng đều có mùi, vị hôi, thối, tanh hôi khác nhau và chúng được hình thành trên tam tướng, vô ngã ( vì rất nhiều vi thể, tế bào kết hợp lại và chúng sẽ bị biến dịch theo từng giai đoạn thời gian khác nhau, cho nên chúng không tự chủ được gọi là vô ngã, và những sự biến dịch đó khiến chúng bị trong sanh, trụ, dị, hoại diệt ( tất sanh lão bệnh tử) Từ thơm sanh thối, sang hôi tanh, từ trắng đỏ, sang sanh vàng đen thối rữa. Những thứ này thật tế nếu chúng ta tỉnh giác nhìn ngắm chúng, quan sát chúng sẽ thấy sự trược bất tịnh của chúng không nghĩ bàn được. Ở đây quán sát là như vậy nhưng chúng ta phải thấy theo tinh thần đốn ngộ là bản tâm chúng ta là tâm bất sanh, từ khi mới sinh ra không một vật, giờ này ngay phép quán này cũng phải thấy tâm ấy cũng không một vật, không thiếu một vật. Chúng ta ghê sợ, vui, hờn, giận tức là chúng ta biến tâm bất sinh, tâm phật đó thành sự ghê sợ, tham, sân, si. Hãy nhớ đến đó Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, chỉ biết như vậy thôi thì thần chú Chuẩn đề là tâm bất sinh, Chuẩn đề tâm chú pháp thân.

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 11 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuong76 trên 05-01-2015(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 07-01-2015(UTC) ngày, cuiyang07 trên 15-01-2015(UTC) ngày, anhdao3107 trên 09-02-2015(UTC) ngày, yennguyen trên 12-02-2015(UTC) ngày, HaiLam trên 15-02-2015(UTC) ngày, Haophuong trên 18-04-2015(UTC) ngày, thánh tâm trên 24-07-2015(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-10-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 20-01-2016(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 05-11-2016(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.