Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
SƯƠNG KHÓI


Trong cuộc sống, mỗi cá nhân con người ai nấy cũng có những hoàn cảnh sống khác nhau. Họ luôn luôn tự tạo nên những cái gọi là thành quả, sự nghiệp lớn nhỏ, cao thấp. Mỗi cái đều mang nặng lòng ngã chấp. Vì mỗi cá nhân chúng ta đều cho đó là đúng là sai. Người này bảo rằng đây là cái sai, cái đúng. Người kia bảo rằng đó cũng là cái sai, cái đúng của họ. Rồi từ đó hình thành nên những ý niệm đấu tranh để đạt thành cái đúng, cái sai của mình. Va rồi hiềm thù, uất hận, đau thương, hạnh phúc bắt đầu hình thành. Đó là những sự nghiệp hữu hình.

Còn nói về cái căn thân, căn trần, căn thức nó nằm sâu trong lòng, trong tâm của mỗi cá nhân ta nó sẽ hình thành nên những ngọn núi cao hiểm trở sừng sững, những biển cả vô bờ bến, những rặng núi xanh, rồi đồng cỏ cát trắng…những hố thẳm, vực sâu đó là do tâm thức của ta cả.

Trong Duy thức học của Phật giáo đã nói: “Vạn vật duy tâm tạo. Vạn pháp duy thức”. Lòng chấp cao ngã mạn nó đã hiển nhiên trở thành những ngọn núi cao sừng sững, lòng yêu thương, lòng thương sót, nước mắt rơi đổ nó đã trở thành những đại dương trùng trùng bờ bến. Vì Đức phật bảo rằng nước mắt của chúng sanh từ vô thủy, vô chung đến nay bốn biển không chứa nổi. Lòng yêu thương, ái dục đã hiển hiện thành những dãy núi rừng xanh thơ mộng. Những dãy núi cuộn mình, những bông hoa chen chúc, những hàng cây đã trở mình nói lên, hát lên những vần thơ, những khúc ca, những ngọn gió lùa đã khởi lên những khúc nhạc muôn thưở. Nó đã đem đáp ứng cho mọi loài, mọi cá nhân con người. Người buồn nghe thông reo, cây lá khua động cùng có những nổi buồn man mác. Vui cũng vậy, cao hứng cũng vậy. Nó rất nhiều nhưng cũng chỉ ở trong tâm của chúng ta cả. Nếu nó ở bên ngoài thì ta đâu biết, đâu suy nghĩ đúng sai. Vạn vật xung quanh ta có những màu sắc, dáng dấp cùng hình tướng, sự sống khác nhau. Mỗi vật trong bát hồn đều có cả sự sống vật chất thảo mộc, người, thần tiên, thánh phật….Mặc dù, phân biệt chia chẻ ra có thứ bậc khác nhau nhưng cũng đều ở trong một cái tâm, cái tánh mà Đức Phật thường hay nói đến đó là Tâm Phật hay gọi là Phật tánh. Mỗi con người ai cũng đều có Phật tánh cả. Cho nên Đức Phật bảo rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thánh”. Chỉ cần chúng sanh quay trở lại với cái Phật tánh của mình thì những nổi khổ vô minh, vô bờ bến sẽ biến thành trí huệ. Nó không khác nhau cả. Vì nó cũng đều ở trong Phật tánh cả. Đức Lục Tổ Huệ Năng nói về nói về Phật tánh và Tâm: “Có cả thảy sự vật là Tâm. Ly cả thảy sự vật là tánh”.

Mà làm sao lại gọi là “Có cả thảy sự vật” được? Đó mới là mấu chốt. Khi cuộc sống buồn, vui lẫn lộn. Cái này đến thì cái kia đi. Khi ta cảm thấy đạt được cái vui thì chính bên trong lòng ta đã hằng có đạt cái buồn rồi. Vì nếu không có cái buồn thì cái vui không thể lấy cái gì so sánh mà hình thành nên cái vui. Như vậy, thì nước mắt phải có trước trong ta rồi mới tới cái cười mà hiện tại ta nhận nó. Nhưng khi trong hiện tại ta nhận nó là nó đã là quá khứ cái đã qua và sự việc trước mặt sắp sứa đến, tức cái buồn cũng sẽ đến. khi nhận thấy cái buồn đó đến thì cái vui đã bước tới. Như vậy trong tâm của Đức Phật, trong cái kiến chiếu của Chư bồ tát không có quá khứ, hiện tại và vị lai. Từ những sự kiện trên đó tạm gọi như thế. Chư bồ tát người ta không còn chấp chặt trong những niệm hiện hành, những niệm đã qua, những niệm đã tới. Vì quá khứ đã qua, hiện tại không dừng trụ, vị lai chưa đến. Bồ tát không chấp như vậy. Những Bồ tát luôn nhìn rõ những chân tướng của các niệm hiện hữu trong từng sát na. Cho nên, các ngài biết rõ nhưng không chấp. Đó là “Có cả thảy sự vật là Tâm”. Bồ tát đã thực hiện được tâm kia là do không chấp, mà không chấp thì “Ly cả thảy sự vật là tánh”. Tâm tánh của Chư bồ tát là như thế. Họ mang cái tâm kia đi vào nhà lửa dục vọng của thế gian. Thấy họ cũng đang làm, đang sống, đang giận, đang hờn nhưng thực tế để thực hiện “Cóp cả thảy sự vật là Tâm” để họ đi vào Tâm viên giác của Như lai. Họ cũng làm tất cả mọi việc hết như người đời. Họ đến và đi trong giác niệm hoàn toàn vô chấp, vô ngã, vô pháp. Vì họ luôn tỉnh giác trong cái “Có cả thảy sự vật là Tâm. Ly cả thảy sự vật là tánh”. Có như vậy họ mới luôn đi trong Tam giới để làm lợi lạc cho chúng sanh, thực hiện bồ tát hạnh, hoằng hóa Phật pháp.

Như vậy, hôm nay, chúng ta là những người đệ tử của Mật tông. Đức bổn tôn Phật Mẫu Chuẩn Đề là Thầy ta, một vị cổ Phật, đã viên mãn thành Phật. Thật xa xưa, đã đem lại rất nhiều lợi lạc, đã giáo hóa vô lượng chúng sanh trở thành những vị Bồ tát Phật. Ngài đã đem Tâm chú của ngài đến với mọi nơi, mọi thời trong quá khứ, hiện tại, vị lai đã trừ đi vô lượng, vô biên tâm tà cố chấp, si mê biến hiện thành những cõi u linh, tà quỷ quốc. Tâm chú của Ngài đã ở trong tất cả sự vật. Cho nên, ở trong tất cả các chơn ngôn, các phép, bùa chú của quỷ thần, la sát, bồ tát, chư thiên, Phật chú người là một vị giáo chủ trong vô lượng giáo chủ trong ba cõi Dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Tâm chú của ngài đã từng làm sụp đổ những cung quỉ ma, thành tựu siêu độ vô lượng vong linh.

Người Thầy của ta hôm nay mà ta thọ trì Thần chú là một Vị Phật như thế! Chúng ta phải có những ý niệm thắng giải, vượt bực, giác ngộ để đi trong chánh giác của Ngài. Như vậy đã quy y với Ngài, thọ nhận tâm chú của Ngài rồi thì ta nên một mực đi theo ánh sáng kia. Phải tuyệt đối tin tưởng đến Mật chú của Ngài. Đem Mật chú của Ngài đi trong ba cõi, đi trong từng niệm khởi. Ai hỏi ta tu Pháp môn nào? Ta bảo tôi không biết pháp môn nào cả chỉ biết niệm chú Chuẩn đề. Tôi cầu nguyện sự an lạc cho bản thân, gia đình, chúng sanh tôi cũng chỉ dùng chú Chuẩn đề. Tôi trị bệnh cũng dùng Thần chú ấy. Trong bất cứ trường hợp nào ác nghiệt hay thoải mái, an lạc cũng niệm chú Chuẩn đề. Cho đến một lúc nọ Thần chú Chuẩn đề là bản thân ta, trong ánh mắt, nụ cười, trong mỗi niệm đều nghe thấy Thần chú Chuẩn đề. Ta đi trong chợ thấy mọi người cười đùa, buôn bán nghe thấy rõ ràng nhưng mỗi ý niệm đó đều nghe thấy trong tâm ta: “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ Lâm”. Mới ban đầu, ta thấy âm thanh rất dài nhưng khi thực hiện vào sâu thì câu kia, âm thanh kia chỉ là những điểm chớp nhỏ của những hạt nguyên tử, phân tử trong mọi nơi. Ánh chớp nhỏ li ti đó, mỗi sự động chuyển, mỗi sự lóe lên ánh sáng ta đều nghe thấy “úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Khi ta đạt được những niệm tưởng này, tâm ta an lạc. Một sự vui nó nằm trong cõi sắc giới. Cái vui này nếu đem so sánh với tất cả những thú vui ở thế gian dục lạc này không có cái vui nào cao hơn cả, so sánh bằng nó cả. Khi chúng ta có thân an lạc như vậy tức là những niệm tưởng nhỏ của những vi trần ánh sáng nguyên tử kia là thân ta thì thân ta nó có trong mọi nơi. Lúc đó, gọi là Phân thân. Khi đó ta đã bỏ đi những kiến chấp thô thiển, bỏ đi những cái ngã chấp nặng nề không còn cho đó là của ta, của người. Vì những vi thân nguyên tử kia ở mọi nơi trong thân mọi người, thân chúng sinh, thảo mộc. súc sinh, ma quỉ đều có những vi thân nguyên tử kia. Cái hay trong vi thân nguyên tử kia là mỗi thân nguyên tử kia đều có nghe “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ Lâm”. Như vậy, ở đâu cũng có thân ta, cũng có hiểu nghe Thần chú Chuẩn đề thì hỏi còn có hiềm thù, có tranh đấu với nhau nữa không? Còn có ăn uống nữa không? Vì trong rau, trong nước, trong gió, lửa, ánh sáng đều có thân vi nguyên tử Chuẩn đề kia thì ta đâu còn đói, đâu còn no nữa. Cái thân vi nguyên tử Chú chuẩn đề kia nó có trong sắt, đá, ánh sáng, hương thơm, những vật liệu, nguyên liệu nguyên tử kia đã hình thành nên lâu đài, Thành quách ở thế gian và trong cõi Cực lạc. Qua cái có trong tâm khi tu chứng trên kia thì ta đã trở thành những Thiên dân, thiên tướng trong những cõi trời của phân nữa Dục giới và Sắc giới (Ở cấp độ chứng này không có Vô sắc giới vì ở cõi vô sắc giới cao hơn, không còn sắc nữa). Chúng ta quyết chí tu hành đạt được cái đó như đã thấy ở trên Thiền tông gọi là đạt từ sơ Thiền đến nhị Thiền, tam thiền. Còn Tịnh độ gọi là cảnh giới của Cực Lạc.

Chúng ta phải có những đường hướng tu như trên, hướng về những cảnh giới an lạc của Đức Phật đã chỉ. Có vô số, vô lượng cá nhân đã thành tựu như vậy chứ không phải chúng ta thọ nhận Phép Chuẩn đề để đi bắt ma, trừ quỉ mãi. Rồi kêu gọi những âm hồn, hoang hồn những người cha, người chú, tổ tiên, ông bà ta mãi. Gọi để hỏi những điều có khi câu hỏi ấy, dục niệm ấy làm cho người cha, ông bà quá cố của ta phải làm nô lệ cho con cháu. Gọi cha, nội tổ về để phù hộ cho con cháu ăn nên làm ra, giữ nhà cơ nghiệp cho ta để làm ăn cho mau phát đạt. Thành ra làm như vậy, van vái như vậy thầm muốn cha, nội tổ của mình thành một bảo vệ, thành công nhân, thành đầy tớ cho mình thôi. Vì có khi họ đang đi vào một tổ chức hay các đảng phái nào đó hay đang được những vị chơn nhơn, thánh thần nào đó đang giáo hóa tu học hay đang ngồi trì niệm, đang ngồi Thiền thì bị mình dùng những tiềm thức, năng lực thông qua Thần chú tác động vào họ làm cho họ mất bình tĩnh chạy theo vọng niệm của mình đến để phù trợ, phục vụ cho mình mà bỏ qua những ngày tháng tu học, rèn luyện để bước đường sau, kiếp sau có cuộc sống tốt đẹp hơn. Không phải ở đây nói với ý niệm mong quí bạn đạo tâm đừng gọi vong linh nữa mà ở đây muốn nói là chúng ta gọi vong lên phải có khả năng giúp họ thọ trì Thần chú tu học.Và mình phải luôn luôn ráng sức của mình chí tâm tu học để đem lại những công đức hồi hướng cho ông bà, cha mẹ, cửu huyền thất tổ của mình. Tránh đừng nên gọi vong về với mục đích bắt buộc họ phải thực hiện theo dục niệm của mình, làm lợi lạc cho mình. Cuối cùng không được phải dùng đến năng lực thần chú kêu gọi quỉ thần hại họ. Phải coi họ, xem họ là những chúng sanh đang trong thân trung ấm khổ sở. Họ đang cần chúng ta hồi hướng công đức cho họ. Khi ta niệm trì chú Phật, những vong linh đó họ hay đến nghe và họ đang khao khát chờ đợi sự hồi hướng công đức tu học của mình cho họ.

Hôm nay, thọ nhận được Pháp bảo là một điều chúng ta có phước báu. Hãy thực hiện niệm tụng Thần chú Chuẩn đề thật nhiều để hồi hướng cho họ. Hãy tự lấy tâm tánh, trí huệ của mình thực hành những lần tu, kỳ tu hay thực hiện niệm trong từng lúc, từng thời gian Thần chú Chuẩn đề để tự cứu lấy ta, cứu lấy Cửu huyền Thất tổ. Niệm tụng, tu hành như vậy trong từng thời gian, từng hoàn cảnh. Nếu ta nghèo thì chỉ dùng muối gạo, nước trì chú Chuẩn đề, chú tịnh pháp giới chơn ngôn vào. Vì trì chú vào vật thực những Thần chú ấy thì vật thực xấu, không thanh tịnh sẽ trở thành tốt, thơm chu biến khắp nơi cúng dường chư Phật, bố thí cho muôn loài.

Ngày xưa khi Mục kiền liên đến Địa Ngục thăm mẹ. Thấy mẹ đang bị đọa, khổ sở, đói rét người mới dùng Thần thông hóa ra bát cơm dân cho mẹ. Người mẹ cầm lấy nhưng khi đưa vào miệng thì cơm kia hóa thành than lửa vì vậy người mẹ vẫn chịu cảnh bị đói rét như xưa. Mục kiền liên mới trở về bạch với Đức Phật thì Ngài bảo rằng: “Do nghiệp lực của mẹ con sâu dày. Tham, sân, si kia biến thành lửa thiêu đốt. Phải sống khổ sở như thế” (Vì sao tham, sân, si biến thành lửa thì quí vị hãy tự suy nghĩ xem khi chúng ta giận, khi chúng ta tỏ lòng tham, lòng si thì trong người ta nóng bức lên như đang bị thiêu đốt. Khi chết, thân mạng bằng xương, bằng thịt này đâu còn nữa nhưng nghiệp thức Tham, sân, si lửa kia vẫn theo đuổi ta. Vì thân trung ấm cũng như thể khí, khi mọi hoàn cảnh suy nghĩ, nghiệp lực đến thì lửa tham sân si kia đến. Người ta gọi là tập khí. Tập khí này nó theo ta đi đọa lạc cho nên bà mẹ của mục kiền liên bị đói vì dục muốn ăn. Trong cái dục muốn ăn kia nó có đầy đủ tham, sân, si cho nên nó phát thành lửa. Mặc dù, Mục kiền liên kia là người có thần thông đi nửa nhưng khi hóa thành chén cơm đưa mẹ thì bà mẹ trong tiềm thức dục muốn ăn có đủ tham, sân si kia khởi lên nên lửa dục bốc cháy, cơm kia bị đốt thành than lửa ăn không được. Cũng như vậy, khi ta muốn ăn món gì thì trước hết phải nghĩ đến món ăn đó ăn ngon như thế nào? ở đâu ra? Hương vị ra sao? Tức là si. Nếu đã ngon thì phải nghĩ đến sự bảo thủ ăn cho nhiều, giữ cho nhiều tức là tham. Và luôn có lòng ngã mạn, luôn luôn có lòng sân hận nếu ai phá vỡ món ăn, sự ăn kia thì một chuỗi niệm sân thành hình lửa cháy. Lửa đó cháy âm ĩ trong tâm ta, trong tiềm thức dẫn luôn đến Địa ngục. Và một ngày nào đó như có một duyên nào đó ngọn lửa kia sẽ tác động qua tâm ta, qua tay ra châm ngòi lửa cháy cả thế giới này).

Và khi đó, đức Phật dạy ngài Mục kiền liên. Vào ngày rằm tháng bảy, chư tăng an cư kiết hạ tập trung vô các tịnh thất đề tu hành (Ở Ấn độ vào tháng bảy là mùa mưa liên tục, mưa dầm. Lúc đó, đức Phật không cho Chư tăng đi khất thực du phương nữa vì sợ bàn chân đạp chết những sinh vật sinh ra trong ẩm ướt mà mang tội. Và trong thời gian này ở tịnh thất để tập tu trau dồi trí tuệ). Đức phật bảo rằng: “Trong ngày đó, con hãy đem lễ vật, món ăn, vật thực, đồ dùng hương thơm đến cúng dường chư tăng để cầu xin hồi hướng công đức này đến cho mẹ. Sự hồi hướng trên mới đem lại an lạc cho mẹ con”.

Đức Mục kiền liên nghe vậy thọ nhận làm theo. Sau khi làm theo nghi lễ trên thì Bà Thanh đề mẹ của Đức Mục kiền liên thăng thiên. Từ câu chuyện trên, ta thấy sự tu hành, hồi hướng công đức rất quan trọng cho vong linh của tổ tiên. Diễn đàn Tâm mật cũng nên tổ chức buổi lễ cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ vào ngày rằm tháng bảy để cầu nguyện chung cho tất cả những vong linh danh sách đưa lên Diễn đàn. Diễn đàn kêu gọi tất cả các thành viên đều tụng niệm cho những vong linh quá cố mà danh sách đã được gửi đến. Đây cũng là một việc làm tốt. Chúng ta, tất cả thành viên của Diễn đàn Tâm mật đồng tâm chia sẻ, hồi hướng, cầu cho những vong linh quá cố kia, nghĩ rằng lực chú kia sẽ đưa vong linh đến nơi an lạc.

Trong tiết xuân đến, viết bài này để mong chúng ta cùng hướng về một con đường, một ngôn ngữ chung là Thần chú Chuẩn đề. Dùng câu chú đó để nói lên mọi vấn đề, dùng Thần chú đó để kết thành những ước mơ an lạc, hạnh phúc. Dùng tâm chú của Ngài- Đức Chuẩn Đề Phật mẫu để xây dựng ngôi nhà Tâm mật tràn đầy hạnh phúc, an lạc.

Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 22/09/2014 lúc 04:15:23(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 24-09-2014(UTC) ngày, lientrung trên 12-04-2021(UTC) ngày, HueVong trên 27-01-2024(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.