Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết
BIỂN TÀNG THỨC


Giáo lý nhà Phật chia ra làm 3 tông Thiền tông, tịnh độ tông, mật tông để cho phù hợp theo cơ duyên, từng ước nguyện của mọi cá nhân.

Tịnh độ là một tông chuyên có giáo lý niệm trì Hồng danh của Chư Phật, bồ tát. Lấy Tín nguyện hạnh để làm con đường tu tập. Người tu tịnh độ luôn lấy lòng tin vào Đức Phật, bồ tát mà mình tin tưởng vào hạnh nguyện của những vị bồ tát đó. Cũng như trong thời quá khứ tỳ kheo Pháp tạng đã tin tưởng , tin sâu vào hạnh nguyện, lòng từ bi của Đức Cổ Phật A Di Đà. Đức cổ Phật ấy đã từng phát lời đại nguyện là nếu có ai đó, thiện nam, tín nữ mà niệm hồng danh của Ngài sẽ được sinh vào Quốc độ của Ngài. Quốc độ đó do trong tâm của Ngài đã hình thành ra những vật liệu từ bi, cứu độ, hỉ xả, an lạc, thanh tịnh. Từ những tâm nguyện, hạnh nguyện trên, tỳ kheo Pháp tạng đã nhìn thấy được sự tín hạnh nguyện trên. Và đã đi sâu vào con đường vạch ra từ Đức A Di Đà cổ phật. Rồi một tích tắc trong hiện tại, ngài Pháp tạng đã khởi lên lòng tín, tín sâu vào giáo lý kia. Cứ mãi mãi, trong những ngày, năm, tháng….trong thời gian Ngài đã niệm trì tụng hồng danh của Đức A Di Đà Cổ Phật. Ngày quá khứ, đức A Di Đà đã thấy chúng sanh lăn lộn, chuyển hóa trong sinh tử luân hồi. Chúng sanh đã từng xây dựng nên những đền đài, những thành quách, từng tạo ra những hạt vàng kim cang, hồ ao, chim chóc v.v.v… Chúng sanh cũng có tín hạnh nguyện trên. Chúng sanh tin rằng sẽ tạo tác được thế giới, thành quách, nhà cửa, lâu đài, ao hồ v.v.v …..Vì tin tưởng như vậy nên có những tâm nguyện quên mình mà từ bỏ những gì an lạc mà chạy theo dục lạc bất chấp tạo nên danh sắc, nghiệp quả, tiền tài để tìm về với cõi dục.

Từ cái thấy, cái nhìn đó của Vị Cổ Phật A Di Đà, ngài cũng phất lên cái tín hạnh nguyện. Cũng tín tin tưởng, cũng xây dựng nên thế giới Quốc độ nhà cửa lâu đài….tạo tác thành những con chim, những hàng cây, ao hồ như chúng sanh đã từng tín nguyện hạnh. Nhưng ở đây Đức Cổ Phật A Di Đà cũng đã khởi lên tín nguyện hạnh trên lòng từ bi vô ngã. Vì sao vô ngã? Vì Ngài đã nhập vào từng cái tín hạnh nguyện của tất cả chúng sanh. Ở đâu cũng có Ngài cả. Ở ao hồ, những giọt nước chảy róc rách cũng là âm niệm A Di Đà, tiếng chim kêu cũng là A Di Đà… Còn hình tạng của Ngài trong lâu đài, thành quách là từng cá nhân vi trần hình thành nên (Cũng như những hạt cát xây dựng nhà). Những vi trần hạt cát đó cũng là vi trần thân của Ngài. Có những vi trần thân nhỏ như những hạt vi phân nguyên tử đủ màu sắc ánh sáng, vô lượng thân như vậy thì Ngài là vô lượng quang Phật. Ánh sáng vi trần thân như vậy đó là những đơn vị rất nhỏ kết hợp lại thành Quốc độ hiện hữu gọi là Thế giới Cực lạc. Khi Ngài đã vô ngã để trở thành đại ngã cực lạc quốc như trên. Lúc đó, vì lòng từ bi thấy chúng sanh khởi phát Tín hạnh nguyện như vậy mà đặt nên tảng trên tham, sân, si, vô minh. Mà những chúng sanh đó là ai cũng là vi trần thân của Ngài. Vì để cho thân của mình được hết những nổi vô minh, tham, sân, si trên, ngài đã chuyển động khắp vi trần ánh sáng trong sạch của Ngài để chuyển hóa những vi trần kia.

Sự chuyển hóa đó là lời nguyện nhắc lại với những sanh vi trần là nếu ai đó Thiện Nam, tín Nữ nếu nghe đến danh của ta, tên ta, thấy người ta, thấy hạnh nguyện của ta mà đọc, niệm tên ta sẽ vào thân trong sạch vô lượng ánh sáng (Cõi Cực lạc Quốc).

Khi những ngôn ngữ chuyển hóa chuyển động kia hình thành thì Nhà sư Pháp Tạng đã thọ nhận, đã nhìn thấy rằng thân của ta là thân của Ngài và Ngài là ta. Thì tứ phút chốc hiện tại đó, cái tâm Tín Nguyện Hạnh của quá khứ A Di Đà cổ phật lại nhập vào tâm in lên như một với Nhà sư Pháp tạng trên. Đó là một cuộc truyền trao Tâm ấn. Nhà sư Pháp tạng lại cũng phát tín Hạnh Nguyện như xưa: “Nếu ai đó, thiện nam, tín nữ nào niệm hồng danh ta, tên ta, nhìn thấy ta, cõi nước ta. Thì sẽ trở về với thân ta, cõi nước ta. Sẽ ở đó, sẽ thấy chim kêu, nước chảy, ao hồ, thành quách đều là tên ta và thân tướng ta. Và lúc đó, ấn tâm của hai Đức Phật quá khứ, hiện tại khế hợp thành một, nhà sư Pháp tạng là Đức A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật- niệm như vậy, nhứt tâm niệm một danh hiệu như vậy, phát tín hạnh nguyện. Tin sâu vào tín tin của Đức A Di Đà Cổ Phật, tin sâu vào Tín tâm của Nhà sư Pháp tạng kia – Đức A Di Đà Phật thì một ngày nào đó niệm kia sẽ thành một. Ở đâu cũng nghe tiếng A Di Đà Phật, tiếng nước chảy, gió kêu, tiếng chim kêu, nhà, thành quách, lâu đài, cây, đất, ánh sáng đều là tiếng A Di Đà Phật. Là hình ảnh vi trần ánh sáng của Đức A Di Đà Phật. Thấy vi trần ánh sáng đủ muôn màu sắc cùng là thân của Đức A Di Đà Phật. Và một lần nữa trong tíc tắc hiện tại tâm của người niệm tụng kia lại trở thành tâm Tín hạnh nguyện. Để được tâm tín hạnh nguyện của Đức A Di Đà Cổ Phật ấn lên. Hai tâm ấy lại được in lên như một. Và một cuộc ấn tâm lại xảy ra lần nữa. Nó sẽ xảy ra liên tục, liện tục nếu còn chúng sanh – Vô lượng chúng sanh thệ nguyện độ.

Đó đây tức là pháp môn tu học của Tịnh độ tông, cuối cùng của Pháp môn này cũng quay về với cái đầu và cuối cũng là một. Chỉ có một niệm A Di Đà Phật. Và cuối cùng chính mình là niệm A Di Đà Phật. Khi đó là không còn thân mình nữa mà chỉ còn Đức A Di Đà xưa kia và hiện tại. Cuối cùng cũng là Thường, lạc, ngã, tịnh.

Thường là luôn là A Di Đà Phật. Đã luôn là A Di Đà Phật thì không còn pháp Thiện, ác, vô ký thì không còn khổ thì là Lạc. Mà lúc đó là A Di Đà Phật hiện tiền, có cái biết A Di Đà Phật đó là ngã. Không ngoài cái ngã, không ngoài cái pháp nào nữa thì là Tịnh.

Con đường tu Tịnh độ là như vậy. Những ý niệm vừa qua là phép tu quán thân tướng Đức A Di Đà Phật và cõi cực lạc. Hành giả muốn vào cõi cực lạc quốc trước phải quán ánh sáng của vầng Nhật nguyệt. Ánh sáng phát phát ra từ trong tâm của mình. Miệng thì niệm Hồng danh Đức A Di Đà Phật. Tay thì kiết ấn tam muội. Lần lượt quán qua mặt trăng sáng tỏa. Trong mặt trăng có mặt đất sáng. Từng vi trần trong đó, từng đơn vị vi trần ánh sáng trong mặt trăng đó có ánh sáng đủ màu.

Khi quán được như vậy lá quán thấy được đất của Cõi cực lạc quốc.

Rồi tiếp tục thấy trong đất kia có bảy ao báu. Nước trong đó là những khói trắng sánh sáng đủ màu. Sao gọi lá khói ánh sáng? Vì những màn mỏng ánh sáng đủ màu đó ( Ngọc lưu ly, pha lê, xà cừ, mã não hình thành bờ ao và đáy ao. Mặc dù là ngọc nhưng nằm một cách rất bằng phẳng. Màng ánh sáng của nó rất mát diệu, mùi thơm vi diệu ) quán thành ao cũng bằng ngọc kia…tạo thành. Có những giọt nước chảy nghe tiếng A Di Đà Phật. Ở cảnh giới này, làm cho thân tâm thanh tịnh. Nếu hành giả trì niệm hồng danh A Di Đà Phật liên tục, không gián đoạn. Thì từ từ thành nhứt niệm. Mỗi tiếng nước chảy cũng nghe A Di Đà phật. Ánh sáng, cảm xúc cũng đưa đến thấy hình ảnh A Di Đà Phật cùng tiếng A Di Đà Phật.

Rồi tiếp tục quán hành cây bảy báu. Những cây ở đây tạo thành bằng những ánh sáng của Ngọc lưu ly, xà cừ, mã não…Từ dưới đất phát lên ( Cũng như chúng ta xem đốt pháp hoa sẽ thấy những cây ánh sáng đủ màu như vậy). Trong những vi trần ánh sáng trong cõi cực lạc là hình ảnh của Đức A Di Đà Phật. Cho nên, trong cây đó có vô số chư Phật, Bồ tát hóa hiện. Vì theo từng trình độ tu học mà có thân tướng khác nhau khi trở thành thần dân của Quốc độ cực lạc. Trong những vi trần ánh sáng kia, tự tạo lập thành những lâu đài, thành cát (Cũng như chúng ta thấy ở Xã hội, nhiều nơi vui chơi phát ra những ánh sáng có hình tượng ngôi nhà, thành quách).

Trong Phép Quán đảnh này rất hay, là mỗi vi trần ánh sáng hình thành lân đài, thành cát, hàng cây bảy báu v.v…. Chimc hóc đều phát ra những tiếng kêu đồng nghĩa, đồng tri thức biết A Di Đà Phật. Ở đây, có những loài chim rất đẹp có ánh sáng của bảy báu. Do ánh sáng phát ra từ nước, từ lâu đài hình thành những con chim Anh võ…rất đẹp.

Khi đã nghe từng vi trần đơn vị hình thành thành quách, hành cây…Cõi cực lạc thì ngay lúc đó những vi trần kia cũng là hình tượng của Đức A Di Đà. Và do sự chuyển động, chuyển biến những vi trần kia tạo thành những hóa Phật, hóa bồ tát, chư thiên, thánh chúng của Cõi cực lạc quốc tùy theo trình độ khác nhau.

Ở pháp môn này, cùng có Tam mật gia trì. Miệng đọc niệm A Di Đà Phật, làm cho khẩu nghiệp thanh tịnh. Tay kiết ấn (cũng chuyển ấn) làm cho thân nghiệp thanh tịnh. Ý luôn luôn quán tưởng tiếng niệm A Di Đà Phật, nghe từng tiếng A Di Đà Phật trong vi trần thế giới kia. Tâm tưởng quán chiếu hình tượng Đức A Di Đà Phật. Như vậy làm cho ý nghiệp Thanh tịnh.

Thì ở pháp môn tu Mật tông cũng vậy. Miệng niệm Thần chú làm cho khẩu nghiệp thanh tịnh. Tay kiết ấn làm cho thân nghiệp thanh tịnh. Ý quán tưởng linh phù làm cho ý nghiệp thanh tịnh. Người hành giả Mật tông luôn luôn trì niệm Thần chú xuyên suốt trong tứ oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Niệm cho đến lúc mọi vật xung quanh mình tiếng động, chim kêu, xe chạy.v..v. đều là thần chú của mình niệm như “Úm Chiếc lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Niệm như vậy cho đến lúc nó ăn sâu vào trong tiềm thức của mình. Khi trong tạng thức chứa nhóm từ đời này qua đời nọ, trong sự sống lúc nào cũng có phát ra trong đầu của mình như những niệm Thiện, ác, vô ký. Nghe nhớ những câu chuyện, lời nói, cũng như những hình ảnh mỗi như vậy đều phát ra thần chú Chuẩn đề hay thần chú khác do minh huân tập. Nếu được như vậy tiếng xe, tiếng động, hình tượng bên ngoài cũng đều nghe thấy Thần chú. Những vọng niệm thương nghét…Thiện ác, vô ký trong tâm mình đều là Thần chú thì có phải là cảnh giới Cực Lạc Không? Có phải nhứt tâm bất loạn của Nhà Thiền không?

Người tu Thiền, họ luôn quán các pháp là không tướng vô ngã, vô pháp.

Cái không, vô ngã của Nhà Thiên không phải là không ngơ, không có gì cả mà ở đây nói lên các pháp là không có thực thể của nó. Ví như hôm nay nói về một người như bạn . Đề bạn đứng trước mặt bèn chỉ cái tay của bạn đó có phải là của bạn không? Ngay cả cái đầu, tóc, tai, mũi, lưỡi của bạn v.v.v….Mọi thứ của bạn nhưng cũng không phải là của bạn. Nhìn chung lại, đó là do tứ đại giả hợp Đất, nước, gió, lửa v.v.v…Hằng ngày, trong tâm thức chúng ta lăng xăng, nhấp nhô tới lui lên xuống như Biển cả mênh mông gòi là tàng thức. Hôm nay, nói chuyện với một người bạn đủ mọi chuyện hàng huyên tâm sự. Xong, ra đi ai về nhà nấy. Tưởng là sẽ mất đi nhưng đến một lúc nào đó đúng thời duyên thì có những âm thanh, quanh cảnh…như buổi nói chuyện đã qua. Thì mọi lời nói, mọi hành động đều quay trở lại. Cuộc sống hằng ngày như thế đó đến khi gần chết, cận tử duyên, cái duyên lúc gần tắt hơi thở cuối cùng. Ở cuộc đời, cảm xúc gì mang những gì được ôm ấp, chấp giữ đến giờ phút đó nó lại hiện về gọi là Nghiệp thức luân hồi. Cứ theo mãi, theo mãi. Theo dòng sóng thức đó, nó dẫn ta luân hồi, sanh tử mãi mãi, không bao giờ dứt.

Người hành giả Thiền Tông, họ nhìn thấy các pháp là vô thường như vậy đó. Cứ hết niệm này đến niệm khác, họ nhìn thấy các tướng giả hợp như trên, không thực thể. Do danh, sắc, cảm xúc, đất, nước, gió, lửa. Ngũ ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều không có thực thể . Họ không chạy theo, không đắm nhiễm, mê lầm như vậy. Nếu mê lầm sẽ bị dẫn đi theo dòng sóng thức như trên. Đó là chấp nhận thân này có Ngã. Đức Phật đã giác ngộ như vậy, cho nên bỏ cung thành, danh vọng …bỏ mọi cảm xúc, đau khổ, thiện ác để trở về với cái vô ngã. Bỏ cái vô thường trên để nhận thấy cái thường có trong những tâm niệm trong cảm xúc.

Ngày xưa, khi còn trẻ, ta nhìn thấy dãy núi, rừng, sông, biển gần nhà ta có những cảm xúc sự thấy khác nhau. Nhưng đến lúc lớn lên, cái thấy, cái cảm xúc đó nó lại khác hơn xưa (vô thường). Nhưng trong cái khác vô thường đó có một cái thường là Chơn biết. Một người ngủ rất mê nhưng họ cũng biết (Nhưng cái biết ở đây là cái dụng của chơn biết) nhưng thường họ hay tự dối lấy họ là họ không biết gì, họ ngủ mê quá…Đó, các bạn thấy không nêu không biết làm sao biết mình ngủ mê? Cho nên, trong cái vô thường đó nó hằng có cái thường biết trong ta. Trong cái biết đó, nó ở khắp mọi nơi. Chỗ nào nó cũng biết cả cho nên gọi nó là phân thân của Đức Phật. Đã là Phân thân như vậy thì cũng có Đại ngã như các Tông tịnh độ. Đại ngã và phân thân của Đức A Di Đà Phật. Cũng có đại ấn, đại pháp – Chơn ngôn, chơn tâm …của Mật Tông. Và nó cũng là Phật tánh, cái tri kiến của Thiền tông.

Khi chúng ta đã biết, thấy gọi là tri kiến Phật như trên thì dùng Thần chú trong từng cái biết tức từng phân thân. Cái biết đó đều nghe thấy âm thanh niệm chú, nghe thấy những linh phù, pháp ấn ở từng phân thân của cái biết trên thì ta đã đi vào cuộc đời này là lợi ích cho chúng sanh, xã hội rất nhiều. Vì nó không ngăn ngại gì cả.

Con người hành giả tịnh độ niệm hồng danh Đức Phật đến lúc mỗi phân thân vi trần như ở trên đều nghe âm thanh thấy A Di Đà Phật. Trong từng vi trần thân của cái biết kia đều thấy biết rõ trong từng tích tắc hằng có thì cõi cực lạc quốc ở khắp mọi nơi. Như vậy, ta đi vào Xã hội phục vụ cho chúng sanh. Mang lòng từ bi hằng có trong tâm đem xoa dịu những nổi đau khổ sanh lão bệnh tử thì ta đã làm lợi ích cho chúng sanh rồi vậy.

Với cái tâm “Có cả thảy sự vật” là tâm, “ly cả thảy sự vật là tánh”. Luôn luôn trong mọi niệm tưởng trong mọi hành động đều biết một cách chơn thật hằng có ở mọi nơi, mọi niệm. Thì hôm nay cũng buông thỏng tay ra đi vào chợ đời để làm lợi ích cho chúng sanh.

Ở ba tông, người hành giả như trên đi vào lòng chúng sanh để làm lợi ích đó là tâm hạnh của những vị bồ tát.

Khi chúng ta thấy biết như vậy thì sự kết hợp tu hành giữa tông này và tông khác rất dễ. Vì mọi pháp cũng đã hằng biết rồi.

Nhưng trong thời này, nếu chúng ta tu theo tịnh độ muốn đặt một nên tảng tu hành chắc chắc, không gì hơn hết là nên niệm “Nam mô A Di Đà Phật. Úm chiếc lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Ta thêm Thần chú Chuẩn đề vào năng lực ấy sẽ giúp cho sự tu hành của các bạn vững tâm thêm. Vì trong thời kiếp trược này, toàn bộ những sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm rất mạnh. Đức phật bảo rằng thời hạ ngươn là Ngũ ấm xí thạnh khổ. Năm cái ấm trên kia nó mạnh lên nó làm cho ta tăng cái cảm xúc nhục dục, dục lạc, dục khổ… quên đi mình là ai. Đôi khi sống như những con quỉ (Thầm chỉ đến cái ác), những con ma (mưu sỉ, tham luyến, sân hận). Sống như súc vật…. giết chóc hại lẫn nhau…Mà Thần chú chuẩn đề là Đức Phật nói ra để có lợi lạc cho người Hạ ngươn tu hành. Còn ăn thịt, uống rượu…còn sống lăn lộn trong cuộc đời dục lạc vẫn tu hành đạt chánh quả. Một thần chú rất vi diệu, một thần chú tổng nhiếp tất cả 25 bộ lớn của Thần chú (Phật bộ, bồ tát bộ - liên hoa bộ, kim cang bộ, Thiên bộ, yết ma bộ - chú của quỷ thần). Mọi thần chú trong 5 bộ trên, nếu ta chuyên tu thành trụ chú Chuẩn đề sẽ để sử dụng được tất cả các ấn pháp linh phù của 5 bộ trên.

Cho nên hôm nay, chúng ta tôn Đức bổn tôn là Thầy thì rất tốt. Rất có lợi ích cho chúng ta. Trong thế gian này, trong Vũ trụ huyền bí này, có ai bằng Đức Chuẩn Đề không? Hôm nay, ta qui y cúi lạy Ngài xin được hộ trì dạy dỗ thì tôi nghĩ là một điều rất tốt.

Trong Thiền tông cũng vậy, ta quán tưởng các pháp có trong từng cái biết mà cái biết đó là Thần chú Chuẩn đề thì cũng rất hay vậy! Ngày nào, giờ nào cũng niệm, cũng nghe rõ âm thanh từng chữ một. Thì trong từng phút từng giây ta đã sống lại cái tỉnh, biết. Mà trong quá trình chuyên tu, ngồi thiền để biết có Thần chú Chuẩn đề không phân biệt gì cả. Xuyên suốt, thì một ngày nào đó cái biết, cái huệ đó sẽ đi vào với sự định an lạc.

Cứ hằng ngày, cái biết đó để biết Thần chú Chuẩn đề. Dần dần ở đâu cũng biết Thần chú Chuẩn đề ở mọi niệm, mọi tiếng động, mọi hình tượng… Thì lúc đó, cái biết, cái trí huệ đó rộng lớn khắp mọi nơi mà rộng lớn, trong Thiền tông gọi là Ba la mật. Còn trí huệ danh gọi là Bát nhã. Như vậy, ta có Bát nhã Ba la mật. Trí huệ rộng lớn, cái biết ở đâu cũng biết thì đâu còn pháp nào chen vào được nữa thì gọi là Định Ba la mật. Định rộng lớn và nếu không phép nào chen vào nữa thì gọi là Thanh tịnh Ba la mật. Thanh tịnh rộng lớn. Vì thanh tịnh luôn luôn như vậy ở trong từng niệm, trong từng mọi nơi gọi là tinh tấn Ba la mật. Một sự tinh tấn rộng lớn cũng là Thiền Ba la mật. Và một chuỗi nó qua đi tức là trong tíc tắc thực hiện được Bát nhã Ba la mật.Như vậy, thì ta luôn có giới Ba la Mật. Một sự giữ giới rộng lớn mà không có giữ.

Qua những ý niệm trên, nhìn chung vì trình độ tư tưởng tri thức năng lực, cơ duyên của từng nơi, từng cá nhân khác nhau mà Đức Phật đưa ra ba tông trên để nhằm giáo hóa, hoằng hóa Phật Pháp. Người tu cũng nên biết là cái nào cũng có cái hay. Mong đừng dùng lời lẻ, ý niệm phân biệt rồi sanh ra vọng ngữ, vọng niệm biến thành hành động ngôn ngữ không hay mà mang tội.

Còn về Nhân điện chỉ là một pháp – Chuyên tu luyện về luân xa khí chất âm dương để hổ trợ cho sức khỏe, tri thức, đầu óc minh mẫn. Vận chuyển hơi, nguồn điện của mình cởi mở từng luân xa để thông với khí chất âm dương ở bên ngoài nhắm đạt đến tuổi thọ, sức khỏe. Đó là nói khi chúng ta còn sống luyện tập như vậy. Còn như chúng ta tự hỏi khi chết rồi có còn luyện tập mở luân xa không? Thân ta là vô thường, luôn chi phối theo sanh, lão, bệnh, tử - Thành, trụ, dị, hoại, diệt. Thân chúng ta cấu thành bằng tứ đại Đất, nước, gió, lửa. Đức phật ví tứ đại như bốn con rắn độc dữ. Lúc nào nó cũng chạy về bốn hướng khác nhau. Nó phân ly lúc nào cũng được. Thân người, sự sống ở đây chỉ do đó hình dung nó qua sự hít thở. Một mai đó khi hít thờ vào không thở ra thì cái thân xác này nó hoại. Khi nó đã bị hoại rồi thì luân xa đó ở đâu? Nếu Thần thức lúc đó bấn loạn do những nghiệp thức đau khổ, thiện, ác, vui, buồn….lẫn lộn, dồn dập tới mà bỏ công ra đi tìm kiếm những luân xa trên thì thật là đau khổ. Dù thân này ta có luyện một pháp môn này, pháp môn nọ đạt tới một trăm hay ba trăm năm tuổi hay nhiều hơn nữa thì cũng phải bị hoại thôi. Vì trái đất, thế giới bạn có thấy không, nó vẫn bị chi phối bởi sanh, trụ, hoại, diệt thôi.

Mọi người tu chúng ta chỉ muốn giải thoát, sống an lạc, vượt qua ngưỡng cửa luân hồi sanh tử. Phát sanh trí huệ cùng độ, đưa mọi người đến chỗ an lạc. Cho nên bài viết này chỉ luận qua một vài vấn đề của Nhân điện.

Qua bài viết này, cũng mong chúng ta ở khắp mọi nơi trong vi trần của Đức Phật đều có tiếng nói chung là Thần chú Chuẩn đề…Thần chú Chuần đề là âm ngữ, chơn ngôn chủ động tư duy trong vô vi. Chủ đông mọi chủ lực tác động hữu hình để cùng về một hướng khi mọi người cùng có Tín nguyện hạnh. Mọi người đều có Tri kiến Phật huệ soi sáng trong thế gian vạn pháp.

Vài dòng ghi lại mong đạt thành an lạc hạnh. Mong giúp mọi người vui nhận, thọ lãnh trí huệ sáng suốt lòng từ bi hỷ xả, đại hùng, đại lực của Đức bổn tôn.

“Nam mô thất cu chi Phật mẫu chuẩn đề. Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”

Kính bút

Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 24/09/2014 lúc 02:37:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 4 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 24-09-2014(UTC) ngày, haimat trên 31-05-2021(UTC) ngày, Kim Cang Huệ Tưởng trên 24-08-2022(UTC) ngày, HueVong trên 19-09-2022(UTC) ngày
Kim Cang Huệ Tưởng  
#2 Đã gửi : 24/08/2022 lúc 03:59:53(UTC)
Kim Cang Huệ Tưởng

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 24-08-2022(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 24 lần
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm Om Ma Ni PadMe Hum Úm A Hùm A Mi Đà Phật - Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường.
Kim Cang Phổ Tạng  
#3 Đã gửi : 26/08/2022 lúc 09:31:49(UTC)
Kim Cang Phổ Tạng

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 12-08-2020(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 67 lần
Được cảm ơn: 68 lần trong 25 bài viết
"Cứ hằng ngày, cái biết đó để biết Thần chú Chuẩn đề. Dần dần ở đâu cũng biết Thần chú Chuẩn đề ở mọi niệm, mọi tiếng động, mọi hình tượng… Thì lúc đó, cái biết, cái trí huệ đó rộng lớn khắp mọi nơi mà rộng lớn, trong Thiền tông gọi là Ba la mật. Còn trí huệ danh gọi là Bát nhã. Như vậy, ta có Bát nhã Ba la mật. Trí huệ rộng lớn, cái biết ở đâu cũng biết thì đâu còn pháp nào chen vào được nữa thì gọi là Định Ba la mật. Định rộng lớn và nếu không phép nào chen vào nữa thì gọi là Thanh tịnh Ba la mật. Thanh tịnh rộng lớn. Vì thanh tịnh luôn luôn như vậy ở trong từng niệm, trong từng mọi nơi gọi là tinh tấn Ba la mật. Một sự tinh tấn rộng lớn cũng là Thiền Ba la mật. Và một chuỗi nó qua đi tức là trong tíc tắc thực hiện được Bát nhã Ba la mật.Như vậy, thì ta luôn có giới Ba la Mật. Một sự giữ giới rộng lớn mà không có giữ."
“Nam mô thất cu chi Phật mẫu chuẩn đề. Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”

Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.