Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 29/10/2015 lúc 09:48:56(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3645 lần trong 890 bài viết

Tôi niệm Bồ-tát Quán Thế Âm


Từ nhỏ tôi đã được dạy trì niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm. Bác tôi là người xuất gia trụ trì một ngôi chùa, ông thường dạy tôi cũng như các Phật tử khác trì tụng chú Đại bi và danh hiệu của Bồ-tát.


Tôi vốn ốm yếu và thường hay bệnh, thể chất lẫn tinh thần đều kém. Tôi luôn sống trong mặc cảm tự ti, không có lòng tin nơi bản thân mình, thường ngại tiếp xúc với người khác và ít khi tham gia các hoạt động tập thể, cộng đồng. Chính vì tâm lý yếu đuối mà tôi có nhu cầu một nơi nương tựa tinh thần và sự chở che, giúp đỡ từ một đấng thiêng liêng.

Bác tôi dạy rằng Bồ-tát Quán Thế Âm có tâm từ bi rộng lớn, thường cứu khổ ban vui cho chúng sinh, vì thế cần nên nhớ nghĩ công hạnh, thường trì niệm danh hiệu và học đức tính lợi tha của Ngài.

Tôi tin tưởng lời bác dạy và niệm danh hiệu Bồ-tát mỗi ngày, nhất là khi đi đâu xa và khi chuẩn bị làm việc gì đó hay thi cử. Hễ lên tàu, xe là tôi nhiếp tâm niệm danh hiệu Bồ-tát để Ngài phù hộ, vì tôi sợ tai nạn, rủi ro xảy ra. Những khi vào phòng thi cử cũng niệm mãi danh hiệu Bồ-tát để Ngài phù hộ cho tôi làm bài đạt kết quả tốt. Tôi không ỷ lại vào sự giúp đỡ của Bồ-tát, vẫn chăm chỉ học hành, nhưng vì không có lòng tin nơi bản thân, vì tâm lý không vững thường hay hoang mang lo lắng mà tôi cầu sự trợ giúp của Bồ-tát, cầu sự an tâm nơi Bồ-tát.

Cho đến sau này tôi mới hiểu hơn về ý nghĩa của việc trì niệm Bồ-tát Quán Thế Âm.

Phần lớn những ai tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm đều xem Ngài như một đấng thiêng liêng có quyền năng ban bố phước lành và bảo hộ sự sống, sự bình an, giải lâm nguy, cứu khổ nạn. Tuy nhiên nếu nghĩ như thế thì Bồ-tát Quán Thế Âm không khác gì các vị thần linh của các tôn giáo khác. Suy nghĩ và niềm tin của nhiều người đã thần linh hóa Bồ-tát Quán Thế Âm, biến Ngài thành một vị thần.

Sự thật thì Bồ-tát có thể làm trái luật Nhân quả, ban phước lành, tiêu trừ tai ách, bệnh tật, khổ não cho mọi người không? Nếu có thể thì từ lâu Bồ-tát đã cứu độ tất cả chúng sinh rồi, đâu cần đợi đến khi chúng sinh trì niệm danh hiệu và cầu nguyện sự cứu giúp của Ngài, vì Bồ-tát vốn dĩ từ bi mà. Không ai có thể làm trái luật Nhân quả, và Bồ-tát cũng thế.

Tại sao có người được sự gia hộ, cứu giúp của Bồ-tát, sự cầu nguyện của họ có cảm ứng? Tại sao có người cũng trì niệm danh hiệu Ngài, cầu nguyện sự bình an, tiêu tai tiêu nạn mà chẳng có kết quả gì? Tất cả chỉ là nhân duyên. Khi nhân duyên hội tụ đủ thì thành tựu, nhân duyên chưa đủ hoặc trái nghịch nhau, phá hoại nhau thì không thành tựu. Nếu trong quá khứ đời này hoặc những đời trước đã từng tạo các nhân duyên thiện lành, hiện tại lại tu tạo thêm công đức phước báo (thông qua các việc thiện như cúng dường, bố thí, phóng sinh, làm các việc có ích cho tha nhân, trì niệm danh hiệu Bồ-tát, trau giồi đạo đức...), khi nhân duyên lành hội tụ đủ thì thành tựu quả lành.

Trì niệm danh hiệu của Bồ-tát, nhớ nghĩ đến Bồ-tát và những công hạnh của Ngài chính là đang hướng tâm về điều lành, điều thiện, bởi vì Bồ-tát là hình ảnh đại diện cho những đức tính cao quý, cao thượng: từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha. Nếu nhân duyên lành trong quá khứ quá ít, hoặc quá khứ chưa từng tạo nhân duyên lành, hiện tại tạo nhân duyên tốt chưa đủ sức chuyển hóa những nhân duyên quá khứ, chưa đủ để thành tựu quả thiện lành, như thế thì không thể có được những điều mình mong muốn, nguyện cầu. Đó không phải là do Bồ-tát ban cho hay không ban cho, mà do nhân duyên mình tạo tác.

Từ khi hiểu như thế tôi niệm Bồ-tát không phải để cầu xin phước lành, cầu sự chở che, bảo hộ. Tôi niệm Bồ-tát để nhớ nghĩ về điều thiện, về các đức tính từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, phụng sự tha nhân, phụng sự chúng sinh không mệt mỏi. Khi trì niệm danh hiệu Bồ-tát, nhiếp tâm vào danh hiệu thì không khởi vọng tưởng, nhờ đó mà có sự bình an; không khởi phiền não thì tâm mát dịu như được uống nước cam lộ, một loại nước ngon ngọt (cam) và mát mẻ như sương mai (lộ).

Khi tâm định tĩnh, sáng suốt thì không còn hoang mang lo lắng, không còn sợ hãi và trí tuệ sẽ soi sáng hành động, việc làm, giúp mình có những giải pháp tốt trong cuộc sống, giúp mình vượt qua khó khăn, khổ nạn.

Tôi học được nhiều điều từ ý nghĩa hình ảnh biểu tượng của Bồ-tát. Cành dương liễu tượng trưng cho hạnh nhẫn nhục (nhẫn nhục trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, mọi đối tượng tiếp xúc để tu học, để làm việc, để phụng sự tha nhân, có nhẫn nhục như thế mới thành tựu được trí tuệ và tâm đại bi).

Nước cam lồ tịnh thủy tượng trưng cho tình thương từ bi mát dịu, ngọt ngon. Tòa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh vô nhiễm. Ngàn mắt của Bồ-tát (thiên nhãn) tượng trưng cho trí tuệ soi sáng cho hành động, việc làm. Ngàn tay (thiên thủ) tượng trưng cho biện tài, năng lực phụng sự, độ sinh v.v…

Trong kinh Pháp hoa (phẩm Phổ môn), Đức Phật dạy hạnh nguyện của Bồ-tát là quán sát lắng nghe âm thanh thế gian (quán thế âm) và ứng hiện ban thí vô úy (sự bình an, không sợ hãi), tùy theo sự mong cầu của thế gian mà đáp ứng, cứu giúp. Điều này dạy tôi về hạnh lắng nghe và yêu thương, chia sẻ. Biết lắng nghe để hiểu và thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong tình thương yêu và hiểu biết. Người khác có nhu cầu gì, cần sự giúp đỡ nào thì mình quan tâm chia sẻ, ở đâu cần thì mình đến, không ngại gian khổ, khó khăn, vì an lạc hạnh phúc cho tha nhân mà dấn thân phụng sự trên nhiều phương diện.

Hình ảnh của Bồ-tát với dương liễu tịnh bình hoặc ngàn mắt ngàn tay luôn nhắc nhở tôi về tâm đại từ đại bi và hạnh nguyện cứu khổ, ban vui, mang lại sự bình an vô úy và hạnh phúc cho cuộc đời, nhắc nhở tôi phải nỗ lực tinh tấn trong tu học Phật pháp, rèn luyện trau giồi đạo đức, trí tuệ, tài năng để có được tâm hạnh Bồ-tát và khả năng làm lợi ích cho cuộc đời.


Minh Hạnh Đức : (theo Giacngo)
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 4 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Thuong76 trên 29-10-2015(UTC) ngày, Haophuong trên 30-10-2015(UTC) ngày, kelacloi trên 13-02-2016(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 27-10-2019(UTC) ngày
vietthang82  
#2 Đã gửi : 24/02/2016 lúc 10:24:41(UTC)
vietthang82

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 20-02-2016(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 27 lần
Được cảm ơn: 23 lần trong 11 bài viết
Mười Bảy năm về trước tôi đã tìm đến với Ngài Quán Thế Âm qua Bạch Y Thần Chú.Cũng với tâm mong cầu tai qua nạn khỏi cho bản thân và gia đình.Có những linh ứng ngoài sự mong cầu muốn được chia sẻ cùng cuiyang07.Thời còn đi học tôi cũng rất tự ti và mặc cảm với khuôn mặt đầy mụn bọc của mình,thêm cái tội mặc áo 2,3 hôm là mốc đen xì.Khi niệm Chú tôi không mong cầu 2 điều đó nhưng kì diệu thay khoảng 3 tháng sau mặt tôi 90 phần trăm đã hết muộn.Mồ hôi không làm mốc áo nữa,không còn một chấm đen mốc luôn mới diệu kì.Và một điều khá thú vị nữa là người tôi luôn có một mùi thơm khi người nào tiếp súc gần tôi tưởng rằng tôi sử dụng nước hoa.Nhưng rồi cũng như bao nhiêu người khác,cuộc sống khét nghiệt đã làm tôi xa dần những lần niệm Chú.Chỉ khi cùng cực đau khổ mới tìm về với Ngài.Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm.
thanks 3 người cảm ơn vietthang82 cho bài viết.
cuiyang07 trên 24-02-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 24-02-2016(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 27-10-2019(UTC) ngày
cuiyang07  
#3 Đã gửi : 24/02/2016 lúc 03:34:45(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3645 lần trong 890 bài viết
Mỗi người có những con đường riêng để đến với đạo, sống trọn được với đạo hay không thì ở chính bản thân mỗi người. Cuộc sống có khắc nghiệt hay không đều do chính bản chúng ta tạo ra hoàn cảnh đó. Vì ai cũng lấy cái thể vật chất cơ thể này là quí trọng, mà bỏ quên cái thể tinh thần mới cần phải được chăm lo, bồi dưỡng, tu học. Vì coi cơ thể mình là cao quí, nên họ xây dựng nên những thứ vật chất khác để cung phụng những khoái lạc phục vụ cho cơ thể vật chất này như sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Và chính từ đó mới tạo nên những hoàn cảnh như chúng ta là cuộc đời khắc nghiệt, số phận bi ai. Lấy cái cớ quên đạo đổ lỗi cho hoàn cảnh, nghịch cảnh.

Quay về con đường đạo không bao giờ là muộn, sống được với đạo lúc nào thì hãy cố gắng sống cho trọn vẹn dù chỉ còn là những giây phút ngắn ngủi cuối đời. Tôi cũng đang nỗ lực, cố gắng trau dồi cái tâm thức, thể tinh thần kia để biết mà buông bỏ, thảnh thơi với những sự ràng buộc của cái vật chất. Đời vô thường mà đừng chờ đợi ngày mai mới thực hiện nó. Nếu ngày mai tôi chết tôi chưa biết được con đường đi của mình, thì đó mới là điều đáng buồn.! Thầy dặn tôi, em phải tu học để biết trước con đường em đi. Có như thế em có chết cũng không sợ. Hãy đối diện sự thật, quay lại hỏi chính tâm thức mình, đã biết đường đi chưa? Nếu chưa đó chính là động lực thúc đẩy ta tiếp tục dấn thân tìm con đường giải thoát đó
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 5 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
chuctinh trên 24-02-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 24-02-2016(UTC) ngày, vietthang82 trên 25-02-2016(UTC) ngày, anhdao3107 trên 05-03-2016(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 27-10-2019(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.