Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 24/02/2016 lúc 10:36:01(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3645 lần trong 890 bài viết
Trả lời thắc mắc trong tu học


......Huynh đã viết:
Phật dạy: "Nếu y pháp tụng trì, nhất tâm tinh cần, thì công lực nói không thể hết. Kính Đàn pháp này không được cho người khác thấy nếu thấy thì không tốt, mất linh nghiệm, không được thành tựu viên mãn. Pháp này cần phải bí mật, không được tuyên nói, hãy tự mình chứng biết. Tùy ý mong cầu quyết được thành tựu thọ hưởng được cái vui nhiệm mầu thù thắng".

(Nên nhớ ! Khi kiết Ấn Chuẩn Ðề chớ nên cho những người khác thấy, hoặc đem ra biểu diễn ắt phải bị sa đọa. Chỉ có nhập thất một mình mới dùng kiết Ấn Chuẩn Ðề mà thôi, phải thận trọng cho lắm !)

có phải nhiều đạo hữu chỉ lập đàn hoặc tu tập vào lúc 11-12h đêm trở đi vì lý do này hay ko chị ?
nếu thực sự vậy thì gia đình em được điểm đạo cả 4 người thì có cần giữ bí mật với nhau về pháp tu hay ko ?


Trả lời:

Kính đàn là pháp khí luôn đi cùng với pháp tu Chuẩn đề. Kính đàn để nơi trang nghiêm thanh tịnh, ở nơi thờ phụng như bàn thờ Phật. Không để cho người khác thấy. Tại sao không cho người khác thấy, vì tính tò mò họ không biết sẽ soi, xem xét, vô tình sẽ soi mình vào trong đó. Nếu là người tu hành tinh nghiêm, nghiêm mật, thành tựu. Kính đàn thể hiện lên năng lực của người hành giả. Do khí chất của người vô tình không tương thích sẽ dễ bị tác động bởi những sinh khí từ kính đàn phát tiết ra. Như tôi đã nói phật pháp, thần chú, cũng như năng lực vi diệu của nó sẽ luôn luôn là những điều lợi ích cho người hành giả. Nhưng là người khác không có sự thanh tịnh thân và tâm, giống như 2 luồng điện trái chiều thì sẽ đẩy nhau. Phòng thờ bàn thờ phật, kính đàn tượng trưng cho thanh khí dương. Người không tu học thân thể ô trược do thu nạp vận chuyển những thức ăn động vật, tàng âm,tâm tính tham lam, ích kỷ... không tu học. Thì dễ bị tác động. Đầy là sự hiểu nông cạn chia sẻ để biết tránh làm tổn hại đến người khác do sự bất cẩn của người ta. ( Kính đàn này thường là của các bậc thầy mới có nhiều năng lực như vậy).

Ở những phương pháp khác từ người Thầy khác trao truyền thì tôi không biết. Nhưng ở phương pháp tu này của Thầy Hùng chia sẻ đó là một phương pháp phổ truyền rộng rãi Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, giống như Lục tự đại minh chân ngôn : Om ( Úm) Mani Pad Mê Hum. Của Tây tạng. Nhưng con đường đi đến sự thành công của sự công phu tu luyện như thế nào thì đó là điều tự nỗ lực của người hành giả, cũng như người Thầy hướng đạo cho người đó. Tức là giữa Thầy và Trò , đệ tử có sự ràng buộc, mối liên hệ. Mà chỉ có người Thầy và người đệ tử đó biết.
Tu Mật tông là con đường ngắn. Nhưng nó đòi hỏi căn duyên của người đệ tử với người Thầy đó từ nhiều đời, nhiều kiếp. Từ bi, trí, dũng. Có thể trong hành trì hoằng hóa mật chú Chuẩn đề người thầy đó trao phổ truyền cho rất nhiều người. Nhưng để mật truyền thì thiểu số ít và có sự lựa chọn cũng như biết trước của người Thầy. Đâu là người đệ tử chân truyền, có đầy đủ năng lực, trí huệ để có thể thọ lãnh tu học thành tựu, và năng lực hoằng truyền phương pháp đó. Đây là sự sắp xếp, tiếp nối từ nhiều kiếp từ phương pháp tu học, cũng như thiên mệnh của từng cá nhân trong sự nghiệp hoằng hóa phật pháp nói chung, và mật pháp nói riêng.

Sự tu học , trì niêm công phu của từng hành giả là sự chuẩn bị của đời sống tâm thức về quay về đời sống tâm linh. Công phu tu học để quay về bản tánh hằng có. Nếu đã nói sự quay về tâm thức thì người hành giả đó phải ý thức được sự tu học của mình là nội tâm, quay về nhìn nhận lại cái bản thể sẵn có trong con người mình, chứ không phải là sự phóng dật ra bên ngoài để tìm cầu những cảm xúc thú vui dục lạc của xác thịt. Nên những hình thức kiết ấn, niệm chú để khoa trương , dọa người ở chốn đông người nó thể hiện cho tâm thức phóng dật, tham cầu, thiếu trí huệ chứ không phải là sự phản tỉnh quay về sự nội tâm. Câu nói đó : “Nên nhớ ! Khi kiết Ấn Chuẩn Ðề chớ nên cho những người khác thấy, hoặc đem ra biểu diễn ắt phải bị sa đọa. Chỉ có nhập thất một mình mới dùng kiết Ấn Chuẩn Ðề mà thôi, phải thận trọng cho lắm !). Như lời nhắc nhở phản tỉnh lại sự vô minh tham cầu của kẻ tu học. Vì như thế nó đi ngược lại với chân lý uy nguyên là sự thường hằng phật tánh. Mà đi ngược lại chân lý thường hằng là vô minh, mà đã vô minh thì có luân hồi sinh tử.
Với Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ta tu học, trì niệm là tạo cho ta một lối sống trong từng thời khắc, sát na, trì niệm và tinh giác trong mọi động thái đi, đứng, nằm, ngồi. Nên ở đây không có đặt nặng phải đúng giờ Tý mới công phu, lập đàn.
Gia đình bạn thật có phước là có 4 người đồng đạo, cùng chia sẻ giúp đỡ nhau trong tu học. Đó là cộng nghiệp tốt, nhưng ai cũng có biệt nghiệp riêng. Cũng là một câu chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nhưng có người tiến nhanh, có người tiến chậm. đạo hữu có thể khéo léo trí huệ chia sẻ kinh nghiệm để khuyến tu kẻ khác, nhưng có những điều chưa thể chia sẻ vì chưa đủ cơ duyên. Cho nên mới có câu chờ đủ nhân duyên là vậy. Không có gì là bí mật với người đủ duyên, nhưng sẽ là bí mật với người chưa đủ cơ duyên. Vì có nói cũng vô ích vì họ đâu có thọ lãnh được mà hiểu.

Đôi lời chia sẻ, chúc bạn tu học tinh tấn.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 5 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Thuong76 trên 24-02-2016(UTC) ngày, Haophuong trên 03-03-2016(UTC) ngày, yennguyen trên 20-03-2016(UTC) ngày, Tầm Đạo trên 28-01-2019(UTC) ngày, lientrung trên 27-03-2021(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.