Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 11/02/2015 lúc 09:09:02(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3210 lần trong 450 bài viết


Quán màu


Màu trắng trong, thường thường cho ta thấy biết một sự thanh khiết. Ở đây chúng ta trở lại quán “ Lam” tự, hoặc quán 9 chữ phạn. Ở phương pháp tu quán này người hành giả nên tập tu có một xâu chuỗi lần tay. Miệng chúng ta đọc Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, tay trái kiết ấn Kim cang, tay phải cầm chuỗi khi lần hạt chuỗi, chuỗi ngón tay cái của mình vẽ chữ “ Lam” trên từng hạt chuỗi. Cứ như vậy mà từng tự lần chuỗi. Ở phương pháp này nó sẽ giúp cho ta biết rõ từng hạt từng chữ, vừa biết được mà tĩnh tâm. Khi chúng ta quen lần chuỗi như thế rồi thì ngay nơi đó quán chữ Lam mầu đỏ hoặc màu vàng, màu trắng. Hãy kiên nhẫn mà trì niệm như vậy. Trước khi quán các màu ta nên chọn màu trắng, từ màu trắng đục, thời gian sau sẽ trắng trong. Chúng ta nên thực hiện phép quán này trong đi, đứng, nằm, ngồi. Nghĩa là chúng ta hãy hành thiền quán này bằng cách thoải mái tự do. Khi quán chưa thấy màu, nhưng ngay nơi đó ta đã có sự biết rõ ràng ở từng hạt. Ở phép tu thiền quánn Mật chú này đòi hỏi người phải tỉnh giác, phải biết mình đã có cái biết hằng có trong ta, đó cũng gọi là cái tâm, cái biết này các bạn phải biết rõ ràng.
- Biết mà phân biệt tức là thức.
- Biết mà hiểu là trí.
- Biết mà không dính và hai khía cạnh trên đây là cái biết hằng có hằng biết.
Chúng ta hãy nhìn chúng dù ở khía cạnh nào cũng có cái biết cả, chúng ta không thể chối bỏ nó. Trong sự đau khổ cũng có cái biết đó, trong sự vui sướng lạc quan cũng có cái biết đó, ở đâu ta cũng có cái biết rõ ràng đó, mọi người, mọi tầng lớp đều có, nhưng chúng ta bị đoạ lạc là tại vì chúng ta duyên theo cảnh, biết rồi sống theo cảnh đó, cảm xúc đó, cảnh và cảm xúc nó sẽ thay đổi tất nó vô thường. Còn cái biết quí bạn thấy nó không thêm cũng không bớt, ở mọi khía cạnh đều có, ở mọi thời gian đều có. Ngay nơi cái biết đó nó không có thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai. Đại hội Linh sơn còn mãi là vì cái biết đó. Ngay nơi Đức Ca Diếp mỉm cười vẫn y như vậy. Tại đại hồi này Đức Bổn Sư Thích Ca đưa cành hoa lên , Ca Diếp tích tắc thời khắc đó mỉm cười. Ngài đã biết Đức Phật đang chuyển pháp luân lần thứ hai. Đức Phật đang thể hiện sự sống hằng có, một loại trí huệ siêu việt 3 đời chư Như lai đều trao. Cái gì đưa cành hoa? Cái gì biết mỉm cười. Ở hai câu này nó không có cách biệt, khoảng cách, không có phàm thánh, không có bất cứ cái gì ở nơi đó. Nó không có niệm thứ hai. Đức Phật đưa cành hoa ấy, cũng như trong kinh Kim cang ngài Tu Bồ Đề thấy ngay nơi Đức Phật trong sự sanh hoạt hàng ngày của Đức Phật khi đi khất thực, khi thuyết pháp, khi thọ thực. Những việc rất bình thường nhưng siêu việt. Tất cả những cái đó đều có trong chúng ta, nhưng ta khác với Đức Phật, khác với ngài Ca diếp là ta cũng làm, cũng ăn, cũng mặc áo. Nhưng chúng ta sống trong sự phân biệt trên cảnh duyên đó. Khi mặc áo còn so đó áo này áo nọ, ăn món này ngon món này dở...Như vậy mà chúng ta bị vật đó chuyển đưa mình vào sự khổ luân hồi, áo không đẹp, món ăn không thích sanh ra khổ. Ngược lại đẹp, ngon sanh ra tham, si bảo thủ ngã mạn lấp đầy. Còn ở nơi người trí, người ta cũng thấy cũng nghe, cũng biết nhưng không đắm chìm trong duyên cảnh cảm xúc người ta cũng có cái thân, nhưng cái thân đó là cái biết hằng có. Vì sao gọi là hằng có, vì khi vật đến, duyên đến thì nó có ngay, biết rõ ràng rồi thôi không phân biệt trắng đen để hiểu. Khi hiểu tất đã có ý. Ở ngay đây chúng ta tu theo pháp Thiền quán Mật chú Chuẩn đề, chúng ta không có dính ở thánh, không có dính ở phàm, không còn sự đối lập trong tâm ta. Nếu chúng ta chấp vào sự thánh giải tức đã có phàm tánh rồi, ngược lại khi có sự so đo phân biệt phàm tâm sẽ có thánh giải. Ngay Đức Lục Tổ Huệ Năng thường nói:
Ngơ ngơ chẳng tạo dữ,
Ngốc ngốc chẳng làm lành.
Lặng lẽ dứt thấy nghe,
Thênh thang tâm không dính.

Ngay bài thơ này trong tâm trạng sẽ thấy không còn dính ở một pháp nào cả. Người hành giả đang trong tâm không tới, không lui, không dính mắc, không buông bỏ. Chỉ tuỳ duyên mà sống thôi, và tiếp là câu nói của Ngài Viên Ngộ: “ Sau khi nhận được ý chỉ phải miên mật tương tục giữ gìn khiến không gián đoạn để trưởng dưỡng thánh thai. Dẫu cho gặp cảnh giới ác mà vẫn có khả năng dùng được định lực chánh tri kiến dung nhiếp nó khiến thành một phiến thì cơn biến đổi lớn sanh chẳng đủ làm động lòng mình, hàm dưỡng được lâu năm sẽ thành con người vô vi, vô sự, đại giải thoát, đâu chẳng phải là chỗ làm đã xong, việc hành cước đã rồi ư.” . Trích trong Kho báu nhà thiền

Ngay nơi đoạn thơ này nói lên khi chúng ta đã biết thật rõ ràng cái biết hằng có trên thì mãi miên mật hành trì bảo nhậm nó để một thời gian sẽ thấy đuợc sự giải thoát, ở thiền quán Mật chú Chuẩn đề khi hành giả đã ngộ được tự tánh thanh tịnh ( cái biết không phân biệt hằng có) thì người hành giả bảo nhậm nó bằng tâm niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm xuyên suốt trong đi, đứng, nằm, ngồi. Cứ trì niệm suốt khi thời gian trì niệm dài, số lần niệm nhiều khiến cho tâm ta luôn luôn lúc nào cũng biết từng chữ, từng âm, từng niệm và ngay nơi đó người hành giả sẽ được chứng ngộ cái biết hằng có ngay nơi chính mình. Còn những văn tự ngữ ngôn diễn đạt là cái chân biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngay nơi tâm đó quí bạn sẽ chứng ngộ từng phần thật rõ ràng trên tâm niệm đó. Các bạn sẽ thấy năng lực vi diệu của tâm chú Phật Mẫu Chuẩn Đề, người hành giả chỉ cần chuyên tâm trì niệm vạn pháp vi tế lưu trú trong tâm ấy sẽ thể hiện ra. Và chính ngay nơi đó tâm sáng biết sẽ chứng ngộ ngay nơi đó, người hành giả sẽ tự biết tâm ấy đã có sẵn trong 3 đời không có sự nhiễm ô, không có một pháp nào dù hay không có một pháp nào thiếu cả, và sẽ thấy Phật, Bồ tát, giáo nghĩa của chư Như lai 3 đời một cách chân thật nhất không còn bị các pháp gạt chúng ta nữa. Cuộc đời sống hoàn toàn chân thật giải thoát không bị sự ràng buộc dính mắc của pháp trần.

Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền,
Báu sẵn trong nhà thôi tìm kiếm,
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.
Bài thơ này nói lên sự lạc đạo giữa cuộc đời muôn sự tuỳ duyên, duyên đến thì làm duyên qua liền thôi không bám víu, chấp giữ, không bỏ, không nhận, tuỳ duyên như vậy để sạch hết cái ta xen vào, đói đến thì ăn không cần phải đắn đo suy nghĩ ngon dở, mệt thì nghỉ ngủ, tất cả hành trạng cũng như người đời. Tuỳ duyên mà long rỗng rang vô sự, vì đã biết rõ trong ta đã có của báu phật tánh thanh tịnh hằng có rồi, không gì ở thế gian này sánh bằng. Trong cuộc sống hàng ngày đối cảnh mà tuỳ duyên vô sự, vô tâm thì ngay nơi đó là thiền, đối trước mọi cảnh mà không mất mình thoải mái nhẹ nhàng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Như vậy cứ đi qua các cảnh, các pháp mà không để lại dấu vết, không lưu giữ trong tâm một bóng dáng.

Nhạn bay qua trên trời
Bóng chìm dưới nước lạnh.
Nhạn không có ý để dấu lại.
Nước không có tâm giữ bóng kia.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Ai niệm? Đâu Mất rồi?
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chủ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí


Sửa bởi người viết 11/02/2015 lúc 09:18:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 9 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Thuannadl. trên 11-02-2015(UTC) ngày, yennguyen trên 12-02-2015(UTC) ngày, Hoatnaovien. trên 13-02-2015(UTC) ngày, HaiLam trên 15-02-2015(UTC) ngày, anhdao3107 trên 25-02-2015(UTC) ngày, Thuong76 trên 20-03-2015(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 16-07-2015(UTC) ngày, NgocDuc trên 19-09-2015(UTC) ngày, Linhchieu' trên 24-10-2015(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.