Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
vanminh  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
TÂM SỰ TU HỌC
Nam mô Đại từ, đại bi quan thế âm Bồ tát “Úm ma ni pap mê hum. Hật rị”.
Nam mô Thất cu chi Chuẩn Đề Phật Mẫu “Úm chiếc lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”.
*Kính chào Huynh Đệ - Tỷ Muội!
*Thời gian thấm thoát trôi, nó khắc nghiệt đến từng phút giây. Mỗi bản thể cá nhân là một phần tất yếu của xã hội cùng vòng quay khắc nghiệt của thời gian không dừng lại.
Tôi đến với tu tập Mật Tông rất tự nhiên như cái sự vốn có của cuộc đời vốn rất nhanh, cần biết và cái duyên - Nhưng cũng không thiếu cái sự khó của việc "Tìm đường TU"...
Hôm nay lần đầu tôi viết vài dòng tâm sự đời thường của bản thân sau một thời gian tu học, tôi xin nhấn mạnh "Đời Thường" vì sao?
Vì tôi nghĩ rất là đơn giản: sự việc gì trên đời này cũng đều xuất phát từ đời thường, tôi xin dẫn chứng ví dụ của trẻ thơ con nhà tôi như sau:
Trong dịp noel vừa rồi các con tôi rất háo hức cho việc noel ở trường học các cháu có hỏi tôi:*
- Ba ơi! Có ông già noel đến tặng quà không Ba?
- Tôi đáp: có chứ con, con hãy viết điều con mong muốn rồi gửi cho ông già noel, Ông sẽ xem xét!
- Con tôi hỏi: thế ông già noel có trước con người hả Ba?
- Tôi trả lời: con người có trước con à? Vì con gọi là "ông" già noel và ông già noel sinh ra để mang điều tốt lành đến cho con người...
Ở đời thường này chúng ta hàng ngày đều đối diện nhiều cái sự hàng ngày bình thường mà mỗi chúng ta đều phải nhìn nhận và giải quyết cho bằng xong một vấn đề đặt ra. Có một ví dụ mà chúng ta cứ tạm thời quên mà không để ý: Đó là pháp luật, hai từ này dường như chúng ta không muốn để ý tới nhưng thực chất chúng ta đều hiểu rằng Pháp luật là do chính con người đẻ ra mà chúng ta quên mất....
*Thưa quí Đạo hữu, mỗi chúng ta gọi là Tu là sao đây? diễn đàn Tâm Mật cũng như là một món quà với sự công đức của nhiều Đạo hữu, xuất phát điểm với một tâm nguyện gửi tới quí đạo hữu mong hai chữ An Lạc của mỗi cá nhân trước hết, vì sao? Vì chúng ta hàng ngày bản thân mỗi chúng ta đều có một hoàn cảnh riêng, gia đình riêng, và mỗi chuyện riêng của bản thân của mỗi gia đình chúng ta: Mong sự tìm đến sự bình yên cho bản thân, Mong người thân được bình yên, giảm nghiệp cho bản thân chúng ta....tất cả những cái đó theo tôi hiểu đó là sự mong cầu. Riêng bản thân tôi mỗi ngày thức dậy từ 6h sáng là đã phải đối diện với sự trả nợ tổ tiên đã cho, rất đơn giản: lo ăn sáng và đưa con đi học và chiều lại đón con, nghĩ thông thường thì việc này đó là trách nhiệm của người Cha nhưng tôi lại hiểu khác vì đó là những việc tôi phải trả nợ cho người sinh thành đã từng làm cho tôi khi còn ấu thơ.
Vậy đấy, cái sự vui, hay là cái sự tu theo tôi nhiều khi nó lại rất đơn giản như vậy ( có thể chỉ là ý kiến riêng của bản thân vì tôi không phải bậc chân tu). Đúng như vậy, cái việc Tu chính là cái ta mong cầu mọi sự tốt lành đến bản thân và gia đình, chúng ta ngồi đây bên nhau, gặp gỡ, tu học lẫn nhau cũng chỉ với mục đích này, xét lại quá trình của các đạo hữu mà tôi biết và các bạn biết cũng đều xuất phát từ việc bản thân hay gia đình hay người thân mà chúng ta gặp nhau nơi đây, giúp đỡ nhau để tìm đến cái sự An Lạc...Tôi không đọc được nhiều kinh sách Phật Giáo vì bản thân còn có quá nhiều việc phải lo cho bản thân và gia đình, hàng ngày phải đối diện với nhiều Cơm-Áo-Gạo-Tiền... Nhưng tôi cứ tự hỏi: những giáo lý phật giáo, kinh phật do ai nghĩ ra, viết ra, truyền qua nhiều thế hệ... Để làm gì? Cũng chỉ nhằm cho chúng sinh hay con người tốt hơn, an lạc hơn trong kiếp con người này.
Một ví dụ: Tại sao chúng ta đi xem bói? Câu trả lời đa phần là bản thân chúng ta hoặc gia đình có việc nên mới đi...
Vậy đó, cái đời thường của chúng ta lại là cái sự thật đó.
Vậy tôi Tu làm gì? Có nhiều câu trả lời, nhưng cái cốt yếu là tôi tìm cái sự, mong cái sự bình yên cho bản thân và gia đình. Mỗi khi tôi ngồi xuống trì chú Ngũ Bộ Chú chỉ mong cho bản thân gia đình được bình yên, bản thân mình thì được hưởng cái sự tạm quên cái vất vả lo lắng hàng ngày...Bản thân là cũng được gọi là Tốt ( Theo sự đánh giá của đạo hữu cũng như Huynh Tỷ) nhưng thực chất tôi chỉ mong cầu cái sự bình an cho bản thân mình và người thân...
Đây chỉ là lời chia sẻ từ bản thân và mang tính chất tâm sự cho bớt cái lo lắng Cơm-Áo-Gạo-Tiền hàng ngày cố không nghĩ tới mà không được, nhiều khi còn không muốn mở mắt khi trời sáng... Nhưng cái đó chúng ta đều không thể bởi sao? Đơn giản vì mở mắt ra là lại 6h sáng rồi...và chúng ta lại....
Đôi dòng tâm sự cùng đạo hữu!
Kính chúc quí đạo hữu cũng như các thành viên diễn đàn Tâm Mật một thân tâm An Lạc cho bản thân mình!
hungvuong  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
hungvuong

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 4 lần trong 4 bài viết
Cảm ơn huynh đã chia sẻ!
Đệ cũng xin nêu quan điểm của đệ một chút nhé huynh. Đây chỉ là ý kiến chủ quan của đệ thôi ạ, có gì sai sót mong huynh tỉ bỏ qua và chỉ dạy cho đệ với!
"Vậy tôi Tu làm gì?Có nhiều câu trả lời, nhưng cái cốt yếu là tôi tìm cái sự, mong cái sự bình yên cho bản thân và gia đình."
Đệ nghĩ thế này nhé : đây là mục đích tu . Theo đệ , mục đích tu tập của mọi người thì nhiều lắm, có người tu tập để mong cầu sự giải thoát, có người để mong cầu sự khai mở trí huệ, có người thì mong cầu quyền năng để dúp người, có người thì mong cầu sự an lành an lạc cho bản thân và gia đình( như huynh vậy). Mục đích thì như vậy nhưng đệ nghĩ việc tu tập còn mang lại cho chúng ta nhiều , rất nhiều thứ nữa mà ta không biết được. Quyền năng ấn chứng chắc ai cũng sẽ trải qua, nhưng đệ nghĩ việc khai mở trí huệ quan trọng hơn. Nó dúp ta bớt dần tham sân si, giúp ta không còn chấp trước, diệt trừ bản ngã..., tóm lại là xóa đi lớp vô minh mà từ lâu đã che phủ cái tâm viên minh của ta. Đệ nghĩ chính cái viên minh giúp ta thấy đươc bản lai diện mục của sự vật . Mà khi đã thấy được bản lai diện mục của sự vật rồi thì ta sẽ tự cảm thấy an lành an lạc mà thôi. Và chính cái sự an lành an lạc này giúp ta cảm thấy hạnh phúc.
Nhân đây đệ xin chia sẻ một câu chuyện ngắn thế này ạ :
Người nông dân hỏi nhà sư :
-Sư tu tập như thế này thì bao giờ Sư thành Phật?
Vị Sư trả lời :
" Ta đi trên đó một thuyền
Ta về trên đó một thuyền, ta đi "
Vâng, theo ý hiểu của đệ thì biển học vô bờ, Phật Pháp vô biên.Chúng ta khi đã bước chân xuống thuyền rồi thì ráng tâm tu tập. Phật Pháp vô bờ , biển học vô biên!
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.