Cách đây 2556 năm theo Phật lịch, Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh ở gốc cây Sala, trong vườn Lâm-tì-ni, và khi thành Phật Thích Ca, Ngài cũng nhập diệt ngay giữa hai cây Sala tại Câu-thi-na. Từ đó loại cây này được xem như là cây của nhà Phật, được quý sư vô cùng yêu quý.Sala là loại cây thân gỗ, có thể cao tới 30 - 35m. Hoa sala ra từ thân cây chứ không phải từ cành, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 3m, có suốt từ tháng 3 đến hết tháng 9 âm lịch mỗi năm.
Hoa Sala màu đỏ, thơm mát, chỉ nở từ sáng đến trưa là rụng cho hoa kế tiếp mọc lên. Quả Sala lớn tròn to đường kính quả 15 - 24cm chứa khoảng 200 - 300 hạt. Ngoài ra cây Sala có kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và tác dụng giảm đau nên có khả năng chữa một số bệnh.
Sư Giác Minh Luật, tịnh xá Trung Tâm cho biết: Vì là cây gắn liền với cuộc đời Đức Phật nên Sala thường được trồng ở trong Chùa, Tịnh xá… như cây Bô Đề. Theo truyền thống Phật giáo của các nước Nam tông như Ấn Độ, Srilanka, Nepal… thường hay dùng biểu tượng hoa Sala để trang trí trong ngày Phật đản.
Những hình ảnh đẹp giữa nhà Sư và hoa Sala: Mỗi năm cây Sala nở hoa từ tháng 3 đến 9 âm lịch
Mỗi khi hoa Sala nở lại khiến quý Sư nhớ đến hình ảnh đức Phật lúc đản sanh và nhập diệt
Theo lời Sư Minh Luật, hoa Sala chỉ nở vào buổi sáng, buổi trưa đã tàn
Sáng nào sư Minh Luật cũng ra chiêm ngưỡng hoa Sala để thúc liễm thân tâm cố gắng tu tập
Sự ra đi của hoa này là tiếp tục cho một bông hoa khác - thể hiện sự vô thường để đạt sự giải thoát.
Chính sự đặc biệt này nên dù hoa Sala rụng xuống nhưng vẫn đẹp trên tay của mỗi người, vẫn là một loài hoa được quý mến trong lòng người con Phật
Riêng đối với sư Minh Luật, cây Sala như là một người bạn, người thầy để cùng nhau tiến tu trên con đường tìm sự giải thoát.
Theo: Hoài Lương/Kienthuc.net.vn