[SIZE="3"]
[SIZE="5"]
Miễn cưỡng không hạnh phúc[/SIZE]
Ăn chơi ngỡ là chuyện sướng, ai mà không thích, lúc nào mà chẳng thích, ai dè không phải thế. Thực ra, nếu nó diễn ra trong trường hợp không phải vướng víu chuyện nhà, không bị “theo dõi” bởi ai đó và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của cá nhân cũng như những người cùng tham gia thì mới mang lại niềm vui.
Đừng miễn cưỡng, sẽ không hạnh phúc - Ảnh minh họa
Cũng vậy, không phải được yêu và có tình yêu là hạnh phúc bởi lắm khi yêu và được yêu là một sự... miễn cưỡng, trong tình huống quá lứa lỡ thì (nên yêu đại) hoặc đối tượng yêu mình là người mà mình không có bất kỳ rung cảm nào mang tên tình yêu hoặc không hòa hợp được trong cách nghĩ, lối sống.
Và lấy một người mà mình bị “cưỡng ép” bởi nhiều lý do từ vật chất tới tinh thần, vì cần-phải-lấy thì cũng chẳng thể nào “song hỷ” được, nên dù ngoài mặt cười cười nhưng trong bụng thì héo queo.
Những biểu hiện “bằng mặt không bằng lòng” ấy vốn dễ làm ta hao tổn năng lượng và kỳ thực cũng là hành vi “dối mình, dối người” vừa đáng thương nhưng cũng đáng trách bội phần.
Do vậy, “sống thực” là một đề nghị để ta có thể vững vàng mà từ chối những lời đề nghị hoặc chủ động mà nói ra suy nghĩ của mình để tránh gây tổn thương âm thầm trong mình.
Biết là có nhiều thứ tế nhị ta không thể nói trắng ra nhưng cũng có thể “phản ứng” bằng những ngôn ngữ khác chứ đừng “ngoài tươi trong héo”.
Trong nhà Phật có từ “phát tâm” để chỉ cho việc hoan hỷ mà nói, làm của người con Phật. Làm việc tốt, việc thiện phải trên sự phát tâm thì mới lợi lạc cho mình và người, bằng không thì ta dễ tạo nghiệp xấu từ chính việc làm mang tên “thiện lành” của mình.
Nên, “nghệ thuật” hay không là ở chỗ “biết” người biết ta, cái biết (chánh kiến) sẽ giúp ta làm việc một cách thong dong, đi giữa cuộc đời một cách thảnh thơi như đi trên thảm đỏ chứ không phải tiến bước một cách khó nhọc như lội trên chông gai, bùn lầy...
Theo : L.Đ.L: giacngoonline[/SIZE]