Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 11/04/2016 lúc 09:27:15(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết

Hỏi : Tham tu có phải là tham?

mình không tham cầu gì cả, 1 vấn đề gì dù cố gắng mãi vẫn không được thì lâu dần sẽ tự hỏi bản thân, "mình làm có đúng lời dạy của Thầy hay ko?" , "mình làm sai ở điểm nào?", thành thật xin lỗi chị vì lúc nào cũng phiền đến chị do bản thân tự tu tập nên có rất nhiều điều không hiểu, mình không "mong cầu" điều gì cả, chỉ mong cầu để được giải thoát, được đi đúng đường, bất cứ hành giả nào tu tập đều muốn như thế vì vậy luôn luôn trao dồi học hỏi các bậc thiện tri thức đi trước, để hoàn thiện cách tu tập của bản thân luôn theo định hướng của người truyền pháp đề ra. (KHÔNG SỢ GÌ CẢ, CHỈ SỢ BẢN THÂN MÌNH BẤT TÀI, KHÔNG LÀM ĐÚNG LỜI THẦY DẠY, KHÔNG NGẠI GÌ CẢ, CHỈ NGẠI ĐI SAI ĐƯỜNG MÀ NGAY CẢ MÌNH KHÔNG BIẾT)
TU HÀNH MÀ MONG CẦU THÌ NÓ PHẠM CHỮ "THAM", VẬY MONG CẦU GIẢI THOÁT THÌ SAO?

Đáp



Khi bắt đầu khởi sự tu học thì người hành giả đi cùng với thời khóa tu học là sự sám hối nghiệp chướng của mình từ vô thủy vô chung. Lời sám hối này như sự tỉnh thức nhắc nhở tâm ý người hành giả trong giờ phút đó sống trong giới định tuệ, một sự sống chân thật, thanh tịnh, tỉnh giác có như thế nghiệp chướng được tiêu trừ. Tu học mới có sự tinh tấn phát triển. Rất nhiều hành giả thắc mắc tại sao tu học hoài, quán mãi mà không thành tựu. Ở khía cạnh này người hành giả nên tỉnh giác nhìn quay lại phía bản thân mình. Tự hỏi xem một ngày bản thân dành cho sự tu học trì niệm được bao nhiêu biến, và có bao nhiêu số biến thanh tịnh để đạt được những công đức thù thắng. Lời kinh ý phật thuyết không có bao giờ sai. Nhưng để đạt được những thành tựu, thắng giải như trong kinh phật thuyết , đòi hỏi tâm hành giả phải thanh tịnh. Khi mọi sự lăng xăng, vọng niệm được thấy biết trong sự tỉnh giác không dính mắc. ( hay nhà thiền nói là vọng niệm lặng xuống) thì ngay giờ phút đó người hành giả sẽ đạt được những công đức, phước báu như kinh phật thuyết.

Đấy là điều thứ nhất, điều thứ hai là rất nhiều hành giả cho rằng sự tu học chỉ là khi ngồi thiền công phu, trì niệm quán tưởng. Còn những giờ, phút ngoài là ngoài sự tu học. Khi nghiệp quá khứ chưa được trả hết bởi thời khóa công phu ít chưa đủ công đức để trả nợ quá khứ. Thì ngoài những giờ phút cho là tịnh tu, thì người hành giả phóng dật , tạo tác cho những nghiệp mới. Nghiệp cũ chưa xong, nghiệp mới trồng chất. Nên người hành giả đòi hỏi, hoặc thắc mắc cho sự không thành tựu của mình đó là sự vọng tưởng, nếu thực hành như vậy thì 80 năm sau cũng chưa thành tựu được chữ Lam, chứ nói gì đến những chủng tự khác.

Khi tâm thức chúng ta được phơi bày, có khi chúng ta không chấp nhận được những điều đó. Nhưng một sự hiển nhiên nó ẩn tàng trong tâm thức vô ký của chúng ta, mà chúng ta không lường được. Nó đạo diễn đủ mọi hình thức, tướng trạng khác nhau. Nhưng gốc dễ của nó cũng là chữ Tham, sân, si.

Khi đạo hữu hỏi chữ “ Tham” trong tham cầu giải thoát nó có khác ? Tuy đồng chữ “ Tham” nhưng sự thực hành có khác. Trong Tương ưng bộ kinh. Đức Phật có thuyết “ Tứ như ý túc” trong đó có “ Dục như ý túc” .

Khi cái dục của chúng ta là sự tham, mong muốn dục lạc, phóng dật ,cái dục biếng nhác, thụ động với vọng tưởng vô minh sẽ đưa con người đến sự đau khổ. Nhưng cái dục, tham cầu sự tu học thiền định tinh tấn nhiệt thành, sung mãn ngày đêm, tâm rộng mở, sáng chói đưa người hành giả đến sự chứng ngộ, thắng trí, đạt đạo quả. Khi chứng ngộ, thắng trí, đạt đạo quả thì cái dục, cái tham không còn nữa.

Câu chữ nó biểu hiện lên là như vậy. Nhưng để đạt thành như vậy vẫn phải là cả một quá trình tu học. Nên chúng ta luôn luôn phải trí huệ, tỉnh giác để nhìn nhận lại sự tu học của mình có thật sự trọn vẹn cả thể xác lẫn tinh thần hiến trọn, cúng dường cho chư Phật . Hay là cuộc sống sự ràng buộc gia đình, chồng vợ, con cái, tiền tài, danh vọng. Khi tác ý khởi sự so sánh đó thì sẽ biết luôn cái quả giải thoát hay không.

Đôi lời chia sẻ để cùng nhau tu học tinh tấn nhiệt tâm.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 3 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Thuong76 trên 11-04-2016(UTC) ngày, chuctinh trên 11-04-2016(UTC) ngày, Tầm Đạo trên 23-01-2019(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.