Các cuộc phiêu lưu khác tiếp theo của Narota cũng tương tự như vậy.
Dù là một cao thủ huyễn thuật, nhưng Narota vẫn không sao lường được cảnh tượng biến ảo khôn lường do Tilopa bày ra. Ông muốn điên cả đầu, thế nhưng khát vọng tìm cho được Tilopa để làm lễ bái sư càng thôi thúc ông mãnh liệt. Narota lang thang khắp xứ sở, lớn tiếng kêu gọi tên vị đạo sư thần bí; vì biết rằng vị đạo sư kia có thể hóa thân thành mọi hình tướng, nên ông sẵn sàng quỳ phủ phục dưới chân của mọi khách qua đường để lễ bái.
Một buổi chiều nọ, Narota đến một nghĩa trang. Một bó củi nằm lăn lóc ở một góc, thỉnh thoảng có ngọn lửa lóe ra, giữa các thanh củi cháy dở là một xác người co quắp cháy đen. Nhờ ánh lửa, Narota thấy loáng thoáng có một người nào đó nằm dài dưới đất, Ông xem kỹ lại thì thấy người kia đang nhìn ông mỉm cười tinh quái. Narota vụt hiểu ngay, ông liền quỳ mọp xuống và đặt bàn chân của sư phụ lên đầu. Lần này thì Tilopa không biến mất nữa.
Suốt bao nhiêu năm, Narota đi theo hầu hạ mà vị sư phụ lại không hề dạy cho đệ tử một chữ nào. Trái lại,Narota lại tỏ ra hết lòng tuân mệnh và tin tưởng thầy tuyệt đối, dù phải chịu đựng vô vàn điều thử thách. Tôi xin kể lại một vài điều.
Theo tập quán của những vị khổ tu Ấn độ, thì hằng ngày Narota phải đi khất thực và trở về với bình bát chứa cơm, canh. Ông dâng bình bát lên cho sư phụ, và theo giới luật, ông chỉ được ăn sau khi đạo sư của mình đã ăn no. Tilopa ăn hết sạch và bảo rằng thức ăn ngon qua nên muốn ăn thêm. Không đợi thầy nói thêm, Narota vội vã ôm bình bát dến nhà vị thí chủ tốt bụng để xin thêm. Khi đến nơi ông thấy cửa đã đóng, nhưng vị môn đồ kia không nản chí, Ông phá cửa , đi vào nhà bếp thì thấy vẫn còn cơm canh trên lò lửa, liền múc thêm cơm canh cho đúng với sở thích của sư phụ. Đúng lúc vị chủ nhà trở về, bèn cho ông một trận đòn ra trò khiến mặt mày thâm tím.
Narota cố lê thân về gặp Tilopa, nhưng vị sư phụ chẳng thèm ngó ngàng gì đến gã đệ tử đáng thương, mà chỉ buông một câu khinh khỉnh:
_ vì ta mà người phải chịu đựng bao điều khổ cực, chắc ngươi rất hối hận vì đã làm đệ tử ta phải không?
Dù thân thể đau đớn như dần, Narota đáng thương vẫn cố lấy hết sức để thề rằng ông hoàn toàn không hề hối hận khi nhận Tilopa làm sư phụ. Ông cho rằng được làm môn đồ của đạo sự như Tilopa phải trả một giá rất đắt, có khi bằng cả sinh mạng.
Một lần khác khi đi cạnh một ống cống lộ thiên, Tilopa quay sang hỏi các đệ tử cùng đi với mình:
Nếu ta yêu cầu thì ai trong số các ngươi dám uống nước cống này?
Vấn đề không chỉ là vượt qua được cảm giác tởm lợm, mà còn phải chịu đựng sự uế tạp, một điều rất nghiêm trọng đối với tu sĩ thuộc giai cấp Bà la môn. Trong khi các đệ tử khác còn đang do dự thì Narota đã bước tới để uống nước cống kinh tởm kia.
Thử thách sau đây càng dã man hơn nữa.
Hai thầy trò sống trong một thảo am ở bìa rừng. Một hôm khi đi khất thực ở làng về, Narota thấy trong lúc ông vắng mặt, Tilopa đã vót một số xiên tre và đang trui chúng trên lửa. Narota ngạc nhiên, liền hỏi sư phụ mình dùng thứ đó để làm gì.?
Tilopa mìm cười đầy ý nghĩa, rồi hỏi:
Nếu bị ta bắt buộc thì liệu ngươi có chịu đau nổi không?
Narota liền trả lời rằng ông đã tận hiến cho sư phụ nên sư phụ muốn làm gì tùy thích.
- Vậy thì hay lắm – Tilopa ra lệnh: Ngươi hãy chìa tay ra đây.
Narota ngoan ngoãn vâng lời. Tilopa liền dùng các xiên tre đang nóng đâm vào từng móng tay, móng chân của Narota. Rồi bỏ mặc đệ tử đang quằn quại đau đớn trong thảo am, Tilopa thản nhiên bỏ đi ra ngoài và dặn Narota cừ nằm đó chờ ông về.
Mấy ngày hôm sau vị đạo sư tàn nhẫn kia mới quay về. Ông thấy gã đệ tử đang ngồi xổm trong lều, các xiên tre vẫn còn đâm sâu vào da thịt.
Tilopa cất tiếng hỏi:
Mấy ngày qua sống một mình, ngươi suy nghĩ những gì? Giờ đây có phải ngươi đang nghĩ rằng ta là một gã sư phụ mất hết nhân tính và tốt nhất là nên bỏ đi, có đúng vậy không?
Narota liền đáp:
- Con đang nghĩ đến cuộc sống khủng khiếp đang chờ con ở địa ngục, nếu như con không có cơ duyên được gặp sư phụ để học pháp môn “ Đốn ngộ”, giúp con chứng ngộ và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Tôi xin kể thêm một thử thách hài hước khác nữa.
Tilopa đang cùng môn đồ đi dạo thì gắp một đám rước cô dâu. Vị đạo sư liền ngoảnh mặt hỏi các môn đồ:
- Trong các ngươi đây, ai có thể cướp được cô dâu đem đến cho ta? Ta thích cô ta
Một lẫn nữa, trước khi Tilopa dứt lời, Narota đã xông tới đám rước. Đoàn người trong đám rước nhận ra đó là một vị tu sĩ Bà la môn nên ngỡ rằng ông ta đến để ban phước cho cô dâu. Nhưng khi thấy Narota nắm lấy cô dâu toan dắt đi thì nào là gậy gộc, nào guốc dép, nào hộp đựng lễ vật thi nhau đập tới tấp lên người Narota. Và vị môn đồ nhiệt tình kia một lẫn nữa lại nằm im bất động tại chỗ sau trận đòn trí mạng.
Ngay sau khi hồi tỉnh, ông đã vội lê bước một cách khó nhọc theo Tilopa. Vị đạo sư quái dị vẫn chào đón ông bằng câu nói quen thuộc sau mỗi lần thử thách: “ Ngươi có hối hận không?” Và cũng như mọi lần, Narota khẳng định dù có phải chết muôn vạn lần ông vẫn cầu mong được làm đệ tử Tilopa.
Tiếp theo đó, ông bắt phải nhảy xuống từ mái nhà cao, băng qua lò lửa, và hoàn thành nhiều điều thử thách lạ thường mấy lần khiến ông suýt mất mạng.
Sau một chuỗi dài những khổ đau, cuối cùng Narota đã được bù đắp công lao, nhưng không phải bằng hình thức điểm đạo hay truyền pháp thông thường.
Trích đoạn trên tôi đưa ra từ cuốn sách Đạo sư và Huyễn Thuật của Alexandra David Neel là tôi thấy đó là những bài học giá trị, rất giá trị từ một vị Thầy đáng kính, một bậc thầy giác ngộ, cũng như tư chất của một vị đệ tử. Có thể rất nhiều những vị hành giả chúng ta khi đọc qua những ý niệm, những câu chuyện trên cho rằng đó là câu chuyện không có thực hoặc vị Thầy kia quá ác, hoặc giả vị môn đồ kia có quá bất giác khi một lòng tin tưởng vị Thầy đáng kính một cách tuyệt đối. Nhưng thật tế đó là những bài pháp vi diệu một con đường tắt, mà vị Thầy đáng kính kia đang mài rũa cho một nguồn sáng mới, một ngon chủ đăng sáng chói tiếp nối sau này giáo pháp tối thượng của Đức Phật.
Tôi khi đọc những câu chuyện này có những sự chấn động rung chấn trong tâm thức chân thật. Vì tôi thấy hình ảnh vĩ đại, tấm lòng từ bi, một trí huệ trác tuyệt vi diệu của vị Tổ đáng kính Tilopa và một hình ảnh người Thầy vĩ đại của tôi cư sĩ Thanh Hùng. Ở đây có một sự tương đồng vi diệu ở một lối tu, , ở một tầm tư tưởng vượt bậc, ở một lối thử thách phi lý, vô lý. Nhưng nó lại là sự " đốn ngộ" tối thắng mà tất cả các hành giả mua đạt , muốn sự thắng ngộ. Tôi không thể sánh được với một hình ảnh vĩ đại là ngài Narota, nhưng vì tối phước báu có được chút ít sự tương đồng trong cảnh ngộ của những bước đầu tu học, nhận những sự thử thách từ vị Thầy, có những đồng cảm nhận, thọ nhận những ý niệm chân thật tại ngay giờ phút giây đó.
Sau mỗi lần Thầy thử thách tôi: Thầy luôn hỏi tôi một câu quen thuộc: " Em có hối hận không? Khi lựa chọn con đường này, khi lựa chọn tôi là vị Thầy của mình".
Tôi cho dù lúc đó chưa lãnh ngộ được ý chỉ từ thầy, nhưng một lòng tuyệt đối tin tưởng: Em không hối hận khi lựa chọn con đường tu này, cũng như không hề hối hận khi nương tựa vị Bổn sư là Thầy.
Trong muôn vàn thử thách từ vị Thầy của mình. Thầy là nhà sáng chế, biên kịch, đạo diễn, diễn viên. Đối đãi với tâm thức của tôi như một trò chơi. Dạy cho tôi phải biết y như vậy. Làm chủ chính mình.
Cuiyang07