Danh hiệu: Administration
Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC) Bài viết: 1,390
Cảm ơn: 757 lần Được cảm ơn: 3652 lần trong 895 bài viết
|
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG SỢ SINH TỬ Đệ tử :
Thưa Thầy trong bài pháp hôm qua Thầy có viết là không có sinh tử . Con có một thắc mắc là làm thế nào để mình có tâm huyết tu học cho vững chắc hơn vì nhiều lúc con vẫn còn sự giãi đãi không biết sợ sinh tử xin Thầy chỉ dạy cho con ạ .
Thầy :
Mình phải phát bồ đề tâm, thọ Bồ Tát Giới rồi, trong những kinh mật giáo thứ nhất cái vị đó họ phải thọ Bồ Tát Giới thọ cái tâm nhất để đi vào cái con đường đó nếu mà cư sĩ hay là xuất gia cũng vậy cái bậc thọ giới Bồ Tát Giới rất quan trọng, có cái lợi là mình đã thọ Bồ Tát Giới rồi. Nhưng mà qua cái tâm đó nó cũng có một cái phần là phát bồ đề tâm, phát bồ đề tâm tức là nãy giờ mình nghe mình nói như vậy bắt đầu nó mới có cái tinh thần dũng mãnh nghe giáo lý nó thoải mái nó hạnh phúc trong tâm của mình nó không có thực ngã, nó vô thường thì ngay chỗ đó người ta nói gọi là phát bồ đề tâm. Phát được cái đó giờ phải nghiên cứu sự vật của mình gặp hàng ngày trong khi thiền quán, khi đi đứng nằm ngồi.
Thí dụ như mình biết như vậy rồi thì mình biết cái thân này không ai chủ thể. Phương pháp quán của Ngài Mahasi là ngày xưa ngài Anan thực hiện như Ngài bước đi … bước đi … bước đi, chân trái bước, chân phải bước. Ngài mới bước. Đứng lại, Ngài mới đứng lại. Suy nghĩ, Ngài mới suy nghĩ để người ta bắt, người ta bắt cái niệm đó, người ta nhìn thấy cái niệm đó, nhìn thấy để làm chi để biết thật sự những cái niệm đó bao đời bao kiếp nó làm cái ngã của mình chứ không có. Nếu mà biết thật sự cái đó nó lộ diện lên, thì ngay chỗ đó có một cái biết của mình, mình biết mình mới nói như vậy. Nhưng mà từ từ tập một thời gian. Như Ngài Anan ôn tập thực hành một thời gian rồi, Ngài cũng lo nhiều chuyện thế trong một quá trình, trong thời gian. Khi Đức Phật nhập diệt thì Ngài Ca Diếp mới tổ chức kết tập kinh điển lần thứ nhất, mà lần kết tập kinh điển đó chỉ có những người Thánh đệ tử của Đức Phật mới vào cái pháp hội đó thôi, thì lúc đó Ngài Anan chưa có là thánh chưa đắc quả, cho nên ông ráng sức tu trong vòng 7 ngày ráng sức, cái ngày cuối cùng là ngày mai là cái ngày khai mở hội đó kết tập kinh điển đó rồi tối Ngài cũng chưa có thấy được đạo trong tâm Ngài mới quyết trí là phải thành đạo, quyết trí là phải thành đạo, chứng thành đạo quả, nhưng cuối cùng mệt nhọc quá Ngài mới thôi, không có nghĩ đến chuyện đó nữa bắt đầu Ngài mới vô trong cái thiện sàng Ngài mới nằm xuống, nằm xuống, nằm xuống, nằm xuống, nằm xuống để coi cái tư tưởng nằm xuống làm sao thì cái thân Ngài vừa chạm xuống cái giường là ngay chỗ đó NỔ cái thân và cái tâm thành một. Ngay chỗ đó nó không còn một cái sự vọng tưởng nào, cảm xúc nào Ngài đắc quả A La Hán.
Mới đầu mình coi mình bước, mình ngồi, dơ tay lên, tôi suy nghĩ. SUY NGHĨ, tôi đang dòm, tôi đang nhìn, tôi đang nói Ha Ha Ha… cái đầu tôi đang lắc hả, thiền quán. Nó cũng là một cái hay mà nó nằm trong cái chuỗi thiền quán Vipassana của Đức Phật để lại, cái đó cũng là cái môn, rồi đi, đang bước chân đi, bên trái bước bên phải bước, đứng lại đứng, nó vậy đó. Ở trong lòng thấy nó lên nó nóng, quay lại trong tâm nó nóng, rồi nó cồn cào bao tử , nó ngứa chân mình bước chân cứ vậy. Cả một cái chuỗi đó chung bao ngày, thì nó sẽ mình sẽ thấy một cái chuỗi tổ hợp đó để nó thành hình cái thân của mình, để ngay chỗ đó khi mình biết là nó rụng biết bao nhiêu kiếp làm người, rồi nó đắc quả luôn, tập đơn giản như vậy nhưng hiệu quả rất cao. Rồi những cái tâm tư nguyện vọng nào nó mạnh quá giận hay gì, giận quá nó không xuống nổi thì ngay đó mình hít vô thở ra biết hít vô thở ra, hay mình bụng phình ra – sẹp, phình phình – sẹp, phình – sẹp là mình theo dõi hơi thở, rồi mình quay vô trong trái tim thấy mệt, tim mệt, đập mạnh, đập nhẹ hơi thở ra mạnh, hơi thở vào, tập như vậy thành Đạo luôn. Nó dễ, giáo lý của Đức Phật nên nhớ giáo lý của Đức Phật đơn giản, bình thường đem lại hạnh phúc cho chúng sinh. Còn không có kiểu cái sự ràng buộc khổ đau này kia.
Nhưng mà mới đầu khi mình va chạm vào thiền quán hay này kia thì cơ thể mình nhiều khi nó sẽ bộc phát những cái sự nóng lạnh cũng như ở đây nhiều khi đi không nổi luôn. Những cái năng lực của thần chú mình đưa vô nó chuyển hoá thân như vậy thì mới được, cũng như cái lu cái chậu của mình để nhiều ngày cát với bụi nó đóng ở trong, bây giờ đổ nước vô cũng như mình đổ cái giáo pháp của Đức Phật vô mình quậy thì nó phải động thôi, nó không động thì làm sao nó hết bụi cũng như cái bệnh cái vui buồn nó cũng vậy, phải thấy cái đó là cái khổ rồi mình hít vô nhiều khi nó không thông nó nặng ngực rồi khổ đau. Cho nên nhiều thiền sư nhiều ông gặp thiền sinh.
ông hỏi “ hôm nay thấy khổ không ?”.
Ông kia nói “ hôm nay thấy khổ”
Ông bảo “ được”.
Ở trong Phật Pháp thấy khổ để thoát khổ, còn chúng sinh thấy khổ để khổ thêm, biết không hai cái đó nó khác xa.
Bách Pháp minh môn vấn đáp – Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: T.C.Trí
Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường |
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH |
3 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
|
|