Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
10 năm về trước, khi “phong trào” nghiện hút ma túy ăn mòn một bộ phận của xã hội, nhắc đến những “con nghiện” là người đời lại lắc đầu ngao ngán. Nhưng cũng từ đây, mọi người lại xôn xao về một vị Đại đức nổi tiếng với “phép màu cai nghiện”. Đó là Đại đức Thích Thanh Huân - trụ trì chùa Pháp Vân (đường Giải Phóng, Hà Nội).

UserPostedImage
Đại đức Thích Thanh Huân giới thiệu nơi ở của những người nghiện ma túy và nhiễm HIV tại chùa Pháp Vân.
Rủ nhau lên chùa cai nghiện

Gặp chúng tôi với nụ cười ấm áp luôn hiện hữu trên môi, Đại đức đã kể về cơ duyên “đưa đẩy” ngài thành lập CLB Hương Sen nhằm giúp đỡ những người nghiện hút và nhiễm HIV.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2001, khi thầy Huân tham gia Ban Hoằng pháp Thành hội Phật giáo Hà Nội, đi giảng kinh Phật khắp các chùa ở thủ đô. Từ những bài giảng, phật tử tìm thầy ngày càng đông, rồi họ tìm về tận chùa Pháp Vân gặp thầy để tìm sự thanh thản, giãi bày nỗi niềm trong cuộc sống. Trong đó, rất nhiều người nghiện hút và mang trong mình căn bệnh thế kỷ AIDS.

Thầy tâm sự: “Khi biết họ là những người bị nhiễm HIV, tôi hiểu rằng họ tìm đến chùa là mong tìm được sự thanh thản trong cuộc đời mà họ đang bị xa lánh. Tôi nghĩ những người có căn bệnh này là một nỗi bất hạnh lớn, và rất cần được giúp đỡ. Từ đó, tôi nảy ra ý định thành lập một trung tâm tư vấn về HIV/AIDS”.


"Đây là cách tu hãm rất hiệu quả, dù không xuống tóc những vẫn có thể giã từ ma túy".


Đại đức Thích Thanh Huân

Với ý tưởng ban đầu chỉ là một nơi để tư vấn về HIV nhưng tới tháng 7.2003, thầy đã quyết định thành lập một “trung tâm cai nghiện” ngay tại chùa. Những ngày đầu, khi những “con nghiện” đến với chùa, Đại đức Thích Thanh Huân đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn, trước hết chính là định kiến xã hội về những người đã từng một thời lầm lạc. Hơn nữa, quan niệm chùa chiền vốn thanh tịnh không thể dung chứa những thành phần bất hảo của xã hội.

Bên cạnh đó, nhà chùa lại phải đứng ra gánh vác việc tổ chức cho những người tới đây ăn ở, thậm chí cả việc mua thuốc chữa bệnh cũng phải tự lo. Nhưng rồi, nhờ sự kiên trì, quyết tâm và tấm lòng từ bi bác ái của Đại đức, những khó khăn bước đầu cũng dần qua đi.

Cùng với sự giúp đỡ của các trung tâm y tế, cấp thuốc hỗ trợ chữa bệnh cho những người nhiễm HIV, chùa Pháp Vân đã trở thành chốn nương nhờ lý tưởng cho những người nghiện, nhiễm HIV. Câu lạc bộ đầu tiên đã được thành lập mang tên “Vì ngày mai tươi sáng”.

Tính cho đến nay, trong chùa đã tiếp nhận, nuôi dưỡng trên dưới 300 người nghiện ma túy, nhiễm HIV. Lúc đông, trong chùa có tới 25-30 người ăn ở sinh hoạt tại chùa. Hiện chùa đang xây dựng nên chỉ còn vài người được ở lại tại chùa. Số khác, hoặc chỉ tới ở một thời gian ngắn hoặc về sống với gia đình lâu lâu mới qua chùa sinh hoạt CLB.

Đến thăm chùa, chúng tôi gặp các anh Trọng, Dương, Hà là những người đầu tiên bước vào chùa cai nghiện. Họ bị nhiễm HIV từ tiêm chích ma túy nên có thể không cứu được tính mạng nữa, nhưng vẫn quyết tâm đoạn tuyệt ma túy. Ở chùa, ngấm giáo lý nhà Phật, các anh đã đạt được ước nguyện. Hiện nay, các anh đã trở thành những tình nguyện viên giúp đỡ những bạn tới sau cắt cơn nghiện cũng như tìm lại niềm hy vọng vào cuộc sống.

Anh Hà nói: “Ngoài việc bồi dưỡng kiến thức về HIV/AISD, nhà chùa còn chú trọng tăng cường sức khỏe, học tập sử dụng thuốc nam và tập dưỡng sinh cho những người tới cai nghiện. Bên cạnh đó, hàng ngày chúng tôi còn ngồi thiền, tụng kinh. Tinh thần rất phấn chấn”. Theo thầy Huân: “Đây là cách tu hãm rất hiệu quả, dù không xuống tóc những vẫn có thể giã từ ma túy”.

Tâm sự với chúng tôi anh D - một trong những tình nguyện viên - chia sẻ: “Đã đến đây nương nhờ cửa Phật, dù không vì mình cũng phải cố gắng vì gia đình, vì nhà chùa. Trong quá trình tự cai, mọi người tự kìm hãm, giám sát lẫn nhau tuân thủ nội quy của thầy đã đề ra, đấm bóp, tắm rửa cho nhau. Người cũ đã cai thành công sẽ giúp đỡ, hỗ trợ người mới đến.”

Lấy từ bi để cảm hóa

Đến với “trung tâm” không chỉ có những người nghiện hút, mà còn có nhiều cô gái không may bị lây nhiễm HIV từ chính chồng mình. Thầy Huân kể lại: “Có nhiều cô cứ đến chùa, thập thò ngoài cửa, đến 2 – 3 lần rồi lại về, gương mặt ngại ngùng, sau thầy biết mới phá lệ đón cả nữ vào “chữa bệnh”.

UserPostedImage
Đại đức Thích Thanh Huân chia sẻ với Dân Việt những câu chuyện cai nghiện nơi cửa Phật
Chia sẻ về những bệnh nhân “đặc biệt” này, thầy Huân cho biết: “Ấn tượng nhất trong số những cô gái đến đây là cô H bị lây HIV từ chồng. Từ khi chồng mất, cô bị gia đình chồng hắt hủi, đuổi ra khỏi nhà. Về với bố mẹ đẻ, cô cũng bị xua đuổi, phải đi lang thang, không nhà cửa. Cô tìm đến đây và được nhà chùa nhận lại nuôi dưỡng, giúp đỡ chữa bệnh”.

Ngay từ khi còn học ở Đài Loan, Đại đức Thích Thanh Huân đã được các thầy bên đó đã khuyên rằng: “Khi học xong rồi thì nên đi cứu giúp các phật tử. Bởi giúp đỡ chúng sinh là việc nên làm, phải làm. Chứ cứ lập chùa mà ngồi thiền thì “mất hết đệ tử”. Việc vào nhà tù, vào nơi nghiện, chỗ nhiễm HIV để tìm đệ tử, an ủi, giúp đệ tử vượt qua những cơn bi quẫn cùng cực, đã là công việc quen thuộc của sư và sư thầy khác rồi.”
Hiện nay, ngoài thời gian chữa bệnh ở chùa, cô đã được tạo điều kiện đi học may và đang đi phụ giúp tại một hiệu may nhỏ gần chùa.

Theo thầy Huân, có rất nhiều thành phần, đủ mọi tầng lớp tìm đến chùa. Nhiều nhất là những lao động phổ thông ra thành phố và sa ngã rơi vào cạm bẫy của ma túy. Nhưng cũng có không ít trường hợp là sinh viên, viên chức. Hầu hết họ đều mắc nghiện, nhiễm HIV do thiếu những hiểu biết để tự bảo vệ bản thân. Nếu được tư vấn đầy đủ, chắc chắn con số này sẽ bớt đi.

Cũng bởi muốn mở rộng ra cộng đồng và con số người đăng ký tham gia CLB quá đông nên đầu năm 2004 thầy cho mở thêm một quán cà phê của những người bị nhiễm HIV ở Gia Lâm (Hà Nội). Ít ai có thể ngờ, chủ quán cà phê này bị nhiễm HIV, và đó cũng là nơi tập trung tư vấn giúp đỡ cho những người cùng cảnh ngộ quanh khu vực Gia Lâm.

Sau đó, thầy mở thêm các nhóm như “Hướng Dương”, chuyên dành để chăm sóc các bà mẹ đang mang thai hoặc sinh con nhiễm HIV. Tiếp đó, thầy Huân lại cho lập thêm nhóm “Bình Minh” tại quận Thanh Xuân, do Nguyễn Trọng Kiên, một họa sĩ nhiễm HIV làm trưởng nhóm.

Đối với Đại đức Thích Thanh Huân, việc nhà chùa giúp đỡ người cai nghiện tìm thấy niềm tin, giúp người nhiễm HIV tìm thấy khát khao sinh tồn, không phải là chuyện mới. Bởi rằng, theo tâm niệm Đức Phật ở xa mà lại gần. Người tu hành phải tận tụy với đời, không bao giờ đòi hỏi, trách phạt, phân biệt cư xử. Sống giản dị, toàn tâm toàn ý cho một cuộc sống bình đẳng và lo cho mọi người đều được cư xử như nhau.

Cửa Phật không bao giờ khép lại với chúng sinh. Đến rồi đi là quy luật của tạo hóa. Chùa không giam hãm cũng không ép buộc bất kỳ ai. Cai nghiện thành công có lẽ chính ở liệu pháp tinh thần trong mỗi người nghiện, người nhiễm.

Theo: Dân Việt
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.