Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Hằng ngày nấu cơm, rửa bát chuẩn bị các món ăn để phục vụ cho chư Tăng và quý Phật tử dùng bữa trong quá trình tu tập, đây là niềm vui của những người làm vãi ở chùa.
“Nghề” không lương


Đến chùa Hoàng Pháp (Hóc Môn - TPHCM), ai cũng có thể thấy một lượng Phật tử từ vài nghìn đến mấy chục nghìn người về tham dự các khóa tu Phật thất, khóa tu mùa hè, đặc biệt là khóa tu mỗi ngày tại chùa.

UserPostedImage
Để đảm bảo đủ thức ăn cho người đến chùa, các vãi phải nấu từ lúc 3 giờ sáng đến trưa mới xong.


Để đáp ứng cho việc ăn uống của những người đến tu tập, nhà chùa phải thành lập một đội chuyên nấu ăn ở dưới bếp chùa. Đội nấu ăn này do quý thầy và một số Phật tử trực tiếp đứng nấu từ 3 giờ sáng cho đến khi xong việc.

Ngoài đội nấu ăn còn có cả trăm người khi tới đây cũng xuống phụ giúp theo. Những người này có thể là doanh nhân, quan chức, kỹ sư, bác sĩ, người nhà giầu, người nổi tiếng, người của công chúng… tất cả khi vào đây đều tự nguyện xắn tay áo và làm.

Việc phục vụ ăn uống cho các Phật tử tại đây chỉ có một bữa ăn sáng và trưa. Mặc dù chỉ là đồ chay nhưng để đáp ứng cho vài nghìn đến mấy chục nghìn người thì khối lượng công việc quả thất là không nhỏ.

Chị Hoàng Thị Quyên, quận Tân Phú thường xuyên lên chùa phụ giúp tâm sự: Bữa sáng thì ăn đơn giản, có khi chỉ là tô mì, ổ bánh mì kẹp nhân chay... Đơn giản vậy đó nhưng để thu dọn và rửa tô, đũa muỗng cho bữa sáng cũng phải cả trăm người phục vụ.

Còn bữa trưa chỉ là cơm chay nhưng cũng phải có đủ từ bốn đến năm món ăn. Chính vì thế số lượng xoong, nồi, bát chén và những công việc không tên để hoàn thành một bữa ăn tại đây là khá lớn.

Làm vì niềm vui của người khác

Điều đặc biệt của “nghề” làm vãi tại bếp chùa Hoàng Pháp là không thấy có người chỉ huy, vậy mà hơn trăm người vẫn làm việc miệt mài, không ngơi tay, không ai đùn đẩy việc cho ai, ai cũng làm việc với một trách nhiệm cao nhất.


UserPostedImage

Các vãi đến chùa phụ việc đều trên tinh thần tự nguyện.



Người làm công quả ở đây có cả nam và nữ từ người già bảy, tám mươi tuổi đến trẻ em tám, chín tuổi. Tùy theo khả năng mà mỗi người tìm công việc phù hợp cho mình như sắp đũa, nhặt rau, rửa chén…

Dù phải làm công việc trong điều kiện nóng nực, quần áo ướt nhèm, chân tay lem luốc vì lau chùi xoong, nồi, bát chén… nhưng không một ai tỏ vẻ mệt nhọc, không có một tiếng than mà chỉ có những nụ cười.

Nguyễn Thị Giang, sinh viên năm 2, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM tâm sự: “Mỗi lần đến chùa phụ làm bếp, em cảm thấy khi làm không mệt mà vui, về đến nhà thì toàn thân rã rời nhưng em vẫn muốn lần sau lại làm tiếp”.

Đa số các vãi đều cho rằng mình làm việc này vì muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho khóa tu. Có người cho rằng mình đã có điều kiện để thường xuyên nghe Pháp nên tự nguyện đi phụ việc nhà bếp để dành cho người khác được thảnh thơi tu tập.

Thầy Thích Giác Thông, tu tại chùa Hoàng Pháp chia sẻ: “Có thể mới đầu làm quý anh chị sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên sau mỗi buổi làm quý vị sẽ từ cao ngạo, quen bắt người khác phải cung phụng, quan tâm… trở nên trân trọng tất cả mọi người, tính ích kỷ cũng dần biến mất, cái tôi không còn ngự trị trong tâm…”.

Được biết chùa Hoàng Pháp dù phải chuẩn bị rất nhiều thức ăn cho cả mấy chục nghìn Phật tử nhưng chưa lần nào nơi đây bị ngộ độc thực phẩm. Điều này có được là nhờ những người vãi tận tâm.

Hoài Lương/bee.net
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.