Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
hieuthaychua  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Mình có đọc bài viết này trên webtretho.com mình thấy rất hay vì đã giải thích cho mình nhiều vấn đề cơ bản để mình hiểu thêm về đạo Phật, nó phù hợp với người mới bước đầu tìm hiểu về đạo phật như mình. Mình là người có gửi ban quản trị bài viết "Trường hợp như mình có nên xin thọ nhận pháp tu không".
Gửi bạn chocolate_fudge202:

Em chào anh, anh cho em hỏi chút về vấn đề này nhé. Người thì nói mỗi con người có số phận khác nhau. Nhưng có ý kiến cho rằng số phận là do mình quyết định, tính cánh gieo số phận. Mà tính cách, nghị lực của mỗi con người cũng đều do số, cuối cùng 1 vòng lẩn quẩn cũng là do số phận quyết định. Anh cho em xin chút ý kiến về vấn đề này nhé. Anh cứ post hộ em vào topic Những câu chuyện tâm linh để mọi người đọc luôn ạ.
Em cám ơn anh nhiều nha .

Hôm qua mình có gửi cho bạn mà hiện lên tn trắng vậy chắc cái web browser của mình bị lỗi.Nay xin giải đáp những thắc mắc của bạn theo quan điểm của mình,quan điểm của một người Phật tử.nếu có điều gì sơ sót mọi người góp ý thêm.

Người ta nói mỗi người đều có một số phận: người thì sinh ra đã giàu; người thì sinh ra đã nghèo; có người khi đã chào đời đã không cần lo âu về tiền bạc, của cải, vật chất; có người mấy tuổi đầu đã phải bươn chải kiếm sống.Người ăn không hết,kẻ lần không ra;người thì lành lặn,khỏe mạnh,kẻ thì đau ốm tàn phế,người sống thọ,kẻ chết trẻ.

Đôi lúc, mọi người thừa nhận rằng : "Cuộc đời vốn không công bằng." Và họ thường than thân trách phận:"Ông trời vốn dĩ bất công".Xin thưa là nếu cuộc đời con người chỉ là một sự sắp đặt cũa một đấng thần linh hoặc một đấng cao siêu nào đó thì đâu có cái gọi là Nhân quả Luân hồi.Làm sao mà có công bằng giữa người và người?
Nếu số phận của một người chỉ là một sự sắp đặt của một đấng cao siêu nào đó thì thật là sai lầm.Nếu như vậy,mình chỉ là con rối trong cái vòng lẩn quẩn đó.Mình bị thao túng bởi thứ gọi là số phận sao? Chắc đa phần trong đây,cũng nhiều người đi coi bói,người thì tin sái cổ,người thì không tin...không tin những vẫn đi coi..coi xong thì mang sự thấp thỏm,lo sợ vào người.Thật đúng với câu "Ách giữa đàng đi quàng vào cổ" là vậy.
Mọi lý thuyết cho rằng số phận con người là do quá khứ trước đây an bài, sắp đặt cả, mọi cố gắng hay nỗ lực đều vô ích.Vậy nếu mọi cố gắng là vô ích thì hóa ra chúng ta cũng chỉ là những quân cờ trên bàn cờ số phận thôi sao?
Nhưng đạo Phật ra đời đã cho giúp chúng ta hiểu rõ hơn về số mệnh.Mọi hành động,việc làm và nhân quả của chúng sinh đều liên quan đến chữ nghiệp.Vậy Nghiệp là gì?

Theo từ nguyên, nghiệp, tiếng Sanskrit gọi là karma, Pàli gọi là kamma có nghĩa là hành động có tác ý (volitinan action). Nói cách khác, nghiệp luôn luôn được bắt nguồn từ những tạo tac của tâm(y) thông qua những hoạt động của thân, miệng, và ý, gọi chung là tam nghiệp. Do đó, một hành động (tạo tác), nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là nghiệp, mà hành động chỉ được gọi là hành động hay hành động duy tác (kriyà). Và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm.

Có 4 loại nghiệp:
_Tích lũy nghiệp là những nghiệp thiện,nghiệp ác mà chúng ta đã làm từ vô thủy cho tới nay.
_Tập quán nghiệp là những nghiệp mà do phong tục tập quán của chúng ta,như đâm trâu...
_Cận tử nghiệp là những nghiệp xảy ra trong lúc con người dần đi vào cõi chết.
_Cực trong nghiệp thì liên quan đến ngũ nghịch đại tội: giết cha,giết mẹ,giết A La Hán,làm Phật chảy máu,chia rẽ Tăng già.Riêng mắc một trong năm tội này thì đời đời kiếp kiếp bị đày trong Địa ngục A Tì,mãi mãi không được siêu sinh.


Nghiệp có nhiều loại, nhưng Phật giáo thường chú ý hai loại chính la dẫn nghiệp và mãn nghiệp. Dẫn nghiệp là nghiệp dắt dẫn chúng sanh đi vào một trong sáu cõi, trong số này có ba cõi thiện là cõi loài trời, cõi loài A-tu-la và cõi loài người. Và ba cõi ác là cõi loài người rất nhiều, mắt ta không thấy họ, nhưng không phải là không tồn tại. Dân gian không biết, gọi họ bằng đủ các thứ tên như thần, tiên, quỷ….Trong các loại chúng sanh sống ở cõi ác, co hai loại mắt người không thấy được là chúng sanh loài quỷ đói và chúng sanh loài địa ngục. Loài quỷ đói là loài chúng sanh do cấu tạo sinh lý (bụng rất to, nhưng cổ họng rất bé) cho nên luôn luôn bị đói. Chúng sanh ở địa ngục thì bị khổ triền miên, khổ ở mức loài người không tưởng tượng nổi. Còn súc sanh thì rất nhiều loại, không thể biết xuể được, nhưng chúng có đặc tính chung là hay cấu xé lẫn nhau, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Loại súc sanh quen thuộc nhất là gia súc như chó, mèo, gà, lợn, ngựa, trâu. Chúng nó sống khổ thế nào, chúng ta đều biết. Nhưng có điều nhiều người không biết là nếu không sống thiện, không tu tập và sống lối sống ngu si như súc vật thì sau khi chết, chúng ta có thể tái sanh, và làm súc vật.

Cho nên, ít nhất chúng ta phải biết cơ chế vận hành của nghiệp, đặc biệt là loại nghiệp gọi là dẫn nghiệp. Mục đích là dùng cơ chế vận hành của nghiệp để cuộc sống chúng ta có ý nghĩa, để cho chúng ta chủ động tạo ra những nghiệp có cường độ mạnh để cho đời này cũng như ở các đời sống sau, chúng ta không bị đoạ vào các cõi ác, khổ và luôn tái sanh vào các cõi lành, cõi thiện, dẫn chúng ta đến mục đích cao nhất là giác ngộ và giải thoát.

Vì dẫn nghiệp quyết định hướng tái sanh, cho nên cũng có tên gọi là tái sanh nghiệp, với tiếng Anh tương đương là reproductive kamma. Kamma là tiếng Pali nghĩa là nghiệp, còn tiếng Sanskrit tương đương là karma, một từ mà sách Tây Phương rất hay dùng để chỉ nghiệp.

Tái sanh nghiệp hay dẫn nghiệp là những hành động tạo nghiệp có cường độ mạnh hoặc thiện hay bất thiện, quyết định hướng tái sanh của một chúng sanh cũng như những sự kiện chủ yếu ở đời sau của chúng sanh đó. Sau đây, tôi xin đưa vài ví dụ minh hoạ, trước hết những hành động tạo nghiệp cực ác, quyết định không tránh khỏi hướng tái sanh của một chúng sanh vào một trong ba cõi ác là địa ngục, quỷ đói, súc sanh. Đó là các hành động cố ý giết cha mẹ, bậc Thánh A-la-hán, làm chảy máu Phật và phá sự hoà hợp của Tăng chúng. Nếu phạm vào một trong năm nghiệp ác nói trên, thì nhất định phải tái sanh vào cõi sống ác, khổ. Năm trường hợp nói trên là những trường hợp cực đoan, còn nói chung sống buông thả, không giữ năm giới, không làm điều thiện thành thói quen, với tâm ác không biết sửa chữa đều có nguy cơ sanh vào một trong ba cõi ác là địa ngục, quỷ đói và súc sanh, và dù có may mắn được tái sanh làm người thì sẽ là người sống bất hạnh như chết yểu, tật nguyền, hay ốm đau bị người đời khinh rẻ….
Chung quy cũng vì tam nghiệp thân khẩu ý mà ra.
Vậy nên kiếp nay hạnh phúc hay đau khổ,nghèo hay sang,bệnh tật hay ốm đau cũng là do nghiệp dẫn mà sự báo ứng của quy luật nhân quả.
Chỉ có điều,nhân vô ý thì quả vô tình,gieo gió thì luôn gặt bão.Đủ duyên,thì nghiệp sẽ tới.Nên trong Phật giáo,chỉ có một chữ "tùy duyên".

Vạn pháp tùng duyên sanh
Chư pháp tùng duyên diệt.

Tất cả các nghiệp thiện,ác đều do tam nghiệp thân khẩu ý mà ra.Những nghiệp dữ được chia ra như sau:
a) Những nghiệp dữ về Thân có ba là: Sát sanh, trộm cắp,tà dâm.

b) Những nghiệp dữ về Khẩu có bốn là: Nói dối, nói thêu dệt, nói hai chiều, nói lời hung ác(nói đâm thọc).

c) Những nghiệp dữ về Ý có ba là: Tham lam, sân hận, si mê.

Cộng tất cả Thân, Khẩu, Ý thì có mười nghiệp dữ.
Sở dĩ thân và miệng tác nghiệp đều do ý mà ra.Ý thức điều khiển thân và khẩu.Lại nói về ý,gồm ba nghiệp dữ là tham,sân,si hay còn gọi là tam độc.Thuốc độc,rắn độc có thể chỉ hại một đời,hại một người nhưng tam độc thì hại từ đời này sang đời khác.Chính nó là động cơ thúc đây thân làm ác,miệng nói ác.Bản thân nó thì chưa làm hại được ai,song do nó khiến thân sát phạt người,miệng chửi bới nguyền rủa người.Thân và khẩu mà không cộng với tham sân si thì tự nó không có lỗi lầm gì.Thế nên,tuy nói ba cơ quan tạo nghiệp,mà ý là cơ quan hệ trọng hơn cả,nó là cơ quan chủ động của hai cơ quan kia.

Rắn độc thuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưng không đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc thuốc độc hại người chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ chúng ta nên sợ tam độc hơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳng những không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng chứa chấp bảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, người đời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong được an ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơ bất an và đau khổ. Có khác gì, người kia muốn gia đình được bình an, mà nuôi kẻ giặc trong nhà. Thế thì sự bình an chẳng những không có, mà đau khổ tan hoại sẽ đến nay mai.

Tam độc là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con người, phá hoại mọi hạnh phúc an vui của con người. Theo thứ tự thông thường của nó là Tham, Sân, Si; song đặt đúng trật tự từ gốc ra ngọn phải nói Si, Tham, Sân.

1. Si: Si là si mê. Không biết đúng lẽ thật giả, không nhận ra phải trái, không thấy được tà chánh, ngu tối mờ mịt là tướng trạng của Si. Cái si mê căn bản nhất là nhận lầm thân giả dối làm cái ta chân thật, tâm sanh diệt làm cái ta vĩnh cửu. Nơi ta đã nhận lầm thì đối tất cả đều lầm, phát sanh bao nhiêu thứ tội lỗi về sau đều gốc từ cái lầm này mà ra.

2. Tham: Do chấp thân là thật nên khởi tham lam mọi nhu cầu vật chất cho thân. Lòng tham là cái hang không cùng, cái túi không đáy, cho nên không biết đến đâu là đủ. Không có, tham lam muốn có; đã có, tham lam muốn thật nhiều, càng được lại càng tham. Tham mà không toại nguyện liền nổi sân. Quả thật tham là nhân đau khổ vô hạn, con người đến khi sắp tắt thở vẫn chưa thỏa mãn lòng tham.

3. Sân: Sân là nóng giận. Do tham lam mà không toại nguyện, hoặc bị ngăn trở liền nổi sân. Một khi nổi sân thì mọi tội ác nào cũng dám làm, mọi khổ đau nào cũng dám tạo. Tất cả sự hung tợn dữ dằn ác độc đều do sân mà phát sanh. Sân có loại bộc phát, có loại thầm kín.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.