Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC) Bài viết: 1,188
Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
|
HÌNH TƯỢNG RỒNG VỚI NHỮNG ÂM HƯỞNG NGỮ NGHĨA Năm Tân Mão sắp qua, năm Nhâm Thìn sắp tới. Chào đón năm Rồng, chúng ta thử tìm hiểu hình ảnh con rồng và những lý do nào mà rồng trở thành con vật thiêng trong đời sống tâm hồn người dân phương Đông như vậy. Theo hệ lịch can chi của người phương Đông, sau năm Mão là năm Thìn với biểu tượng là con Rồng. Thìn theo phương hướng ở phía Đông Nam, là nơi thủy khố thổ khố (nơi hội tụ của đất và nước). Trong 12 tháng thì tháng Thìn là tháng 3 âm lịch (tiết cuối xuân sang hè). Giờ Thìn là từ 7h sáng đến 9h sáng trong ngày (bắt đầu ngày làm việc). Thìn về mặt âm dương ngũ hành cũng là hình ảnh của Dương khí thịnh đang lên, của biến hóa. Hình ảnh của Rồng với đầu, mắt, mũi, râu là của loài có sức mạnh (năng lượng) trên cạn; chân, móng, thân là của loài bò sát (sống được cả ở đất và nước); thân, vảy, vây của loài dưới nước, lại xuất hiện trên trời. Cùng đi với nó là hình ảnh của mây nước – đi mây về gió. Có thể nói Rồng là hình ảnh kết hợp của các loài có sức mạnh (năng lượng) trên cạn, dưới nước, trên trời – là sức mạnh hay năng lượng tổng hợp. Rồng thường được đại biểu cho quyền thế của Vương triều (thâu tóm mọi giềng mối chính trị trong quốc gia). Ngoài ra hình ảnh này còn xuất hiện rất nhiều trong trang trí ở những nơi linh thiêng như Đình, Đền, Chùa. Lùi lại lịch sử ta thử tìm hiểu xem cư dân Việt thuở sơ khai nghĩ gì mà gửi gắm vào hình ảnh con Rồng, thông qua phương pháp tiếp cận là phân tích nguyên âm “ông”, “ong” và các phụ âm khác nhau đi với nguyên âm “ông”, “ong” này. Sự hình thành của việc gọi tên trong cộng đồng thuở sơ khai bắt đầu từ sự cảm nhận đồng bộ (cảm nhân chung của nhiều người) về ý nghĩa nào đấy có trong nguyên âm, phụ âm xuất hiện để cụ thể, để phân loại một ý nghĩa chung mà nguyên âm gợi ra. Những dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng thêm vào để định danh cho đối tượng được cụ thể. Ví dụ, cộng đồng nghĩ gì, cảm nhận gì để có những từ: sống, gà trống, đàn ông, hạt giống, trồng cấy… Thông qua việc hệ thống những ý nghĩa cơ bản của âm “ông”, “ong”, phần nào ta hiểu được ý nghĩa của hình ảnh Rồng trong tâm thức người Việt. 1. Sống: mầm mống, hạt giống, trồng cấy…2. Biến hóa, động:· Cơn giông: nóng quá rồi cơn giống xuất hiện rồi tan· Ông Gióng: giặc giã quá Ông Gióng xuất hiện đánh tan giặc rồi Ông về trời· Dòng sông· Động đậy…3. Cộng đồng: đông đúc, có công, trống mái, chồng vợ…4. Có – Không:· Không có gì: không, trống rỗng, trong,hang động· Có rất to: khổng lồ, rộng rãi, lồng lộng, tổng cộng, đồng ruộng, đông đúc.5. Nguồn cội, nối kết: dòng giống, tổ tông, dòng sông, dòng sống, giao thông, thông đồng… Đành rằng hình ảnh Rồng không thể nhuốm âm hưởng của tất cả những ngữ nghĩa có âm “ông”, “ong” nhưng ít nhiều khi dùng đến hình ảnh rồng là ta đã có cảm nhận về nghĩa: sự sống, biến hóa (động), có – không, nguồn cội và tính đực… trong khi một chữ cụ thể có âm “ông”, “ong” nào đó khó có được sự liên tưởng rộng như chữ “rồng” hay “long”. Quả thực hình ảnh Rồng (Long) đã ăn sâu vào đời sống tâm hồn người Việt. Để chỉ sức sống ngầm ẩn trong đất, trong nước, có nguồn được gọi là “long mạch”. Hội tụ đủ nhân duyên để tạo ra sức sống mới gọi là “hợp long”. Đất nước chuyển mình gọi là “hóa rồng”. Dòng sông, kinh đô cũng được đặt tên “Cửu Long”, “Thăng Long”. Người Việt là con Rồng cháu Tiên. Sức sống tàng trữ bên trái gọi là “tay long”(đối lại sức sống bên phải là tay hổ ). Thi đỗ cao cũng gọi là “cá hóa rồng”. Rồng lại đứng đầu tứ linh Long – Ly (sức mạnh của loài trên cạn) – Quy (rùa, sức sống tàng ẩn ở dưới nước) – Phượng (sự sống thanh cao ở trên trời)… Đó là chưa kể những lý thuyết triết học cao siêu của văn hóa Phương Đông (như Kinh Dịch, Đạo Lão, phong thủy…) luôn lấy Rồng – Long làm biểu tượng về sức sống vừa cụ thể vừa thần bí. Trở lại hiện tại, năm Nhâm Thìn tới giữa thế cục kinh tế của thế giới và nước ta đang có những chuyển biến khó lường. Hy vọng chúng ta là con Rồng cháu Tiên phát huy được nội lực, thích ứng được với mọi biến hóa của thời cuộc mà vững vàng phát triển để hóa Rồng trong tương lai không xa. Chiếu Kiến.
|