Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
HƯƠNG VỊ CHÂN NHƯ
Trong pháp tu Mật chú Chuẩn đề, để được sự cảm hóa năng lực của Đức Ngài, người hành giả nên tu theo pháp Quán năng lực Đức Phật.
Người hành giả ngồi với tư thế tĩnh tọa, lưng thẳng ngay, hơi thở ra vào nhẹ nhàng. Hơi thở phải đi xuống dưới rún. Khi hơi thở ra vào nhẹ nhàng, rồi người hành giả nên quên đi từ từ hơi thở, chỉ biết một “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Mọi vọng tưởng đến, chúng ta hãy quán soi từng niệm tưởng về sự hình thành, duyên hợp của chúng. Và phải để ý chúng ở đâu đến rồi đi về đâu. Khi đó, ta sẽ thấy mọi niệm đều do sự giả hợp mà có. Thí như tự nhiên chúng ta đang ngồi niệm mà có một ý niệm duyên vào như là “Ngày mai tôi ăn cái gì?”. Thì ngay chỗ đó, ta sẽ thấy “Ngày mai” nó là danh tự do nhiều người hợp lại để chỉ thời gian của vị lai. Do ý niệm đặt để của nhiều người hợp lại, qua thời gian mới kiến tạo nên hình danh “Ngày mai” chứ thật ra nó không có một chủ thề nào nhất định, tự chủ của nó. Vậy danh tự “Ngày mai” cũng là do duyên hợp. Tiếp theo là ý niệm “Tôi ăn cái gì?”, mặc dù chỉ vỏn vẹn có mấy chữ thôi nhưng nó diễn thể ra cả một quá trình hình thành sự nghiệp vọng thức như “Tôi” là một giả danh chỉ ra cái “Ngã chấp” tôi bao gồm cả tứ đại Đất, nước, gió, lửa. Rồi về mặt tâm thức, cái tôi đó chứa đựng những thành tựu, thất bại. Chứa đựng những gì gọi là đặc thù của mình. Có một sự đạo diễn vọng tưởng vô hình. Hễ ta có những ý niệm nào giả chủ thể nổi lên thì sẽ có hình danh sắc tướng sắp đặt logic như một vỡ kịch. Chỉ cần khi ta có ý niệm giả dnah chủ thể thì tất cả sẽ kết hợp lại thành những sự nghiệp trong tiềm thức chúng ta. Rồi qua sự nghiệp đó, sẽ chuyển biến theo thành, trụ, dị, hoại, diệt và tham, sân, si, giận hờn bắt đầu nổi lên đề bảo vệ, xô đẩy, làm cho sụp đổ khi trái với chủ thể giả danh đó. Chiến tranh hay gọi là chân chiến tranh bắt đầu thể nhập.
Cho nên, chúng ta ngày lại ngày qua sống với cái gải danh đó thôi. Cứ chấp mãi những hình thành trên. Nó hình thành duyên hợp như mạng lưới tâm thức vô hình khó thoát ra, khó có thể làm chủ được nó. Sự ngã chấp quá nặng trong đời sống chúng ta. Nghiệp quả lừng lẫy, ngọn lửa dục (sức nóng của dục vọng luôn luôn thúc đẩy ta). Sức nóng đó nó làm cho tim, can, tỳ, phế, thận, khí huyết, hệ thần kinh ma sát, chuyển động, cọ sát với nhau tạo thành nhiều lằn sóng não bộ hình thành nên vô lượng ý niệm. Cũng như Bát quái hà đồ, nếu ta chạy theo vật càng đi ra thì quẻ của nó càng sinh, ngược lại đi vào trong chỉ có một rồi đến vô cực. Như vậy, chỉ có một câu ý niệm lướt qua đầu chúng ta thôi. Nếu khi đó, chúng ta quên niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” thì vọng niệm kia nó sẽ dẫn ta đi chu du ba cõi, càng đi ý niệm càng sinh ra theo qui luật như Bát quái hà đồ kia. Còn nếu từng ngày, từng giờ, từng phút cái biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” đó nó ăn sâu, nó thật sự là một vị hộ niệm, hộ pháp bí mật trong nội thức. Khi vọng niệm đó nổi lên thì cái biết (Tri kiến Phật) đó nổi lên “Úm Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Nó sẽ hóa giải vọng niệm trí thức kia. Trí thức là những điều học ở xã hội, học ở nhiều người Xã hội hình thành. Còn cái tri kiến (Cái biết) kia trong mọi giác niệm đều có biết cả. Cái biết đó nó ở bất cứu nơi đâu. Nó có trong không gian, thời gian. Nó có trong ba cõi Dục, sắc, vô sắc giới. Cái biết chân thật, chân như ngay chỗ tích tắc niệm tưởng đó không phân biệt. Ngay chỗ tích tắc niệm tưởng đó cùng không có ta, không có người. Cũng như người đang ngủ say khi thức dậy họ nói rằng: “Tối hôm qua, tôi ngủ say quá không biết gì cả”. Nếu không biết gì cả sao biết mình ngủ say? Đó là cái biết giống hình dáng cái biết trong tích tắc vô sắc giới (Nhưng nó cũng không phải vậy). Hãy tự biết với chình mình đi!
Con người hành giả tu mật chú Chuẩn đề chuyên sâu vào cái biết chân tánh đó để biết cáio biết chơn tánh của “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” Đây là câu chú nó đến với thời này đã biến dạng từ hình âm sắc tướng, hình thành chin chữ âm như vậy. Người hành giả tu Mật chú Chuẩn đề lấy câu chú đó niệm chuyên sâu đi vào nội thức để mài dũa, cạo gọt “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” thành những hạt nhỏ ngọc nhỏ li ti nguyên tử đủ màu sắc, có đủ ở khắp mọi nơi. Đến đây, nó có chin chữ âm đó. Nó đã từ từ biến thành mật dạng, có mật âm khác nhau. Nhưng người hành giả ấy vẫn biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”
Khi người hành gỉa đã trài qua những mật niệm như vậy rồi thì họ cứ ngồi tĩnh lặng đó để chiêm nghiệm đời sống nguyên tử sinh tử đó. Ở đây, người hành giả sẽ có nhiều thân vi tế ở khắp mọi nơi. Một niệm của người hành giả thì những chân thân nguồn sinh tử đó nó cũng chuyển động phóng quang, ánh sang ấy là những giác niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Nó đã được phủi sạch, một sự rũ xuống của những nghiệp lực để mài dũa trở thành những chơn niệm nguyên tử sinh tử đó do sự tín, hạnh, nguyện của hành giả đó mà nó cấu thành thể nhập niệm để trở thành những Phật sự như hình Đức Phật Chuẩn đề. Hình thành cõi phật, lầu báo, những giác niệm đó chồng lên, trùng lên thành những lầu đài, cầu vòng ánh sang, chim choc, đức phật, bồ tát. Và ngay chỗ đó, chánh báo Quốc độ đã hình thành để độ chúng sanh cõi nước của vô lượng Quốc độ Đức chuẩn đề.
Người hành già họ cứ ngồi đó, cứ niệm rồi một ngày nào đó chơn niệm, nguyên sinh tử đó đã hình thành. Thì khi đó, người hành giả, chơn niệm nguyên tử sinh, quốc độ, chánh báo, hóa thân, báo thân, ứng thân đều hình thành cả. “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” có đủ tất cả vạn pháp, Phật độ, niết bàn an lạc cũng ở đó..
Mật chú Chuẩn đề có đủ oai đức, phước báu như vậy. Cho nên, người hành giả phải chí tâm tin tưởng vào Mật chú của Ngài trước khi vào đàn pháp tu hành. Đó là đi vào con đường tinh tấn rộng lớn đó, người hành giả mới đi vào sự miên mật trì niệm không có thời gian, không có không gian, không có chỗ đến để đi vào sự niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Hình thành sự nhẫn nhục ba la mật, sự huân tập nhẫn nại như vậy mà không có sự chịu đựng nhẫn nại nào cả. Vì sao? Vì ngay chỗ đó những niệm tưởng luôn luôn lúc nào cũng bộc phát “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Khi nó nổi lên đồng với cái biết. Chỗ nào biết là ngay chỗ đó tích tắc “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm’ Cho nên, tất cả vạn pháp đều có cái biết, tức là Thiền quán Ba la mật. Mặc dù, ở chỗ nào cũng có niệm biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” Nhưng những niệm biết đó không trụ đâu cả “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. Tất là ly tất cả sự vật tức định bát nhã ba la mật. Không dính, không mắc, không buông, không bỏ. Như như đến lui trong mọi sự, mọi vật đều có biết cả đó là Huệ bát nhã ba la mật. Do sự đến lui trong cái như như niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Trong mọi niệm tưởng, trong mọi sự vật đều có Thần chú thì không có giới, không có người trì giới, giữ giới, không có sự phá giới. Ở đây, gọi là trì giới ba la mật. Sự trì giới nhưng không công sức, không có sự dính mắc buôn bỏ. Và nó cứ như như đến lui trong mọi hình tướng, mọi vạn pháp, mọi không gian, thời gian rất miên mật. Luôn thể hiện sự biết “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cho nên, người hành giả ở đây tròn đầy sự bố thí rộng rãi, bố thí ba la mật.
Trong chín chữ của Thần chú Chuẩn đề đã thể hiện đầy đủ Ba la mật. Trì giới Ba la Mật, tinh tấn Ba la mật, nhẫn nhục Ba la Mật, Thiền ba la mật, định ba la mật, huệ ba la mật.
Như vậy, để cho hành giả đi vào sự miên mật của sự trì niệm Mật chú Chuẩn đề. Chúng ta sẽ phải huân tập những phương pháp tu trong đi, đứng, nằm, ngồi chuyên sâu vào sự trì niệm. Ở bài này, xin chia sẻ cùng quí bạn đạo phương pháp trì niệm Thiền quán quan chân tướng của Đức Ngài.
Đầu tiên, người hành giả ngồi ngay ngắn quán tưởng trên đảnh đầu của mình chữ Lam hay chữ Lam trong vòng tròn sang. Miệng cứ niệm “Úm Lam” – 108 biến. Rồi tưởng phía trước mặt của mình một vòng tròn sáng, ánh sáng trắng như tơ, vàng, chín chữ phạn đủ màu hay chỉ một màu đỏ. Kế đến, các bạn hãy quán tưởng trong vòng tròn chín chữ phạn đó hình Đức Chuẩn đề Phật Mẫu hiện trong kính đàn đó. Quán xong như thế rồi các bạn nên quán vòng tròn sáng bao xung quanh mình.
Khi vòng tròn sáng bao xung quanh mình, bạn bắt đầu quán nơi Kim khẩu (Miệng) của Đức Phật Mẫu phóng ra một chữ Úm tròn sáng như trăng bay vào miệng của mình. Liền lúc đó, mình tưởng là mình đang hóp, nuốt chữ Úm đó vào lòng tâm của mình. Và lúc đó, chữ “Úm” đó vào nằm trong vị trí giữa tâm mình. Tiếp tục cứ quán như vậy cho đến nuốt hết Chín chữ phạn và an trí trong Tâm nguyệt luân của mình theo thứ tự “Úm – Chiết – Lệ - Chủ - Lệ - Chuẩn – Đề - Ta Bà – Ha”.
Khi đã hóp nuốt hết chín chữ phạn đó rồi, các bạn hãy tti4nh tậm phóng ra từng chữ một theo thứ tự “Úm – Chiết – Lệ - Chủ - Lệ - Chuẩn – Đề - Ta Bà – Ha” bay qua miệng của Đức Phật Mẫu. Và tự an bố Chín chữ phạn đó trong tâm nguyệt luân của Ngài.
Phương pháp tu tuy thấy đơn giản nhưng cũng rất khó. Khó ở đây là người hành giả phải có tính chịu khó miên mật tu hành, nhẫn nhịn, chịu đựng sự ham muốn của lòng mình. Sự chịu đựng lâu dài, chịu khó thì một ngày nào đó sẽ thành tựu.
Khi chúng ta mới thọ nhận pháp tu, thấy có những cảm giác, cảm xúc, đôi khi thấy những hình tướng, sự kiện của Phật pháp. Lúc đó rất hăng hái tu trì. Nhưng mà sự tu của ta là một sự trở về với bản tâm chân tánh thanh tịnh thì phải có sự chịu đựng, khó nhọc trong công phu qua nhiều thời gian. Bởi vì ta sẽ lần lượt hóa giải những nghiệp thức của ta gieo trồng trong vô lượng kiếp mà ta đâu có biết. Lâu nay ta sống trong sự vô minh, u tối mặc tình gieo rắc tội lỗi. Đến ngày hôm nay, nhận pháp chỉ trong khoảng thời gian ngắn thôi mà chúng ta đòi phải thành Thánh, thành tiên, Thành Phật thì đó là một điều tham cầu vô lối không thể được trong một sớm, một chiều. Nếu không được như trong niệm vọng tưởng kia, ta snah ra nhàm chán. Rồi từ đó, tiếp tục lứn sâu vào nghiệp quả chê bai pháp này hay, pháp kia dỡ. Ông Thầy này hay, ông thầy kia dở. Chạy tán loạn, gõ cửa, tìm cầu khắp mọi nơi. Khi trái tim của mình thổn thức, loạn tưởng, cuồng vọng bắt đầu nổi lên. Rồi tự ngồi xuống cho rằng hôm nay ta là Phật, là trời, là Thần, thánh hay nói rằng ta đã thọ nhận pháp của Pháp sư này nọ, của Đạt lai lạt ma nào đó. Những vị đó mặc dù họ hay, họ giỏi nhưng khi thọ nhận pháp thì bản thân hành giả cũng phải tự tu thôi thì mới an lạc được. Và mỗi cá nhân con người cũng phải có những chủng nghiệp riêng chứ không phải thọ pháp của một vị nào đó là thành tựu được hết đâu.
Chúng ta khi vào tu đừng có hoang tưởng, mơ mộng những điều đó. Nếu không khéo, dẫn ta dến con đường đau khổ. Con đường chân thật nhất là làm sao cho mình an lạc, thoải mái, hạnh phúc đi đúng với Phật đạo. Phật đạo ở đây, là con đường vô chấp, vô ngã, vô pháp, vô tướng. Ở đây, nói trên bề mặt văn tự thấy nó như vậy nhưng thật sự phương pháp tu hành ở đây chỉ có Mật chú Chuẩn đề. Người hành giả Mật chú chuẩn đề vào cõi giác chỉ có Chín chữ, một kính đàn, một tấm lòng tín tâm, một tấm lòng hạnh nguyện độ sanh vì lòng từ bi. Còn bao nhiêu nữa trong tâm đều rũ xuống, buông xả xuống hết. Cứ niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Cứ đi, đi mãi như vậy!
Người hành giả Mật chú Chuẩn đề họ đi như vậy thì người giàu, người nghèo, người dốt nát, người công chức, người tri thức, người tăng, người tục, công nhân, xe kéo, mua gánh bán bưng, nông dân, già hay trẻ đều đi được. Đã đi được thì sẽ giác ngộ, an lạc, hạnh phúc.
Người hành giả Mật Chú Chuẩn đề họ có pháp lậut nhà nước, tuân thủ theo pháp luật rõ rang, có gia đình, có nòi giống dân tộc. Trên một đất nước, giới luật của họ trước hết là phải giữ gìn pháp luật của Nhà nước, quốc gia. Người hành giả mật chú chuẩn đề phải thể hiện giới luật như vậy đề tu học thì sẽ được thoải mái, an lạc.
Mật chú Chuẩn đề sẽ là một pháp tu của mọi người dân. Ai cũng có thể niệm tụng được cả. Hãy quán tưởng trước mắt mình một kính đàn niệm “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm” . Rất dể, rất thoải mái, không như sự rang buộc vào một chủa, một am nào cả. Không Chùa, không cần tập trung. Hãy thực hiện sự tu tập của mình như thực hiện của một bài ca, bài thơ, bài ca dao để cho thoải mái, an lạc, hạnh phúc.
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu Chánh TríSửa bởi quản trị viên 24/06/2014 lúc 09:12:35(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |