Thông báo

Icon
Error

3 Trang<123
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#41 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

PHẨM 43


Chánh văn:

Chân Bất Lập, Vong Bổn Không,
Hữu Vô Cấu Khiển Bất Không Không.
Nhị Thập Không Môn Nguyên Bất Trước,
Nhất Tánh Như Lai Thể Tự Đồng.


Dịch:

Chân Chẳng Lập, Vong Vốn Không,
Có Không Đến Bặt Chẳng Không Không.
Hai Chục Cửa Không Nguyên Chẳng Dính,
Một Tánh Như Lai Thể Tự Đồng.


Ở đây sư nói đến chân và vọng. Ngài bảo rằng không có vọng chân gì. Vọng chân là do tâm sinh ra mà thôi. Tâm sinh các pháp đều sinh, tâm diệt các pháp đều diệt. Bản chân tâm nó hằng có, không cần phải bỏ vọng mới thấy chân. Khi khởi tâm bỏ tức ngay nơi đó tâm đã sinh rồi, tự ngay nơi đó tâm ta đã đem cái chân thành vọng, không cần phải sinh một pháp nào trong đó cả. Khi tâm ta khởi bỏ cũng tức ngay đó tâm ta đã sinh. Ngay nơi đây chúng ta hãy tự tỉnh giác quán soi nó. Bản chất của tâm vọng nó không có thật thể của nó, nó do nhiều duyên biến hiện giả hợp lên, nó như cái bóng nếu tâm ta không khởi thì không có nó. Nếu tâm không khởi thì đâu cần phải bỏ cái gì trong đó. Cho đến cái không cũng không có nữa, vắng lặng không chỗ tâm bám víu vào để sinh. Ngay đây rất nhận nại mỉm cười, đứng có chỗ nơi đây...

Chân Chẳng Lập Vong Vốn Không
Có Không Đều Bặt Chẳng Không Không,


Tiếp đến Ngài nói đến 20 cửa không.

Hai Chục Cửa Không Nguyên Chẳng Dính,
Một Tánh Như Lai Thể Tự Đồng.

Hai chục cửa không này nó đều nằm trên lý duyên hợp cả - căn, trần, thức do 3 cái này duyên hợp với nhau tạo thành. Dừng 3 cái này lại thì tất cả đều thể không, nhưng luôn cả cái không, cái dừng đó cũng đều vắng bặt, thì 20 cái không kia đã đồng thể như lai tạng.

Ở bài viết này cũng mượn văn tự ngữ ngôn để thể hiện lên 20 cái không.

1. Nội không: Nội không này do 6 căn không có thực thể của nó, nó cũng do sự huân tập tàng chứa lại rồi khi căn ấy những hình ảnh những pháp tàng ấy duyên lại với trần cảnh thành ra có, nhưng thật thể là sự duyên hợp giả có cho nên gọi là không. 6 cửa; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp như 6 con khỉ, 6 con khỉ này kêu khọt, khọt, khọt...con khỉ trong không kêu thì tự nhiên dừng, biết duyên hợp giả tướng là đủ, không cần phải đoạn diệt có không nơi đó.
2. Ngoại không: Là cái không ở bên ngoài 6 trần, 6 trần này cũng là duyên hợp cả. Không có tự tánh nhất định cũng là không, căn không động đối với 6 trần thì cái không bên ngoài thể hiện.
3. Nội ngoại không: Ở đây chúng ta nhìn lại, tỉnh giác một lần nữa để thấy sự giả hợp của lục trần, lục căn. Khi thấy 6 trần bên ngoài giả hợp không có thực thể tức không. Bên trong cũng do tàng chứa những duyên, những pháp không thật thể cũng do giả hợp thì 2 cái ngoài và trong đều không nơi đây.
4. Không không: Khi 6 trần là không, căn là không, 6 thức ngưng phân biệt, vì sự phân biệt ấy cũng là trên nền tảng duyên hợp huân tập lẫn nhau cả. Cho nên ngay đây người hành giả cũng đừng đắn đo đến những cái không đó, không cần phải biết không nơi đây để không cũng không.
5. Đại không: Đại là lớn, cái không lớn mà cái không nào là lớn. Khi nói đến đại lớn hay hoặc nhỏ nó đều nằm ở sắc không. Cho nên đại không tức là không gian; Đông, Tây, Nam, Bắc, 10 phương đều không. Người hành giả tu hành cũng phải biết cái không đó cũng là không thực thể, nó được hình thành lớn nhỏ, cũng do dự huân tập ý niệm trong tâm thức chúng ta. Khi tâm chúng ta đã khởi niệm phân biệt có, không, lớn, nhỏ thì ngay nơi đó thế giới, sự giới hạn sẽ hình thành, hình thành ý niệm ta, rồi người, nước này, quốc độ nọ, đông, tây, nam, bắc, tây nam, đông nam...trên dưới. Khi con người đã tự vọng niệm phân biệt kia rồi, thì bị trói buộc trong giới hạn. Khi chúng ta tỉnh giác nhìn thấy nó rồi, quốc độ, sông, núi, con người, tất cả đều duyên hợp cả, thì sẽ thành cái đại không. Mà khi đã thành ý niệm đại không của không gian kia rồi, thì cái không ấy cũng là sự duyên hợp giả cả, không tướng.
6. Thắng nghĩa không: Thường khi tu hành trên lý, thấy tất cả là duyên hợp giả có không, rồi bỏ luôn cả cái không đó, nhưng tâm ta hay tưởng đến cái niết bàn chân lý thắng nghĩa không kia. Trong cái không đó, vọng thành đối đãi chấp vàp đó cho là Niết bàn hay là chân lý cứu cảnh. Mặc dù nó thể hiện như vậy, nhưng cũng nằm trên sự đối đãi vi tế trong tâm ta, hãy thản nhiên đừng chấp dính vào đó nữa.
7. Hữu vi không: Tất cả những pháp trên chúng ta đều thấy nó là duyên hợp không rồi, thì tất cả pháp có động niệm, hay bình thường, không hình tướng, dục, sắc, vô sắc cũng đều không dính chấp vào đó.
8. Vô vi không: Pháp vô vi từ hữu vi mà hình thành, cho nên hữu vi không thì vô vi cũng không , tất cả đều theo hệ Bát nhã cả.
9. Tất cánh không: Cái không cao tột, cứu cánh của không, nếu còn một chút gì phân biệt vi tế, thì cũng đều mắc kẹt nơi đây. Vì tất cả đều không hết, để cuối cùng chấp cái không tột bậc, nếu có tột bậc thì có thấp có đối đãi, cũng nằm trong ý tưởng, cũng không dính vào nơi đây.
10. Vô tế không: Cái không này vượt tất cả thời gian, không gian, ý niệm cũng đều cho là không cả. Vì còn một chút đối đãi là đều không được. Trong cái không vô tế đó cũng không dính vào cái không này. Khi hành thiền sẽ thấy nó, nó sâu thẳm nhưng cũng còn có ý niệm, mà hệ Bát nhã là sạch hết, đến không còn Bát nhã nữa.
11. Tán không: Các pháp duyên hợp rồi tán ra chia chẽ ra, duyên hợp theo từng ý niệm, từng pháp. Nên khi tu cũng không bám vào một pháp, một ý niệm nào cả. Vì tất cả sẽ phân tán, không thể nắm bắt giữ được.
12. Vô biến dị không: Khi nhìn thấy các pháp là biến đổi, rồi chấp có cái không biến đổi. Nhưng khi có ý niệm đó tất duyên theo đó. Nếu đã duyên thì còn đối đãi, sự thật không có cái gì biến đổi, và biến đổi cả 2 cái đó đều không dính vào.
13. Bản tánh không: Khi tu có nhiều hành giả chấp vào sự vật của nó có bản tánh, ý niệm có bản tánh. Nhưng thực tế không có gì là nhất định cả. Vì nếu nứoc lửa có bản tánh nòng và lạnh ướt, nhưng với một người đi vào thiền định tu học, thì nước kia không nhấn chìm được, lửa kia không đốt cháy được. Vì không có họ và ý niệm cũng không, thì đối với những hành giả như vậy thì bản tánh của nước lửa đều khong.
14. Tự tướng không: Tự tướng tức là tướng có riêng từng pháp ý niệm riêng. Như tạm lập ra tự tướng thanh tịnh, chỉ giả lập thôi chứ tướng nào thanh tịnh. Đã có tướng có ý niệm, thì không có thanh tịnh, hãy nhẹ nhàng ngay đây xả luôn tự tướng không.
15. Cộng tướng không: Cộng tướng duyên hợp tất cả là có nhiều tướng cộng lại để hình thành, như nhà cửa, cái bàn con người...Nhưng khi bỏ, phân ra từng tướng, thì không có cái tướng nhà, con người, cái bàn ở đó...Cho nên cộng tướng cũng không dính vào.
16. Nhất thiết pháp không: Vạn pháp đều duyên hợp, cho nên gọi là không, do nhân duyên, duyên hợp mà hình thành. Cho nên không thực thể của nó, cho nên nó không, mà không có cái biết đó nữa
17. Bất khả đắc không: Không còn một ý niệm, sự rung động gợn lên của tâm, về cái không đắc ấy.

18. Vô tánh không: Khi nhìn thấy các pháp là duyên hợp giả có không, rồi thì ngay nơi đó cũng không chấp cái ý niệm không đó. Nếu dính vào ý niệm không đó thì cái không tánh đó liền biến thành tánh ngay. Ngay đây thuộc về tưởng. Ngay nơi đây biết như trên liền có thể hiện Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, lấy thần chú này để dần dần nhoá đi tưởng biết tự thể nhập.
19. Tự tánh không: Khi chúng ta buông tất cả pháp để về với tự tánh. Ngay nơi đó thấy tự tánh, biết đó là tự tánh thì không phải tự tánh, tinh thần của Bát nhã là xả bỏ tất cả sạch sẽ. Nhưng ở những pháp tu chúng ta vừa nhìn thấy qua bài viết trên làm sao để quét sạch. Đó mới là việc lớn. Ngay đây rất khó, ở pháp tu Mật chú Chuẩn đề, khi thể hiện đến ngay Bát nhã, nhưng không thể dùng pháp nào, mà cũng không thể không dùng pháp nào để vào, tất cả đều là ý niệm tàng trong tâm ta. Ngay đây người tu mật chú Chuẩn Đề dùng bài ca. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, như đứa trẻ thơ hồn nhiên hát trong an lạc. Để cuối cùng đứa bé đó thảnh thơi trong vô thức ngủ, miệng nở nụ cười.
20. Vô tánh tự tánh không: Nhưng trong vô thức nụ cười đó, đứa trẻ ngay nơi đó không có mình nơi đó, không có ý niệm. Thì tự tánh vô tánh cũng không ý nghĩa gì, nhưng thật lạ đứa trẻ đó vẫn nụ cười an lạc.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Bát Nhã Ba La Mật Đa Thời, Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không ...





PHẨM 44




Chánh văn:


Tâm Thị Căn, Pháp Thị Trần,
Lưỡng Chủng Do Như Cảnh Thương Ngân.
Ngân Cấu Tân Trừ Quang Thỉ Hiện
Tâm Pháp Song Vong Tánh Tức Chân

Dịch:

Tâm Là Căn, Pháp Ấy Trần
Cả Hai Như Vết Đóng Trên Gương.
Vết Nhưo Trừ Sạch Ánh Sáng Hiện
Tâm Pháp Cùng Quên Tánh Tức Chân.


Ở đây sư Huyền Giác nói tâm là căn, pháp là trần. Mà tâm là sao? Đức Lục tổ Hụê Năng định nghĩa tâm: “ Có cả thảy sự vật là tâm, ly cả thảy sự việc là tánh”. Có cả thảy sự vật là vì mượn nói cái tâm hay sinh ra cả thảy pháp, pháp nào, niệm nào cũng từ tâm ấy sinh. Mà pháp nào là trần là tất cả sự duyên, ý niệm, sự vật. Tâm ấy sinh ra là do sự vật pháp, cho nên Ngài gọi là pháp trần. Khi ta đã tỉnh giác nhìn thấy như vậy rồi thì hãy quán soi từng sự vật, pháp, ý niệm. Tất cả chúng cũng chỉ là duyên hợp mà có thôi. Do nhiều thứ hợp thành một huyễn tướng, nó không có thật thể, cho nên gọi là không. Từ các tướng chúng là duyên hợp, cho nên cũng chỉ là pháp tạm bợ không thật có, do những sự vọng tưởng không thật mà thành hình, nên ngài Huyền Giác gọi là :

Cả Hai Như Vết Đóng Trên Gương
Vết Nhơ Trừ Sạch Ánh Sáng Hiện,
Tâm Pháp Cùng Quên Tánh Tức Chân.


Do sự duyên hợp vọng tưởng giả có nên cũng là những vết nhơ trên gương, Ngài vì cái tánh thanh tịnh của mình như thể của gương. Mà thể của gương thì không phải những hình ảnh dài, ngắn, đen, đỏ...trên gương mà cũng không phải là cái gương. Nó không hình tướng gì cả, nhưng nó chuyên chở ở trên những hình ảnh vạn pháp, ý niệm trên gương. Từ đó nếu làm mất tất những hình ảnh trên gương, thì thể của gương sẽ sáng ra. Cái tâm tánh của con người cũng vậy, cái hình ảnh, ý niệm, vạn pháp thấy có đến đi, có người có ta là do sự phân biệt vọng niệm. Chứ thật thể ý niệm, bản thể vi diệu sáng toả, thì không một vật dính trên đó. Mặc dù không hình tướng, nhưng nó che chở chuyên chở vạn vật, vạn pháp. Cũng như hư không rộng lớn trên. Vạn sự vạn vật ý niệm rất nhiều vô số kể, nhưng đâu có che bít được hư không. Nó không có hình tướng, nhưng khi mỗi niệm lặng mất, thì hư không hiển bày. Rồi bỏ hư không kia ra nữa, thì lý hư không hiển bày. Bỏ luôn lý hư không đó nữa, bỏ luôn cái tánh bỏ đó nữa, thì ai ở đó để bỏ và nhận hư không kia.

Hiểu như vậy để bỏ nhoà cái hiểu biết đó. Hãy an lạc Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Liệu hạt sương có cảm thấy hay kinh nghiệm sự sống động nào đó bên trong không, khi lần đầu tiên nó tan vào trong đại Dương?

PHẨM 45



Chánh văn:

Ta Mạt Pháp, Ác Thời Thế
Chúng Sinh Phước Bạc Nan Điều Chế
Khứ Thánh Viễn Hề Tà Kiến Thâm
Ma Cường Pháp Nhược Đa Oán Hại,
Văn Kiến Như Lai Đốn Giáo Môn,
Hận Bất Diệt Trừ Như Ngoã Toái.

Dịch:

Ôi! Mạt Pháp, Đời Ác Trược,
Chúng Sinh Phước Mỏng Khó Điều Phục.
Các Thánh Xa Chứ Tà Kiến Sâu,
Ma Mạnh Pháp Yếu Nhiều Thù Ghét,
Nghe Môn Đốn Giáo Của Như Lai,
Hận Chẳng Diệt Tan Như Ngói Nát.


Bài này đức Huyền Giác nói lên thời nay người tu hành phước mỏng, sống theo tình thức nhiều, nhiều ngã chấp, pháp chấp. Mỗi người, mỗi nơi ai cũng cho mình la hay là giỏi, tranh chấp nhau đủ điều, suy toán đủ điều tâm luôn vọng động. Nếu ngay nơi tâm mình còn hơn thua, thì đâu phải là chánh pháp trong đó.

Ngay bài này, cũng mong rằng, những người tu phật chúng ta, hãy cùng tỉnh giác lại, để quay trở lại với tự tánh thanh tịnh của mình. Tự tánh đó không bao giờ mất cũng chưa từng có, cho nên nó không có mạt pháp bao giờ. Mạt pháp hay suy đồi phật pháp là do chúng ta chạy theo bên ngoài sự vọng tưởng, cứ mãi chạy theo hư danh, giả tướng. Hôm nay cho rằng mình là đấng này, ông kia...Họ quên rằng, khi có tướng danh nó sẽ hoại đi, nó không có thường trụ chân thật được. Bời vì danh tướng kia cũng do nhiều người đặt để cấu tạo nên từ hình danh sắc tướng rồi cùng đặt cho nó là này kia. Nó chỉ là giả hợp không thật thể. Nhưng ở ngay đây chúng ta cho nó là thật thể, dùng mọi điều, mọi mưu lược vọng tưởng để xây dựng nó, có được nó rồi cũng trong chốc lát, cũng biến mất để tiếp tục nhường chỗ cho sự vọng tưởng trùng trùng duyên khởi lên nhau. Bỗng chốc đi ta đã già, bệnh rồi chết. Cái chết trong đau đớn, điên loạn đó là cái quả do chúng ta tạo. Còn mạnh còn sáng suốt gieo cái nhân, gây những thọ cảm xúc đủ mọi khía cạnh. Khi gần chết tứ đại phân tranh cũng những thọ cảm xúc tưởng kia trở lại hoành hành thân ta. Ngày xưa đạt thành có vui có thọ cảm, khi mất cũng có thọ cảm. Những tướng thọ cảm đó chúng cũng không khác , nhưng do sự phân biệt giả định của chúng ta mà ra, thành ra khổ; sắc, thọ, tưởng, hành, thức ngũ uẩn xí thạnh khổ.Mỗi cái đó nó cứ tăng lên nhiều, cứ đòi hỏi mãi, mà cứ đáp ứng chạy theo nó mãi thì biết đời nào mới tự do, tự tại.

Ngay đời này chúng ta thường tu trên hình danh sắc tướng, nghe nhiều người thầy giảng dạy, khi nghe người này dạy tâm tự vọng, tưởng tượng lên cái đó là lý không, lý tánh chớ thật tế chúng ta chưa có tỉnh giác tự tu để tỉnh ngộ cái đó. Tự tánh thanh tịnh đã có sẵn đừng lấy cái này bỏ cái kia. Những tri thức trong đầu chúng ta đều là hình danh sắc tướng cả. Nhưng mỗi mỗi niệm loé lên thường được cái biết đó nó chuyên chở. Ta cũng như hư không có sẵn, vạn vật cứ biến chuyển. Vạn vật biến chuyển, nhưng tánh hư không ấy vẫn hằng có.

Ở đây lý luận này rất nhiều người nói, nhiều người hiểu. Ở đây ngay bài này chúng ta nói có cái thực tế của tánh không đó. Có nghĩa là. Khi thấy biết rõ nó rồi, cái biết rõ đó ở đâu cũng có cả, ở niệm đau khổ cũng có, ở niệm sung sướng an lạc cũng có nó đều đồng. Nó không có sở một thời gian nào, không gian nào cả. Vì chỗ nào cũng có cái đó, thì không bị ngăn ngại.

Chúng ta thấy như vậy rồi, biết lý nó như vậy, nhưng rất khhó hoà tan nó. Nhiều khi do sự tưởng cảm lý đó mà hiện thành ý niệm chứng có trong tâm ta. Tự thấy cảm chứng được nó. Nếu chúng ta cảm chứng nó như vậy, thì chỉ là cái bóng lý tánh đó thôi. Ngay đây đừng suy tính già cả - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm






Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:04:25(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#42 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 46


Chánh văn:

Tác Tại Tâm, Ương Tại Thân,
Bất Tu Oan tố Cánh Vưu Nhân.
Dục Đắc Bất Chiên Vô Gián Nghiệp,
Mạc Báng Như Lai Chánh Pháp Luân



Dịch:

Làm Tại Thân, Ương Ở Thân,
Thôi Chớ Trách Người Với Kêu Oan,
Muốn Được Khỏi Mang Vô Gián Nghiệp,
Thì Chớ Chê Bai Chánh Pháp Luân.



Ngay nơi mục này, ngài Huyền Giác nói là những việc làm của mình do tâm suy tính tạo tác mà nên. Nếu trong việc làm của mình xấu thì sẽ gặt quả xấu, làm thiện thì được quả tốt an lành. Mọi điều là do nhân quả cả. Khi chúng ta làm thì phải gánh chịu đừng có thân thân trách phân gì. Những việc làm và những hậu quả đó không có ai đem đến cho mình cả, chỉ do chính mình mà ra.

Ngài răn dạy chúng ta nên tỉnh giác mà tu học, đừng vì một việc gì đó mà đành huỷ hoại chánh pháp, khinh chê phật pháp mà tổn hại đến thân tâm phải đoạ vào địa ngục vô gián chịu khổ.

Nhân bài này tôi xin nói lên vài ý niệm. Ở diễn đàn tâm mật, pháp tu là Mật chú Chuẩn Đề trong đó có Ngũ bộ chú, cùng Uế tích Kim cang. Trên diễn đàn có những chương mục của quí đạo tâm người ta chuyên tu, nhẫn nại chịu mọi điều khó khăn để tu học. Người hành giả đó có đạt được những mặt lợi ích đem đến lợi lạc bản thân cùng gia đình xã hội. Qua những bài viết của vị ấy có người thấy hay thấy hợp với ý mình cũng thích tu theo pháp môn này. Trong số đó cũng có một số người đạt thành lợi ích và cũng có một số không đạt được, vì sự tu nó phải do sự thật tín tâm, kiên nhẫn tu trì. Và nó cũng ảnh hưởng đến những phước báu lâu đời nhiều kiếp của một con người. Cho nên có người đạt thành sớm, có người không. Có người họ không tiếp tục tu theo mật pháp họ lặng lẽ ra đi để tìm một pháp môn khác, điều đó thì cũng tốt bởi vì căn duyên họ không phù hợp. Nhưng ở đây muốn nói lên một số người khi vào đây họ luôn tham tượng lúc nào cũng muốn cầu cho nhanh đạt, để đem cái đạt thành đó phục vụ cho cá nhân gia đình họ. Nhưng với tâm tham vọng đó thì đâu có đạt được. Vì tất cả giáp pháp của Đức Phật đều nằm trên sự thanh tịnh, định tĩnh, xoá đi tam độc tham, sân, si. Mà những người như thế đó lại đi ngược lại. Thử hỏi có đạt được khong, không bao giờ đạt được và cũng có những con người khi vào tu mật pháp này ở xã hội họ làm ăn, hoặc cuộc sống của họ tạo tác đầy dẫy nghiệp ác. Khi thấy sự nghiệp bông lung, nghiệp khổ bệnh tật nghèo khổ đến họ nhảy vào nhận trong thời gian ngắn, tâm họ cũng không định tâm được do sự loạn tưởng điên d dào của sự thất bại, đau thương gây ra tâm bấn loạn. Bản thân tâm cũng khó trì chú, hàng ngày chỉ ú ớ vài 3 câu lõm bõm. Vậy mà vọng tưởng tham vọng muốn đạt thành. Khi không đạt thành thì ngay lúc đó sanh tâm chia bè lập phái xuyên tạc nói xấu phật pháp, nói xấu mật chú Chuẩn đề. Những linh phù, những câu chú khi họ thọ nhận đều có những ấn chứng nhất định chứng tỏ rằng ngay giờ phút đó có chư vị, một năng lực huyền linh đã chứng cho họ, để họ biết rằng thần chú đó, linh phù đó có đầy đủ năng lực rõ ràng như Đức Phật đã nói. Nhưng khi về với tâm loạn động như thế đó không thể thành tựu thêm được nữa. Nghiệp đổ, thì ngay lúc đó đổ thừa là thần chú gây ra, thật là vô minh. Khi lòng tham cầu không đạt được, thì nóng giận buông ra những lời huỷ báng mật chú cho thoả lòng. Nhưng những điều đó không bao giờ mất trong tâm của bạn, nó sẽ theo mình hết kiếp này đến rất nhiều kiếp khi duyên đến, hình ảnh đốt linh phù, cùng những lời huỷ báng mật chú kia nó hiện về, nó không bao giờ mất cả.

Ví như khi chúng ta ngồi uống nước nói chuyện. Những câu chuyện tình tiết có khác, có thiện có ác. Xong buổi uống nước đó cùng những hình ảnh lời nói đó nó đã mất, nhưng thật tế nó không bao giờ mất. Khi một duyên nào đó nó có một không gian, thời gian, con người giống như buổi uống nước đó, thì những hình ảnh đốt linh phù, những lời huỷ báng đó hiện về. Và khi thân tứ đại này suy yếu, lúc ta bị bệnh tật, não suy thì những cảm giác sợ sệt loạn tưởng sẽ nổi lên thể hiện lên, làm cho con người gây tội đó tưởng tượng đến ma quỉ, đến não hại mình do tội đốt linh phù, huỷ hoại mật pháp trên. Cái địa ngục đó nó nằm ngay trong chính tâm mình.

Khi tôi viết những ý niệm này, những ai trước đã làm như vậy hãy mau mau sám hối lại. Vì mật chú, phật pháp không bao giờ hại con người, hại chúng sinh cả. Tất cả tội chướng nhơ sạch đều do con người. Mật chú Phật pháp chỉ đem lợi lạc an lành giải thoát cho chúng sinh thôi.


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

PHẨM 47



Chánh văn:

Chiên Đàn Lâm Vô Tạp Thụ,
Uất Mật Sâm Trầm Sư Tử Trú.
Cảnh Tịnh Lâm Nhàn Độc Tự Du,
Tẩu Thú Phi Cầm Giai Viễn Khứ.


Dịch:

Rừng Chiên Đàn Không Cây Tạp
Sư Tử Trú Sâu Đầy Rậm Rạp
Cảnh Vắng Rừng Yên Tự Dạo Chơi
Thú Chạy Chim Bay Xa Mất Hút



Bài này đức Huyền Giác nói thật rõ ràng, rừng Chiên Đàn thì không có một loại cây tạp nhỏ trong đó cả. Cũng như tâm thanh tịnh của Bồ tát, thì không còn một tạp nhiễm nào vướng víu trong đó. Một mình trong đó mặc tới lui tâm không vướng bận. Nơi thanh tịnh rỗng rang đó mặc tự do dạo chơi. : “ Thú chạy chim bay xa mất hút” - Thú và chim do vọng tưởng đó bay mất hút.

Một mình thong thả dạo chơi
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm
Sương rơi trắng
Hoa vẫn rụng, tiếng hét, mưa rơi, mây bay, sáng toả, một nụ cười, gió reo, dòng suối chảy, luỹ tre xanh, đoá hoa đang nở.



PHẨM 48



Chánh văn:


Sư Tử Nhí Chúng Tuỳ Hậu,
Tam Tuế Tiện Năng Đại Hao Hống.
Nhược Thị Dã Can Trục Pháp Vương,
Bách Niên Yêu Quái Hư Khai Khẩu.



Dịch:


Sư Tử Con Chúng Theo Sau,
Ba Tuổi Rống Lên Khoẻ Biết Bao.
Dã Can Dù Bám Sát Pháp Vương.
Trăm Năm Quái Gở Mở Miệng Khào


Đây nói đến Sư tử con là dẫn dụ cho những vị Bồ tát con của Phật. Đi phía sau lưng của Đức Phật. Mặc dù chỉ có 3 tuổi thôi, nhưng tiếng rống vẫn khoẻ, cao xa, mang tính dũng mãnh của loài sư tử, mang đầy tính phật pháp kế thừa chư Phật. Họ ở trong hoàn cảnh nào, khía cạnh nào cũng luôn thể hiện sự kính tin dũng mãnh đến phật pháp, luôn rống lên những lời siêu thoát rộng lớn, không sợ hãi.

Giống Sư tử là vậy. Còn loài Dã can dù cho bám chặt lấy Đức Phật, trải qua trăm năm cũng chỉ kêu tiếng của Dã can thôi. Không thể bắt chước tiếng Sư tử được. Ở đây cũng thầm nói đến sự chứng ngộ. Nếu chúng ta chưa chứng ngộ, thì dẫu có hỏi, có nhìn cách đi đứng, cách nói của Chư vị Thiền sư cũng không giống được. Vì đạo luôn đứng trên lẽ chân thật.

Khai được một mảnh ruộng,
Gieo được một thúng lúa.
Soi đầu vừa nhìn lại,
Núi xanh nước lại biếc.
Trọn ngày ăn một bữa
Cuối đêm chỉ một giấc
Mệt thì duỗi chân ngủ
Ngàn đủ cùng muôn đủ
Tiết tháng tám, tháng chín sắp đến,
Bên rào hoa cúc nở vàng tươi.

Quy Ngưỡng Ngũ Lục


Như vậy ở đây, người tu mật chú Chuẩn Đề , Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, cũng khai được miếng ruộng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Gieo giống cũng Chuẩn Đề. Cứ như vậy soi đầu quay lại núi xanh, nước biếc cũng “Như vậy”. Ăn cũng một bữa ăn Chuẩn đề, trong bữa ăn vẫn Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngủ cũng giấc ấy.

Xuân thu vạn hữu hoa Chuẩn Đề vẫn nở.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm





Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 03:06:15(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 12-06-2020(UTC) ngày
phaolon  
#43 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
phaolon

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
cảm ơn thầy công đức vô lượng
nam mô công đức lâm bồ tát
úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha bộ lâm
ThanhHung  
#44 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết


PHẨM 14



Chánh Văn:

Thượng Sĩ Nhất Quyết Nhất Thiết Liễu
Trung Hạ Đa Văn Bất Tín
Đản Tự Hoài Trung Giải Cấu Y
Thùy Năng Hướng Ngoại Khoa Tinh Tấn


Dịch Nghĩa:

Bậc Thượng Một Quyết Xong Hết Thảy
Trung Hạ Nghe Nhiều Ngờ Vực Mãi
Áo Bẩn Trong Lòng Hãy Vứt Đi
Khoe Chi Tinh Tấn Bên Ngoài Ấy


Ở đoạn kinh luận này đức Huyền Giác nói ngay nơi tâm của một người hành giả tự quán soi chứng đắc tâm mình, thấy những điều chân thật trong đấy. Khi mọi điều giả hợp đã phơi bày “ Tri huyễn tức ly huyễn” bậc thượng nhân là lấy Trí huệ chân thật đó để soi thấy các pháp, nhìn thấy sự chân thật của nó, qua hình thấy từng chi tiết một của các pháp huyễn hợp giả có không có thật tướng của nó. Ngay nơi đó trực chứng, trực ngộ bằng cái biết chân thật của nó. Cái biết chân thật đó trải rọng trên toàn bề mặt của vạn pháp, vạn hữu, trong ngoài, trên dưới, mọi sự mọi vật đều bình đẳng. Khi cái tâm đó đã thể hiện trong người hành giả, thì tùy duyên mọi vật, mọi pháp đến đi nó trực nhận nhanh chóng, biết chân thật không phân biệt đắn đo suy nghĩ, vì đắn đo suy nghĩ nó thuộc ở tình thức phân biệt.

Bậc Thượng Một Quyết Xong Hết Thảy
Trung Hạ Nghe Nhiều Ngờ Vực Mãi


Đó 2 câu trên dẫn chứng cho chúng ta thấy ngay ở mỗi cấp độ tư tưởng tu học khác nhau, ở đây tạm mượn Thượng, Trung, Hạ để phân biệt chứ thật ra đạo không còn cái chỗ cao thấp, thượng hạ sai biệt. Mượn văn tự ngữ ngôn đó để thể hiện sự chứng ngộ sai biệt trong nội thức, tâm thức thể hiện ra. Người trở về với bản tâm thanh tịnh, người luôn luôn nhạy bén trong từng sát na, sanh diệt, vì họ nhạy bén ở hai bên sanh và diệt. Cho nên họ không có sự sanh diệt bao giờ, nên mọi vọng niệm đều nhanh nhạy bén, vì ngay đó cái biết đó đã hằng có bao giờ rồi, chứ không phải do sự tu chứng mà có. Sự nhạy bén ở đây, nó không có thời gian và không gian, sự nhanh bằng sát na rất nhỏ, và sự sát na thời gian tạm mượn đó gọi là liễu ngộ. Một sự hằng biết có từ bao đời, do vô minh che lấp bao đời, nay liễu ngộ vô công dụng đạo, không bằng một tác động, động thái nào mà hình thành nên sự liễu chứng đó cả.

Có những vọng tưởng nào mà đến ta không biết chăng? Tuy là vọng tưởng nhưng bao giờ cũng biết cả, nếu ta tỉnh giác ta sẽ biết ngay nơi đó có cái biết vọng động sanh diệt. Người hành giả ngay nơi đây chỉ biết vậy thôi, không vọng động sanh diệt, mà người hành giả chúng ta hằng biết lặng lẽ thanh tịnh, không động không phân biệt, cáo biết hằng lặng lẽ thanh tịnh không động sanh diệt đó là cái nhân của Phật. Ngay nơi đây sự tu học của ta càng ngày cái biết đó càng sáng suốt viên mãn, thì quả Phật sẽ thể hiện ngay tâm thức đó, ta hãy khách quan mà quán soi nơi mình coi cái biết hằng có nhân Phật đó ở nơi đâu? Như khi chúng ta ngồi chơi con kiến, con muỗi, con ong nó đốt cắn ta, nó chích ta. Ngay giờ phút đó ta vẫn biết chứ, biết rõ ràng. Như vậy ở bất cứ nơi đâu trong da thịt, thân thể ta cũng đều có cái hằng biết rõ ràng, nó có sẵn bao đời rồi. Nên khi cái gì chạm đụng tới nó đều biết cả, nếu ngay nơi đây chúng ta ngồi yên, đứng yên không cử động, không tác động gì cả thì ngay nơi đó, mắt chúng ta có thấy không? Thấy rõ ràng. Tai có nghe không? Cảm xúc có biết không? Mọi điều thể hiện rất rõ ràng. Như vậy nơi đó sát na đó mắt thấy tai nghe thân cảm xúc tất cả những cái đó nói lên một điều là sự hằng biết đã có sẵn, cái hằng biết đó nó không động. Còn nếu ngay đó ta phân biệt suy nghĩ lăng tăng làm mọi điều tất cả ta động. Người hành giả tu học phải lặng cái biết động để thể hiện cái biết hằng có thanh tịnh.

Cái biết của thấy, nghe, cảm xúc bản chất của chúng không có động, không xấu – Xấu động hay không là do ta phân biệt chia chẻ, cảm thọ tốt xấu mà sanh ra nhiều điều, nhiều chuyện thị phi. Nếu thấy biết cảm xúc mà phân biệt nó sẽ huân tập vào căn, tàng thức để giữ lấy, có duyên nó sẽ đem ra để so sánh phân biệt. Nếu chúng ta cứ sống mãi như vậy là chúng ta sống trên sự nghiệp huân tập giả hợp phân biệt mà có, gọi là “sở tri chướng”. Thế gian này chúng ta khó thoát khỏi cái đó.

Ngay nơi pháp môn tu Mật chú Chuẩn Đề, mọi cá nhân hành giả phải biết thật rõ ràng cái hiện tướng của sự biết huân tập, vọng động trên. Để khi chúng ta sống tu tập được an lạc thoải mái. Người tu Mật chú Chuẩn Đề trong sự sống hàng ngày, lấy sự sống sinh hoạt trong đi, đứng, nằm, ngồi luôn tạo cái biết nổi lên trong nội thức trong từng sự vật vạn pháp, phải thấy biết, nghe biết – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Trong pháp tu quán nghe soi thấy biết thần chú như vậy, thì ngay nơi từng sát na quán soi nghe thất đó bao giờ người hành giả Mật chú Chuẩn Đề cũng thể hiện lên cái biết hằng có không động ngay nơi đấy. Người hành giả Mật chú Chuẩn Đề phải tỉnh giác mà lặng lẽ thanh tịnh, nghe biết thần chú đó để từ từ sẽ hóa giải cái nghe biết hằng ngày sanh diệt vọng động của ta trong cuộc sống. Biết như vậy ta sẽ nhẹ nhàng thoải mái khi lăn lộn trong cuộc sống.

Áo Bẩn Trong Lòng Hãy Vứt Đi
Khoe Chi Tinh Tấn Bên Ngoài Ấy


Ngay văn tự đó ngài Huyền Giác đã chỉ cho ta thật rõ ngay nơi sự tỉnh giác tu học đó, hàng ngày hàng giờ ta đã biết được sự biết hằng có không động, thì cũng ngay nơi đó những cái biết vọng động nó cũng tự hóa giải. Mà nó đã tự hóa giải thì thân tâm người hành giả nhẹ nhàng, an lạc hạnh phúc, nó sẽ thể hiện ngay cái hạnh tu học của người đệ tử Phật, đâu cần phải dùng điều này điều nọ thị phi khoe cái gì hết, cứ nhẹ nhàng an lạc đó là sự chân thật bất hư

Chẳng Cần Cửa Tía, Chẳng Cần Rừng
Rốt Cuộc Chỗ Nào Chẳng An Tâm
Thế Nhân Trọn Thấy Ngàn Non Sáng
Mấy Kẻ Lắng Nghe Tiếng Vượn Trầm.



Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:01:26(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#45 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

PHẨM 15


Chánh Văn

Tùng Tha Báng, Nhậm Tha Phi,
Bả Hỏa Thiêu Thiên Đồ Tự Bì
Ngã Văn Kháp Tự Ẩm Cam Lộ
Tiêu Dung Đốn Nhập Bất Tự Nghì

Dịch Nghĩa

Mặc Người Báng, Mặc Người Chê,
Cầm Lửa Đốt Trời Tự Nhọc Ghê!
Ta Nghe Như Uống Cam Lồ Vậy
Tan Hết Vào Trong Chẳng Nghĩ Nghì


Ở đây ngài Huyền Giác nói lên sự chứng ngộ tự tâm Thanh tịnh, khi người hành giả đã thể hiện được sự lẳng lặng hằng biết Thanh tịnh rồi, thì đối với họ mọi pháp, mọi vật đều bình đẳng cả. Cho nên sự khen cũng như chê không có thể làm vướng bận người hành đạo tu học. Những lời khen chê phỉ báng không làm người biến động, tâm sư vẫn luôn rỗng rang, tất cả không thọ cảm, không dính mắc, thì sự phỉ báng đối với Ngài như cầm lửa đốt trời, trời cao mênh mông rỗng rang làm sao đốt được, châm lửa lên để đốt trời, lửa kia sẽ cuồn cuộn cháy vào tay mình, sức nóng ấy bay vào người mình. Ở đây sự nhắc nhở lại cho người hành giả hãy vững tin, tin sâu chắc vào Phật pháp, chuyên tâm tu quán soi tự tánh thanh tịnh của mình. Khi mọi chuyện đã phơi bày, thì cái chuyện thị phi, phỉ báng nó không có giá trị gì cả, cái tánh thanh tịnh hằng biết đó là thân mình, thì cái gì đốt lấy nó, nhấn chìm lấy nó, không có cái gì làm ô uế nó cả.

Mặc Người Báng, Mặc Người Chê
Cầm Lửa Đốt Trời Tự Nhọc Ghê!


Ở đoạn kinh luận này nó sẽ giúp cho người hành giả không bị biến động vọng động trước những lời phỉ báng chê bai, ngay nơi đây họ trở về với tự tánh hằng biết đó, thì đâu có ngại gì. Ngài Huyền Giác nói khi bị người phỉ báng chê bai đối với Ngài như:

Ta Nghe Như Uống Nước Cam Lồ vậy,
Tan Hết Vào Trong Chẳng Nghĩ Nghì


Một lời nói đầy đủ Trí huệ đạo hạnh của một người tu chứng đắc thanh tịnh tánh.Ngay nơi đây người tu Mật hạnh Chuẩn Đề cũng vậy, khi người chê bai phỉ báng, hãy lắng nghe trong tiếng chửi chê bai đó là – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Người ta chửi mình nhiều tức là ngay nơi đó ta đang trì niệm, vì mình đang thực hiện phép tu quán âm – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngay nơi ngài Huyền Giác nói :

Ta Nghe Như Uống Nước Cam Lồ
Tan Hết Vào Trong Chẳng Nghĩ Nghì


Còn người hành giả Mật tông cũng tự nói với mình rằng. Ta nghe như – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, thần chú ấy sẽ tan vào trong vạn niệm, không phút giây phân biệt, ta tu như vậy thì ngay nơi đó cái tự tánh thanh tịnh, cái hằng biết nó vẫn thể hiện lên Mật chú Chuẩn Đề - Mật hạnh của người hành giả sẽ miên mật vĩnh hằng trong cuộc sống chúng ta. Người hành giả tu theo Mật hạnh Chuẩn Đề là luôn luôn đi vào đời với tâm tĩnh. Nếu chúng ta không tĩnh trong từng giờ phút sát na, thì ta không biết ngay nơi vọng niệm, giác niệm đó – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Người hành giả Mật chú Chuẩn Đề phải nên tu trong sự sống của mình, tu trong 6 cửa : Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý – Từ trong từng cảm xúc, trong từng giác niệm, từng vọng tưởng hãy nhìn nó, biết nó, biết từng vọng tưởng nó thể hiện lên, để ngay nơi sát na sanh diệt đó ta tự nghe – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Ngày Ngày Khi Đối Cảnh
Cảnh Cảnh Tự Tâm Sanh
Tâm Cảnh Xưa Nay Không
Chốn Chốn Ba La Mật


Tuệ Trung Thượng Sĩ




Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:03:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#46 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

PHẨM 16


Chánh Văn

Quán Ác Ngôn Thị Công Đức
Thử Tắc Thành Ngô Thiện Tri Thức.
Bất Nhân San Báng Khởi Oan Thân
Hà Biểu Vô Sinh Từ Nhẫn Lực.


Dịch Nghĩa

Xem Lời Ác, Chính Công Đức,
Đây Thực Vì Ta Thiện Tri Thức.
Chẳng Do Phỉ Báng Dấy Oán Thân,
Sao Tỏ Vô Sinh Từ Nhẫn Nhục.


Trong phẩm này đức Huyền Giác đã thể hiện lên tinh thần vô ngã không tướng. Ngài đúng thật là một vị Thiền sư đắc đạo giải thoát, không bị ràng buộc trong vọng niệm, vọng tình. Người đã rất mạnh dạn, nhanh lẹ tỉnh giác thấy những nghịch cảnh chướng duyên đều là trợ duyên lành, là thiện tri thức, là Bồ tát giúp Ngài trên đường tu học.

Xem Lời Ác, Chính Công Đức,
Đây Thật Vì Ta Thiện Tri Thức.


Ngài luôn lấy nghịch cảnh, luôn lấy những lời phỉ báng trái tai gai mắt, mà làm thiên tri thức thức giúp mình tu. Có những lời phỉ báng nặng nhẹ, nó mới chân thật giúp ta nhẫn nhục, ngay nơi đó những hành động diễn ra cùng nội dung chi tiết ồ ạt đến với mình, mà mình tỉnh giác xem nhìn biết nó luôn là pháp vô thường, không thật thể do sự huyễn hợp mà thành, do nội dung chi tiết ý thức hệ nhiều đời nhiều kiếp tạo nên, rồi giả hợp phân định vấn đề này vấn đề khác thiện, ác, ta, người. Thành ra một loạt vọng tưởng, vọng niệm. Trong vấn đề thị phi, nếu chúng ta tỉnh giác nhìn thấy chúng ở nhiều giai đoạn, nhiều chi tiết, nhiều thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai mà xôn xao tạo thành, chứ thực chất chúng không có tướng nhất định của nó.

Như ở niệm giận, hờn, si mê chúng ta thấy ngay nơi đó do sự chất chứa nhiều đời phân định, là lời nói đó nói ra xấu, lời nói đó nói ra tốt. Trong vấn đề lời nói đó, nó cũng duyên hợp ở nhiều chi tiết khía cạnh cuộc sống riêng mà hình thành. Khi nghe lời trái tai liền giận, vì tướng giận, sự nóng này chất chứa trong lòng đã nhiều đời thành tập nghiệp. Khi nghe lời nói trái tai, hình ảnh không thích ảnh hưởng đến sự hiểu biết của mình, thì ngay nơi đó “ tướng giận” phát lên. Khi tướng giận nóng nảy, khí huyết sôi sục, tim đập nhanh, mạnh, lượng máu bơm ra hút vào nhiều nhanh, tạo nên nhiều làn sóng não, khiến cho rất nhiều cảm giác, cảm xúc tạo thành sự bấn loạn của hệ thần kinh cảm giác, thần kinh giao cảm khiến cho tay chân quơ qua quơ lại chuyển động. Sự chuyển động này gọi là “ lực” sức rung động chuyện động cho tập nghiệp chủ động, gọi chung là “nghiệp lực”. Cái lực này, nó tác động lên thân, khẩu, ý gây tạo nghiệp – Tác động lên khẩu khiến người ta chửi rủa mắng nhiếc lời nói độc, lời nói hiền, lời hung dữ. Rồi lên thân khiến cho tay chân chúng ta động thủ, phải theo mệnh lệnh của nghiệp lực kia đánh đập, xoa dịu, tàn ác hay hiền từ tùy theo tập nghiệp huân tập của chúng ta và nó sẽ tác động lên ý. Nếu ý thức hỗn loạn, ngay nơi đó tỉnh giác “nghiệp lực” sẽ đẩy những chủng tử ý niệm lành để người tạo tác thiện.

Qua cái nhìn sự giả tướng duyên hợp, giả tạo hình thành nghiệp lực trên. Nếu người hành giả tĩnh tâm tu hành trở về với cái biết hằng có thanh tịnh, thì nghiệp chướng kia; tướng giận, tham, sân, si kia nó cũng tĩnh vì bản chất chúng không có động. Động là do chúng ta vọng tưởng phân biệt, phân chia ta, người, tốt, xấu. Thành ra tạo nghiệp. Còn người, ngay nơi đó tỉnh giác biết giận là duyên hợp, chỉ biết giận ngay đó tỉnh giác ngay đó, thì cái biết hằng có đó đâu có ảnh hưởng gì với sự giận hờn, tham si. Cho nên ngay đó người hành giả thoải mái, an lạc không bị vọng động cuốn lôi vào tạo nghiệp. Những hình ảnh, vọng niệm, vọng thức của nghịch cảnh đến, họ lấy ngay nơi nội dung chi tiết đó mà tu học. Con người tu hành trong sự khổ đau ràng buộc đó mà tu thuần thục, thì mới thật sự là một con người thoải mái an lạc. Muốn tự tại, an lạc thì phải biết sống thật sự trong sự ràng buộc đau khổ, nhận thấy tính chất nội dung của nó, thì ngay nơi đó sự giải thoát an lành sẽ thể hiện.

Chẳng Do Phỉ Báng Dấy Oán Thân
Sao Tỏ Vô Sinh Từ Nhẫn Lực


Trong cuộc sống tu học, người hành giả có phúc duyên lớn sẽ nhận được bài học vô giá, sự chửi bới, phỉ báng đến với người hành giả là một bài học vô giá để chính ngay nơi đó tâm thức đó họ thể hiện sự nhẫn nhục, cái lực, sức mạnh của nhẫn nhục nó được đo tính ngay nơi những hành trạng nghịch với người hành giả. Sự nghịch cảnh đến càng cao, càng dầy thì sự nhẫn nhục, lực nhẫn nhục sẽ cao dày. Khi người hành giả quán soi, xem nó như những vở kịch giả hợp do tập nghiệp đạo diễn mà thành. Khi người hành giả quán soi theo Trí Bát Nhã rộng lớn, soi thấy sự vật giả hợp không thật tướng như trên, thì khi đó họ nhẹ nhàng, thoải mái tỉnh giác để “ Tri huyễn tức ly huyễn” và đến một lúc nào đó, cái sự tri đó cũng nhẹ nhàng nữa, thì mới chính là vô sinh nhẫn – nhẫn nhục ba la mật.

Bồ tát Đề Bà ngày xưa người cảm hóa rất nhiều đệ tử ngoại đạo quy y theo Ngài, nên người ngoại đạo oán hận tìm cách hại người. Một hôm thấy Người đi một mình trong rừng, số người ngoại đạo kia cầm dao đến uy hiếp, mổ bụng Người – ngũ tạng lòi ra nhưng chưa chết. Mặc dù Ngài bị ngoại đạo kia tàn nhẫn đến với Ngài như vậy, nhưng Ngài vẫn với tâm yêu thương nói: “Ta có y bát để chỗ kia ngươi hãy đến lấy, rồi chạy lên núi gấp đi, đi đường núi chứ đừng đi đường bằng, đệ tử của ta chưa được pháp nhẫn sẽ bắt người giải đến quan chịu tội”.

Như vậy, ngay nơi câu chuyện này, chúng ta thấy lòng từ nhẫn nhục vô lượng của vị Bồ Tát khi bị người hại mình, mà còn tỉnh táo chỉ cho họ lấy đồ của mình, còn chỉ rất rõ ràng cặn kẽ đường đi nước bước để khỏi bị hại. Ở đây qua câu chuyện này, chúng ta cũng nên nhìn lại sự từ bi nhẫn nhục của mình. Mình hiện nay chỉ vì một chút lợi nhuận nhỏ thôi thì cấu xé, nói này kia, ganh ghét đủ thứ. Ngã mạn, ngã chấp của mình quá lớn. Qua bài này, hãy tự mỗi người chúng ta thử so sánh theo hạnh lành của Ngài Huyền Giác cùng vị Bồ tát kia coi sao? So với nhau để biết chút ít sự tu học, con đường tu học, hạnh nguyện của mình coi sao. Chứ ngay nơi chúng ta từ ở ngay nơi cái miệng, miệng nói rất tốt nhưng trong lòng rất phức tạp, phiền toái hại người. Nếu chúng ta vấp phải những sự hiềm khích, không nhẹ nhàng xoa dịu bỏ qua với nhau, thì con đường đi hạnh nguyện tu học của chúng ta có đúng không? Đây là một câu hỏi cùng hình ảnh ý niệm trong bài, cũng rất mong mỗi chúng ta hãy nhìn lại quán soi lại để tiếp tục tu học.

Để trở lại câu chuyện trên, khi nghe tin Ngài bị như vậy, đệ tử Ngài chạy đến tức giận, cùng nhiều người rượt đuổi bắt. Nhưng ngay nơi đó Ngài ngăn lại và ân cần hòa nhã dạy đạo “ Lẽ thực các pháp chính là ở chỗ không có người thọ, không có người hại. Thân ai? Oán ai? Giết ai? Hại ai?” .Ngài khai thị ra một số câu hỏi như vậy để nhằm chỉ “ Không có người cũng không có ta”. Ngay nơi câu trả lời khai thị này nó đã thể hiện lên tinh thần Bát Nhã vô ngã, vô pháp, vô tướng để chỉ cho ta cái nhẫn nhục vô sinh. Ngay nơi đây, chúng ta sẽ thấy cái gốc của sự tu hành của một vị Bồ tát kia. Cho thấy không có ta, không có người, thì cũng sẽ không có người hại và cũng không có người bị hại. Mà mà người đã nhìn thấy như vậy, thì người đó đã có cái hằng biết tự tánh Thanh tịnh, mà đã biết được cái hằng biết đó rồi, thì việc hại người, hại ta, oán hận nhau chỉ là cái sự trả vay nghiệp lực thôi.

Qua phẩm này, người hành giả tu theo Mật hạnh Chuẩn Đề rất phù hợp, vì hàng ngày trì niệm tâm thể hiện – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm lên toàn bề mặt của vạn sự, vạn pháp. Ngay nơi nào? thời gian nào? Thần chú dó cũng có mặt đồng với cái hằng biết đó. Đã đồng với cái hằng biết đó, thì vạn pháp bình đẳng. Chính những lời phỉ báng khen chê, cùng những sự việc nghịch cảnh đến, cũng đều thể hiện: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm

Năm Xưa Nghèo Chưa Thật Nghèo
Năm Nay Nghèo Mới Thật Nghèo
Năm Xưa Nghèo Vẫn Còn Có Đất Cắm Dùi
Năm Nay Nghèo Dùi Cũng Không!

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí





Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:06:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#47 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 17



Chánh Văn


Tông Diệc Thông, Thuyết Diệc Thông,
Định Tuệ Viên Minh, Bất Trệ Không.
Phi Đản Ngã Kim Độc Đạt Liễu,
Hằng Sa Chư Phật Thể Giải Đồng.


Dịch Nghĩa

Tông Cũng Thông, Thuyết Cũng Thông,
Định Tuệ Sáng Tròn Chẳng Trệ Không.
Đâu Phải Mình Ta Nay Tỏ Suốt,
Hằng Sa Chư Phật Thể Chung Đồng.


Ở đây nói đến tông là nói đến cái vô tông. Vì tất cả pháp đều không có tướng nhất định, do sự giả hợp mà thành. Cho nên đức Phật bảo rằng không, cái không tông đó, không phải không ngơ, không có. Nhưng nó được sự giả hợp, nó không thật thể của nó. Cái không ở đây là cái không thật thể, nhưng ngay nơi đó có cái diệu dụng, diệu hữu của nó.

Qua tất cả các tướng, các pháp. Chúng ta đều thấy sự duyên hợp giả có của nó, nhưng từng pháp, từng đơn vị, vạn pháp nó đều có cái biết diệu hữu của nó. Cái biết của Tuệ giác, khi tất cả các duyên, vạn pháp thể hiện lên mà ta không chấp dính, chấp giữ nó, thì sự tỉnh giác lặng lẽ “ định” được thể hiện. Khi định tĩnh lặng đó bao giờ nó cũng tỉnh tỉnh, kèm với lặng lặng. Cái lặng đó là định, cái tỉnh tỉnh giác biết hằng có đó là Huệ. Cho nên định và tuệ đều có cả thảy sự vật, vạn pháp trong đó. Nhưng không dính mắc ở đó, không dính mắc nhưng biết rành rẽ, sự biết của Tuệ giác. Do nó rộng lớn toàn phủ trên vạn vật, vạn pháp. Cho nên nó viên dung, sáng tròn.

Tông Cũng Thông, Thuyết Cũng Thông
Định Tuệ Sáng Tròn Chẳng Trệ Không.


Khi cái định, cái Tuệ đó sáng tròn, thì như mặt nhật chiếu vạn vật, vạn vật đều hiển bày trong cái trong sáng đó. Khi đã chiếu soi hiển bày, thì tất cả đều nói lên tánh không vạn hữu, tánh biết hằng có sáng tròn viên dung, thì tất cả đều là Phật pháp, thì tông và thuyết cũng đồng như nhau, thiện, ác không còn, người, ta cũng không. Mọi sự mọi vật đều thể hiện lên sự “ thuyết”. Tức nói lên chính cái biết của mình. Như vậy Phật pháp không có biên kiến, đoạn diệt nghiêng về một khía cạnh nào cả. Ngay nơi giáo thuyết, người hành giả với tâm chân thật liễu nghĩa sẽ thấy ngay ý của Chư Phật, Chư Tổ mà huyền nhiệm tu chứng giải thoát. Phật pháp không nhất định là vậy. Cho nên có một số quý vị bảo rằng Phật pháp bất lập văn tự, ly văn tự ngữ ngôn. Khi chúng ta suy nghĩ nói như vậy là mình nghiêng lệch một bên. Bởi ngay nơi kinh giáo của Phật đâu có lỗi, lỗi là do người chấp nặng vào kinh giáo, khư khư dính cứng. Cho nên trở thành ngăn ngại.


Còn nếu người sáng tâm, xem kinh văn giáo điển nhân ngay nơi đó những lý sâu ngoài lời, thấy được ý vượt ngoài chữ nghĩa văn tự, hợp với tâm Phật thì ngay nơi đó tâm Phật sẽ ấm lên tâm ta, đem tâm đó tu học dạy người thì đâu có lỗi gì đâu!

Tâm Phật là sao? Là tâm thể không thị cũng không phi, Phật tánh chẳng hư cũng chẳng thật. Ở đây chúng ta sẽ thấy “thị” là phải, “phi” là quấy, “hư” là giả. Như vậy, nếu chúng ta sống khác với tâm Phật là chúng ta hay sống nói phải, nói quấy, nói giả, nói thật. Đó là một chuỗi sống đầy phân biệt vọng niệm đối đãi, đã đối đãi suy nghĩ thì đầy sự vọng động, đem tâm vọng động đó mà quán soi tu học, thì lời nói, và sự tu tập không thông, tông không thông, thuyết cũng không thông. Khi chúng ta đã thấy bản tâm Thanh tịnh, không dính mắc vào những vọng niệm, thì dùng tâm này quán soi các pháp, quán soi kinh giáo, thì sẽ được lợi ích vô biên.

Để tiến tu trong con đường tu học Mật chú Chuẩn Đề, thì người hành giả phải tự trang bị cho mình một nền tảng Hiển Mật viên thông, phải thấy quán soi biết tất cả vnaj pháp, vạn niệm hiện tướng của nó, biết thật rõ ràng sự kết hợp duyên hợp của chủng nghiệp.

Ngay nơi đây mượn câu chuyện nói lên vấn đề chủng nghiệp vọng niệm. Ngài Ngưỡng Sơn một hôm đến hỏi ngài Thiền sư Trung Ấp:

- Làm sao thấy được Phật tánh?
- Ta vì ông nói một thí dụ: “Như một nhà có 6 cửa, trong có một con khỉ, ngoài có một con khỉ, từ bên Đông kêu “chóe chóe”, bên trong cũng kêu “chóe chóe” , đáp lại 6 cửa đều kêu, đều đáp như vậy”.
Ngưỡng Sơn lễ tạ thưa:
- Vừa rồi nhờ Hòa Thượng ví dụ, con đều biết rõ, lại có một việc, ví như con khỉ ở bên trong ngủ, con khỉ ở ngoài muốn gặp phải làm sao?
Thiền sư Trung Ấp bước xuống giường thiền nắm tay Ngưỡng Sơn múa nói:
- Chóe! Chóe! Cùng ông thấy nhau rồi!.

Câu chuyện như vậy, thấy nó rất đơn giản, nhưng làm hứa một giáo nghĩa vi diệu “thuyết thông”. Con khỉ ở ngoài dụ cho 6 trền, khỉ ở trong dụ cho tâm sanh diệt. Bên ngoài vừa có; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì tâm sanh diệt ở trong dấy lên chạy theo, phản ứng phân biệt liền lăng xăng. Đó là hình tướng con khỉ trong nhà, nó đang thức, nên kêu chóe chóe liên tục. Nếu ngay nơi đó con khỉ trong nhà nó ngủ sâu, khỉ ở ngoài nó kêu, nó múa mặc nó, ở trong cứ ngủ. Cũng vậy khi tâm sanh diệt phân biệt trong căn thức lặng rồi, dù có đối trước bao nhiêu ngoại trần, tâm vẫn tỉnh biết rõ ràng tường tận, không dính mắc. Như vậy, khi đó là cái hằng biết thể hiện. Đó là hiện tượng quán soi các pháp rõ ràng, mà người hành giả Mật chú Chuẩn Đề phải biết, phải tường tận nó. Khi đã biết như vậy rồi, ta lấy Mật chú Chuẩn Đề - Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để nuôi dưỡng cái Thánh thai đó. Niệm – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, ta tập nghe biết như vậy, ta nghe biết với cái nghe biết không sanh diệt loạn động, lần lần – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm nó sẽ thể hiện theo cái biết hằng có đó. Khi đã thể hiện được cái biết hằng có đó, thì thường, lạc, ngã, tịnh tướng của Niết bàn cũng đến, thì sự đồng của chúng sanh và Phật ở đây sẽ thể hiện trên Phật tánh Thanh tịnh đồng thể. Ngài Lâm Tế cũng nói :
- Này huynh đệ! Theo chỗ thấy của sơn tăng chẳng khác với Đức Thích Ca, hiện nay bao nhiêu chỗ dung có thiếu thốn gì? Dù cách xa Phật bao nhiêu năm, ngàn năm? Nhưng cái thấy ấy vẫn đồng.



Đâu Phải Mình Ta Nay Tỏ Suốt
Hằng Sa Chư Phật Thể Chung Đồng.




Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:08:11(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#48 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 18



Chánh Văn:

Sư Tử Hồng, Vô Úy Thuyết
Bách Thú Văn Chi Giai Não Liệt
Hương Tượng Bôn Ba Thất Khước Uy,
Thiên Long Tịch Thính Sinh Hân Duyệt.

Dịch Nghĩa:

Sư Tử Rống, Thuyết Vô Úy
Trăm Thú Nghe Qua Đều Tét Tủy,
Voi Lớn Chạy Dài Mất Hết Uy,
Trời Rồng Lặng Ngóng Sinh Hoan Hỷ.

Lời nói của sư là một lời nói của người chứng ngộ, lời nói hành động này nó phát từ tự tánh Thanh tịnh. Nơi đó không có một vật, một hình nào cả. Trong cái chân không tự tánh đó phát ra lời nói “diệu hữu”, cái diệu hữu này, nó mang tính chất của kim cang bất hoại, vì nó có trong cả vạn pháp và nó cũng ly vạn pháp, tới lui tự tại không có sự ràng buộc nào cả. Cũng như con sư tử chúa trong trăm thú. Khi sư tử đó rống lên thì:

Trăm Thú Nghe Đều Tét Tủy
Voi Lớn Chạy Dài Mất Hết Uy
Trời Rộng Lặng Ngóng Sinh Hoan Hỷ.


Lời nói ấy từ trong tự tánh Thanh tịnh đó, không phải ai cũng nghe được. Nhiều người khi nghe những lời nói chân thật tự tại ấy đem lòng sinh nghi, nhiều khi còn đem lòng phỉ báng chạy nơi khác. Còn con người thượng căn thượng trí, khi nghe lời nói ấy liền thích, cung kính vâng theo mà tu học. Cuộc sống của chúng ta hàng ngày lăng xăng trong cái vọng nghiệp, vọng thức, chấp ngã tự cao, tự đại, không nhẫn nhục, nhẫn nại được. Khi nghe qua những lời kinh dẫn đại thừa tối thượng thừa của chư Phật, chư Tổ bao giờ cũng sinh nghi, không hạ mình buông cái ngã chấp, coi cái thân, cái danh vọng tự tướng của mình quá lớn, chấp mê vào sự nghiệp vọng thức của mình, mà không biết đó là những tập nghiệp luân hồi sanh tử bao đời quá của mình gây tạo, luôn luôn lúc nào cũng bị một lực vô hình phân định, phân biệt đạo diễn dẫn ta đi. Từ chỗ chấp ngã, chấp pháp trên, khi nghe lời nói chân thật của chư Tổ, chư Phật không thể nào lại chuyển trong tâm mình cả. Vì khi tự mình quán soi chân thật mình lại, thì ngay nơi đó không sám nhìn thật tại, vì thực tại quá phũ phàng, cuộc sống thấm nhuần sự dục lạc, dục vọng. Thấy cuộc đời này toàn là sự thật, lẽ thật nhất định như vậy. Và ngay nơi đó mình cũng rất tự hào là mình đã có một số vốn trí thức, một kho báu kinh nghiệp đã được đào tạo hẳn hoi, được học hành tốt đẹp. Nhưng hôm nay tại sao? Với những ý niệm thể hiện lên, tác động họ bảo rằng, những thứ ấy đó hoàn toàn giả hợp, do các duyên hợp lại mà thành, không có một tướng nào nhất định cả, và những thứ vọng niệm kia, những sự nghiệp tập thức kia, nó cũng chỉ thoáng qua thôi. Như bóng câu qua cửa sổ, như những hạt sương mai buổi sớm, vì lát nữa đây trong sát na nó đã tự từ từ hoại theo từng sát na một. Rồi nó cũng sẽ được hình thành trên từng sát na một. Khi chúng ta nghe thấy như vậy, nếu chúng ta không đủ lòng tin vững chắc nơi Phật đạo, thì một mạch bỏ chạy và còn nói chuyện đó không hay mấy, khó tin. Thật khó tin nếu ai chưa chứng ngộ.

Lục Tổ Huệ Năng cũng đã từng nói: “Pháp môn này gọi là tối thượng thừa, vì người đại trí mà nói, vì người thượng căn mà nói. Còn người tiểu căn, tiểu trí thì nghe đến tâm sinh chẳng tin. Tại sao? Ví như rồng to làm mưa xuống cõi Diêm Phù Đề, Thành ấp xóm làng thảy bị trôi dạt giống như trôi lá táo. Còn nếu mưa xuống biển thì chẳng thêm bớt”
Mưa xuống biển kia cũng như giáo pháp này đến với người thượng căn, thì vui mừng tin nhận tu học. Một pháp môn thật cao quí giúp con người về với tự tánh Thanh tịnh như lai của mình. Tức là chỗ qui đồng của mười phương chư Phật, Phật và chúng sanh cũng đều đồng nhau ở Phật tánh.

Ngay nơi pháp môn tu học của Mật chú Chuẩn Đề cũng vậy, mới ban đầu ngồi xuống để xin nhận pháp, thì ngay đó chư vị hộ pháp đã dùng một lực vô hình để tác động vào thân tâm người đó, để giúp cho người đó biết rằng trong cõi vô hình và biết chắc chắn rằng, năng lực thần chú có uy, đúng như lời đức Phật dạy. Người hành giả, ngay nơi đó rất kính tin.Nhưng về sau tu học, tùy theo nghiệp lực sự tu tập của từng cá nhân, của mọi người sẽ xảy ra những hiện tướng tâm sinh lý khác nhau. Cho nên từ đó, có những cá nhân không có hiện tượng là như lúc trước nữa, sanh ra chểnh mảng. Sự không có tác động đó, không phải là năng lực mật chú không có uy lực tác động nữa, mà do nhiều yếu tố nguyên nhân khác.

1. Là do người hành giả đó công phu bị gián đoạn.
2. Là do sự tu học không đúng theo sự chỉ dẫn, luôn đặt nặng sự tu học của mình trên sự mơ ước viển vông, đặt nền tảng tu học của mình trên tham, sân, si. Mình tham cầu quá độ về lãnh vực tâm linh năng lực, thì ngay đó tướng tham cũng phát tiết “tướng tham” đó là lửa, là sức nóng đang thể hiện trong lòng bạn. Hoặc là si mê cuồng loạn trong vọng tưởng. Khi chúng ta phát xuất tu học, hay huân tập những nền tảng si mê trước, để đến nay trong tu tập phát tiết ra. Khi đã tham, si mê như vậy mà không được thì sân đến, nóng giận. Ba cái đó là ba cái độc toàn là lửa không. Mà là lửa thì là dục vọng, là oán hờn, ganh ghét, cừu địch, chiến đấu, tiêu diệt. Tu như vậy chỉ rước cái họa vào thân. Khi đã thể hiện sự tu của mình trên tham, sân si như vậy. Thì tâm ý của mình hàng ngày đâu có ngồi yên, hay đi đứng nằm ngồi lòng không yên, không yên nó sẽ dẫn… Khi đã tạo nghiệp thì phải trả, nghiệp đến đổ nghiệp nhiều khi quay lại bảo rằng do Phật pháp thần chú mà thành. Thật là một điều vô lý. Phật pháp được thể hiện lên từ tâm Thanh tịnh của chư Phật, chư Bồ tát, Thánh chúng lòng đầy hoan hỷ Thanh tịnh, đầy những hạnh phúc niềm vui, luôn ban cứu giúp khổ cho chúng sanh, chư Phật có bao giờ hại chúng sanh đâu! Lịch sử Phật đạo từ vô thủy vô chung đến nay, luôn đêm con người chúng sanh đến bến bờ giác, giải thoát an lành, an vui.

Nhân quả bao giờ cũng phải hiển hiện, có vay phải có trả. Ta vay tạo, thì ngày hôm nay phải gặt hái. Thần chú Chuẩn Đề là một thần chú chuyên cứu khổ, cứu giúp chúng sanh thoát khổ, chuyên đưa chúng sanh từ nơi khổ ải đến nơi an vui an lạc. Đó là một trong những điều mà người hành giả Mật chú Chuẩn Đề hôm nay vấp ngã. Các bạn hãy tỉnh giác lại, lấy thần chú Chuẩn Đề giúp quí bạn gặt hái lại hạnh phúc, hóa giải nghiệp lực của mình, sự hóa giải nghiệp lực không phải là không trả quả, mà là trả nhẹ lại, vì năng lực của Thần chú nó sẽ làm nhẹ nhàng khi chúng ta tu học. Thay vì ngay nơi thời gian đó chúng ta bị đụng xe, sẽ gãy tay, gãy chân, nhưng ta chỉ bị trầy sước thôi. Nhân quả là phải trả, nhưng nghiệp kia sẽ hóa giải nhẹ nhàng hơn, khi người thọ trì tu học theo Mật chú.

Và ngay phương pháp tu học Mật chú Chuẩn Đề, luôn luôn kết hợp với nền tảng “Hiển Mật Viên Thông”. Hiển giáo là những giáo pháp tối thượng thừa mà ta đã biết qua trong kinh Phật giáo, như Bát Nhã, Kim Cang, Niết Bàn, Viên Giác, Lăng Nghiêm …và những bộ Luận, Trung Quán Luận, Luận Tối Thượng Thừa …Hiển giáo bao gồm tất cả giáo thuyết của Phật giáo, Đạo Phật. Từ những giáo nghĩa kia ta lấy ý quên lời, không chấp nặng nhọc trong giáo thuyết văn tự. Qua đó ta nhìn thấy diệu nghĩa của kinh thuyết, kết hợp với Mật chú Chuẩn Đề tu hoc, thì nó sẽ thành nền tảng tư tưởng tu học: “ Hiển Mật viên thông cứu cánh thành Phật”.

- Khi thấy sắc, nghe tiếng chỉ có vậy! Khi mặc áo ăn cơm chỉ có vậy! – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.




Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:10:21(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#49 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
PHẨM 19




Chánh Văn

Du Giang Hải Thiệp Sơn Xuyên.
Tầm Sư Học Đạo Vị Tham Thiền
Tự Lòng Nhận Đắc Tào Khê Lộ,
Liễu Tri Sanh Tử Bất Tương Can.


Dịch Nghĩa

Qua Sông Biển, Vượt Sơn Xuyên
Tìm Thầy Hỏi Đạo Khắp Tham Thiền.
Từ Khi Nhận Được Tào Khê Lối
Rõ Ra Sanh Tử Chẳng Tương Can.


Phẩm luận này đức Huyền Giác nói lên sự học đạo của Ngài rất cực khổ, cũng đã từng lội suối, băng đèo, quảy túi đi hàng trăm cây số đói khát. Qua bài luận này, chúng ta suy nghĩ lại xem, giữa lúc bây giờ chúng ta học đạo thật dễ ít tốn công. Công sức bỏ ra rất ít, việc học đạo rất dễ đâu đâu cũng có Thầy, có kinh sách in phổ biến khắp nơi, giảng thuyết cũng khắp nơi. Tự chỗ dễ dàng kia mà đôi khi chúng ta giãi đãi không cố tâm, quyết chí tầm học hỏi đạo. Hở ra một chút khi va chạm đến lòng, đến ý niệm, danh dự ngã chấp của mình, lại giận hờn bỏ đi để tìm người khác. Vì hiện nay thật nhiều Thầy, nhiều sư giảng thuyết khắp nơi, chùa chiền mọc lên như nấm, bước vài bước, đi vài cây số là có Thầy, có chùa ngay. Kinh điển được in ra rải khắp mọi nơi, nhiều hình thức khác nhau. Có chỗ cho, có chỗ bán rất tiện lợi. Khi người tầm hỏi đạo thấy không thích Thầy này, đi tìm Thầy khác. Thấy Thầy này không theo ý mình, không đúng với nhóm của mình, chạy qua chạy lại. Mỗi chỗ đến huân tập một chút, rồi huân tập trong kinh giảng, mỗi cái chất chồng lên nhau, chứa đầy dẫy trong tàng thức, căn trần của mình. Nếu chúng ta không tỉnh giác quay về tự tâm Thanh tịnh, thì dong ruổi càng ngày càng xa đạo. Vì mỗi lần nghe kinh giảng, nghe thầy thuyết đem về ôm ấp trong lòng của mình, chất chứa thành một đống kinh nghiệm. Mang đống kinh nghiệm đó đi khắp nơi, gặp ai cũng đấu lý đấu pháp, không chịu quán soi lại tự tánh của mình mà tu học.

Hai còn đường đều tu cả, một con đường là ta cũng huân tập kinh sách, luận giải Phật pháp mà không quay lại tự tánh Thanh tịnh của mình, chỉ đem sự huân tập đó bao đầy ngã chấp của mình. Còn con đường thứ hai, khi huân tập Phật pháp cũng nghe kinh giảng luận. Nhưng ngay nơi đó người hành giả đó tỉnh giác lại, thấu hiểu diệu nghĩa lý sâu này, quên chương cũ, ngữ ngôn, không chấp vào ngữ ngôn luận giải đó mà đấu lý, đấu pháp cho rằng ta hay, ta đạt đạo. Chứ họ đâu biết rằng, những cái mà họ huân tập trong tâm, trong căn, tàng thức chất chưa thành kinh nghiệm, ý thức hệ. Những thứ mà họ cho là hay, là cao thượng trên, cũng đều lấy của nhiều người khác, hoàn toàn của người khác và do ta vọng tưởng mà xây dựng lên, rồi mình lấy đem về bảo rằng của mình.

Còn con người quay về quán soi được tự tánh Thanh tịnh, họ nhìn thấy tất cả không thật tướng, do sự giải hợp mà nên. Cho nên họ sống cũng như tu đạo, lấy lẽ sống hàng ngày của mình mà tu mà sống. Một sự sống chân thật an lành, họ không nặng nhẹ ở bất cứ một giác niệm, vọng niệm nào cả. Vọng tưởng và chân tánh không hai, bỏ một giữ một cũng không phải. Vọng tưởng lăng xăng như sóng biển, chân tánh bao rộng như mặt biển cả. Sóng với mặt biển không hai. Ở ngay đây, chúng ta nói một cũng không được, nói hai cũng không. Nếu ly sóng biển thì không có mặt biển, ly mặt biển thì không có sóng. Như vậy khi quán soi thật tướng, chúng ta sẽ thấy sóng không dấy động thì thấy toàn mặt biển. Không phải dẹp, phải đưa sóng đi nơi khác mà thành mặt biển. Vọng tưởng cũng vậy. Vọng tưởng không động thì tự tánh hiện, sóng ấy từ mặt biển mà dấy lên, rồi sóng lặng về mặt biển. Không có sự bỏ, đưa đem đi nơi khác, cũng không có sự giữ lại. Như vậy bỏ và giữ là hai, nhưng sóng và biển không hai, thì chuyện bỏ giữ sao làm được, phiền não và thanh tịnh chỉ một mà thôi. Ngay nơi đây, chúng ta phải tỉnh giác nhìn lại cho kỹ, quán soi cho đúng thì sự tu của mình sẽ không vướng ngại. Nếu bỏ vọng tâm giữ chân tánh đó là người ngu. Như vậy, thì chúng ta không biết bóng ấy cũng từ trong gương mà ra, sóng biển kia cũng từ trong biển mà ra. Vọng tưởng khởi ra là khởi từ chân tâm, chân tánh. Cũng như sóng biển khởi lên cũng từ mặt biển, rời mặt biển làm gì có vọng tưởng, rời chân tâm sao có vọng tưởng.

Như vậy qua chi tiết trên chúng ta có thấy vọng tưởng có đáng sợ không? Nếu không đáng sợ để nó khởi lên luôn luôn như vậy có được không? Ở ngay đây mới là sự tu hành, đức Huyền Giác đã lặn lội trèo non, vượt suối cuối cùng gặp đạo Tào Khê, gặp Lục Tổ mới ngộ ngay cái lý Bát Nhã trên, vì đức Lục Tổ Huệ Năng luôn thể hiện đạo trong bàng bạc sự sống của mình, vạn niệm vạn vật kia nó cũng trong tâm chân tánh Thanh tịnh. Khi vọng tưởng nổi lên, thì ngay nơi đó giác niệm cũng nổi lên, giác niệm ấy là trí Bát Nhã, cái biết hằng có. Nó luôn luôn biết không ngưng ngại trong vọng tưởng. Nếu tất cả vọng tưởng, vọng niệm nổi lên, không có cái biết ở trong đó thì không bao giờ có vọng tưởng, có cái biết mới biết vọng tưởng. Nhưng cái biết ở đây là cái thường biết, nó không chạy theo vọng niệm để phân biệt. Nếu chạy theo vọng niệm để phân biệt, tức là cái biết vọng động. Còn cái biết của trí Bát Nhã hằng có, không vọng động một cái biết chân thật. Cái biết đó bao đời, bao kiếp từ vô thủy, vô chung đến nay, nó không hơn, không kém, không tăng, không giảm. Cái biết đó nó sẽ chứng minh cho chúng ta rằng trong vạn niệm, trong mỗi cử động, trong tất cả nó đều biết. Nếu không có nó ta không biết gì cả.

Từ Khi Nhận Được Tào Khê lối,
Rõ Ra Sinh Tử Chẳng Tương Can.

Lục Tổ từng dạy: “ Môn tọa thiền này vốn chẳng dính mắc tâm, cũng chẳng dính mắc nơi tịnh, cũng chẳng phải là chẳng động”. Thiền ở đây không dính mắc ở sự động và tịnh.

Nếu dính mắc tâm thì tâm vốn là vọng, biết tâm như huyễn nên không, không có chỗ dính mắc. Nếu nói dính mắc tịnh thì tánh người sẵn tịnh, do vọng niệm nên che lấp chân như, chỉ không vọng tưởng thì tánh tự tánh Thanh tịnh. Còn khởi cái tâm dính tịnh thì sinh ra tịnh vọng.

- Một câu nói thật thoải mái nhẹ nhàng, ngay nơi ấy người hành giả sẽ tìm được sự an lạc của chính tự tâm của mình, thật không uổng công ngài Huyền Giác đã lặn lội tìm Ngài. Công sức trí huệ của cá Ngài rất đáng ngàn đời kính cẩn vâng theo – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, công sức đó, trí tuệ đó cũng là Mật chú Chuẩn Đề, người hành giả phải biết tự tánh Thanh tịnh của mình, các pháp là như thế để vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ca bài ca – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, âm diệu đó sẽ du dương lan tỏa trầm bổng trong vạn sự, vạn vật muôn thuở.

Tâm Vương Không Tướng Cũng Không Hình
Mặt Tựa Ly Châu Vẫn Chẳng Minh
Muốn Biết Loại Này Chân Diện Mục
Ha! Ha! Giữa Ngọ Là Canh ba.




Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:11:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 2 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
Quang Tue  
#50 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Quang Tue

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 6 lần trong 4 bài viết
Tứ Sự Cúng Dường Dám Tứ Đâu,
Muôn Lượng Vàng Ròng Cũng Tiếu Nốt.
Thân Nát Xương Tan Chưa Đủ Đền,

Thầy của ta hướng dẫn cho ta vượt qua thuận nghịch duyên, Thầy của ta chỉ cho ta con đường đi đến giải thoát, Thầy của ta chỉ cho ta thấy bản tánh như lai muôn ức hằng có. Thì tứ sự cúng dường kia, muôn lượng vàng ròng kia, dù cho thân nát xương tan cúng dường đến Thầy cũng chưa đủ đền được công đức đó của Thầy.


Công đức vô lượng của Thầy biết đến kiếp nào mới trả hết.

Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm

Sửa bởi quản trị viên 16/07/2019 lúc 03:49:04(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

thanks 2 người cảm ơn Quang Tue cho bài viết.
cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
ThanhHung  
#51 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

PHẨM 20


Chánh Văn

Hành Diệc Thiền, Tọa Diệc Thiền.
Ngữ Mặc Động Tịnh Thể An Nhiên.
Túng Ngộ Phong Đao Thường Thản Thản,
Giả Nhiên Độc Dược Dã Nhàn Nhàn.

Dịch Nghĩa


Đi Cũng Thiền, Ngồi Cũng Thiền.
Nói Nín Động Tịnh Thể An Nhiên.
Dẫu Gặp Gươm Đao Thường Phẳng Lặng,
Ví Nhằm Thuốc Độc Vẫn Nhẹ Tênh.


Tâm hạnh ngay đây của đức Huyền Giác nói lên tính thiền, mà đã là thiền thì không nhất thiết phải ngồi hay nằm, vì việc ngồi và nằm đó là thể hiện ở cái thân. Còn thiền là thể hiện ngay chỗ sống thực tại của bản tâm. Chúng ta ngồi nhắm mắt lại, thân không động mà trong tâm ta nó lăng xăng loạn động đủ điều, thì như vậy có thiền không? Còn nếu như trong đi đứng nằm ngồi, luôn lúc nào cũng tỉnh giác, lấy cái biết không sinh diệt của mình mà quán soi sự vật, vạn pháp. Biết vạn pháp, sự vật là huyễn hợp không chấp dính nơi tâm sanh diệt đó. Ngay đó đối duyên chỉ biết chân thật vậy thôi, đừng dính vào hình tướng vọng niệm đó mà chấp rồi phân biệt vật đó tốt xấu, thiện ác. Ngay nơi tâm đó chúng ta cũng không chấp dính vào tướng Định, Tỉnh thể hiện ra đó. Nếu chấp dính vào đó thành ra chúng ta chấp vào “Tịnh vọng”. Cái Tịnh do vọng phân biệt từ nội tâm mà ra. Nếu động không chấp, tịnh không chấp bỏ luôn cái không chấp đó nữa lòng an nhiên tự tại. Lấy cái tâm đó đi đứng nằm ngồi thì mới thật là thiền. Như vậy ngay tâm đó là thiền, thiền như vậy, thì tất cả cuộc sống của mình đều là thiền cả. Vì tất cả đến đều biết tỉnh giác.

Còn nếu ta cứ nói thiền bằng miệng, rồi lấy cái thân thúi tứ đại tan rã này ra ngồi hàng mấy tiếng, mà tâm luôn xao động, hay tâm vô ký không nghĩ gì như gỗ đá. Thì thật là ngu muội. Vì thân sẽ bị hoại, có sanh ắt có tử. Thiền mà chấp chặt phải ngồi và nằm như vậy, thật nặng nhọc ràng buộc trong pháp tu của mình.

Sanh tử xưa nay tự tánh không, thân huyễn hóa duyên hợp này rồi sẽ mất. Sanh tử là do nghiệp lực chiêu cảm, mà nghiệp có là do vọng tâm mà sanh khởi. Vọng tâm là nhân mà sanh tử là quả. Vọng tâm kia là do duyên hợp huyễn thành không thật, thì quả của nó là sanh tử thì cũng đâu có thật. Như vậy sanh tử xưa nay cũng không thật, do sự huyễn hóa mà nên, thì tất phải bị hoại. Mà thân tứ đại hủy hoại, thì không thể chấp nê, lấy thân này để ngồi thiền. Cho rằng như vậy là thiền. Nếu đã là thiền thì không nhất định chấp ở một khía cạnh nào cả.

Đi Cũng Thiền, Ngồi Cũng Thiền.
Nói Nín Động Tịnh Thể An Nhiên.

Ở phẩm này, người hành giả Mật chú Chuẩn Đề sẽ thể hiện thần chú Chuẩn Đề qua đi đứng nằm ngồi, nói cũng thiền, nghe cũng thiền. Vì tâm của họ luôn thể hiện lên – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, trong mọi hành trạng đi đứng nằm ngồi, trong công sở, công viên hay lúc nói tiếp chuyện, luôn lúc nào cũng nổi – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, từ trong nội thức, vọng thức, vọng tưởng cũng từ trong tâm đó ra – Úm Chiết Lệ cũng từ trong nội tâm mà ra. Khi mọi thứ vạn niệm đều là – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, thì tất cả vọng niệm, vọng thức đều bình đẳng, đã bình đẳng thì tâm nhẹ nhàng, thanh thản, tự do tới lui không vướng bận. Ngay đó là sự thể hiện Thiền Mật, Hiển Mật viên thông.

Dẫu Gặp Gươm Đao Thường Phẳng Lặng
Ví Nhằm Thuốc Độc Vẫn Nhẹ Tênh.


Bốn câu thơ trên ngài Huyền Giác chỉ ngay chỗ sự sống của mình. Ngay nơi đây, người hành giả Mật chú Chuẩn Đề luôn lúc nào cũng tỉnh giác, lấy cái lý thiền vô ngã, không tướng trên mà làm hướng đạo, lấy Mật chú – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề làm chủ đạo, hãy hàng ngày ta cứ niệm từng chữ, từng âm thanh rõ ràng, qua cái biết từng chữ, từng âm thanh đó để ta tự tỉnh giác ngay chỗ đó, biết cái biết chân thật kia để một ngày hoa vẫn rơi, gió vẫn thổi, đói ăn ,khát uống – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Thí dụ, ngay bây giờ chúng ta nghe những tiếng động âm thanh bên ngoài, rồi ngay nơi đó tìm lại cái nghe của mình coi có hình dáng gì không? Khi chúng ta quán soi, tìm lại thì không có hình dáng, mà lúc nào ta cũng nghe biết (Phải quán nghe – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm”, tánh nghe như vậy, đâu phải hư không, không có gì?! Nếu nó là hư không, thì đâu có biết nghe, khi nghe huân tập cái nghe, chúng ta biết tiếng đó là người, là vật, là xe. Nhưng đừng phân biệt vọng động, ngay nơi đây chỉ biết – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, biết rõ ràng âm thanh vang lên như vậy. Thì ngay đó là tánh nghe thường hằng, nó nằm trong – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

Sắc Tức Là không, Không Tức Là Sắc,
Ba Đời Như Lai Phương Tiện Đặt.
Không Vốn Không Sắc, Sắc Không Không
Thể Tánh Sáng Ngời Không Được Mất

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.







Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu Chánh Trí

Sửa bởi quản trị viên 17/09/2014 lúc 02:14:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 3 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 24-09-2014(UTC) ngày, cuiyang07 trên 16-07-2019(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 11-06-2020(UTC) ngày
HaiLam  
#52 Đã gửi : 18/09/2014 lúc 08:44:00(UTC)
HaiLam

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 28-07-2014(UTC)
Bài viết: 111

Cảm ơn: 428 lần
Được cảm ơn: 147 lần trong 78 bài viết
"Trong sự tu học nó không có tranh cãi hơn thua, nhưng vì cho nó sáng tỏ một chân lý, đôi khi người Thầy đó cũng phải biện lý để chỉ cái chân thật. Vì người Thầy đó bao giờ cũng sống trên tinh thần trung đạo, mà đã trung đạo rồi thì khong vì người đó quen hay lạ, mà bỏ qua sự khai thị. Người đó quen thân cận, nhưng vì không nhận được sự chân thật của chân lý, thì người thầy đó cũng phải biện minh chân thật để chỉ dạy. Ngay nơi nó khác chỗ của người chấp ngã, chấp pháp chưa chứng ngộ mà tranh cãi"

Như Thầy nói không có sự hơn thua tranh cãi, nhưng em thấy ai ai cũng muốn thể hiện mình. Để khai thị cho người khác thấy họ là vô minh, ngu dốt chẳng ai dám tự nhận mình như vậy. Nên tấm lòng chân thật của người thầy vì lý chân thật mà biện minh khai thị cho chúng sinh thấy được đều luốn công nhọc sức. Nhất là phương pháp tu này, ai ai cũng vọng tưởng mơ mộng ở đâu đâu để chỉ họ đi sâu vào tu hành cũng chỉ là sự khơi mào ban đầu cho nhưng kẻ tham lam, khi không thoả mãn được cái tham đó họ chạy đi tìm cái khác. Phải chăng là luống công, nhọc sức của Thầy, mà không ai hiểu.

Anh Tuyet  
#53 Đã gửi : 12/06/2020 lúc 02:11:22(UTC)
Anh Tuyet

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-07-2014(UTC)
Bài viết: 7
Woman
Viet Nam

Thanks: 1008 times
Được cảm ơn: 295 lần trong 118 bài viết
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm Om Ma Ni PadMe Hum.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
3 Trang<123
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.