Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Nhiều người dân đã từng chứng kiến một di tích phải cử người vớt tiền dưới nước rồi rửa tiền để sử dụng tiếp. Nhiều du khách thì cứ vô tư cài tiền lẻ ở khắp nơi, miễn nơi đó được họ coi là tâm linh.
Tiền thả xuống giếng, tiền gài gốc cây, tiền nhét tay tượng… hình ảnh phản cảm đó có thể nhìn thấy ở khắp nơi ở các đền chùa, di tích tâm linh. Cái cách người ta bày tỏ tấm lòng với đấng thần linh sao mà thản nhiên và thiếu ý thức đến vậy.

Chùa Phật Tích ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh được xây dựng lại trên nền chùa cũ. Để giúp khách thập phương chiêm ngưỡng kiến trúc chùa cũ, một phần nền chùa cũ được giữ nguyên trong lòng chùa mới, bố trí đèn sáng và đặt tấm kính lên trên. Khách có thể nhìn thấy một góc nền chùa cũ qua tấm kính trong suốt ấy.

Thế nhưng, khi tới lễ chùa tại đây, khách thường phải lách mắt qua những tờ tiền mệnh giá nhỏ để nhìn xuống dưới. Mặc dù ngay bên cạnh, nhà chùa đã để hai hòm công đức ở hai bên nhưng khách vẫn thản nhiên thả tiền xuống tấm kính. Chỉ từ sáng tới trưa, tiền đã rải dầy đặc tấm kính lớn, khách muốn chiêm ngưỡng nền chùa cũ cũng đành nhìn xuống mảng tiền ngán ngẩm.


UserPostedImage
Tấm kính trên nền chùa Phật Tích cũ (Bắc Ninh) rải đầy tiền lẻ.
Cũng không khác cái cách thể hiện tấm lòng của khách đến chùa Phật Tích, đền Sóc Sơn ở huyện Sóc Sơn, đền Cổ Loa ở huyện Đông Anh (Hà Nội) cũng phải “nhận” tiền một cách bất đắc dĩ như thế. Trước cửa đền thờ Mẫu ở cụm di tích đền Sóc Sơn có một chiếc giếng nhỏ.

Có lẽ để tránh du khách thả tiền xuống giếng, Ban quản lý đền đã làm một khung sắt đặt vừa khít miệng giếng, bên trên đặt một hòm công đức trong suốt để khách có thể thả tiền vào đó. Nhà đền đã chuẩn bị kỹ như vậy, nhưng có vẻ như tâm lý của khách là phải thả bằng được tiền xuống giếng thì mới mong có được lộc và mới là thành tâm. Bởi vậy tấm lưới sắt cũng đã ken đặc tiền, cho dù hòm công đức đặt bên trên mới chứa chưa được nửa.

Lưu lại đây khá lâu để quan sát, tôi đã ghi được câu chuyện khá hài hước của hai vị khách hành hương về cách cúng tiền. Một người đứng bên miệng giếng làm động tác như tượng rồi cười nắc nẻ với bạn mình: “Nếu đứng như tượng một lúc ở đây, thể nào người ta cũng gài tiền vào tai, vào tay, vào túi áo”. Nghe chuyện của vị khách này, ngẫm lại thấy anh nói thật có lý. Quả là xu hướng cúng tiền của khách du xuân có vẻ như đã quá đà.

Ngay đến người quản lý các di tích cũng không chấp nhận cách cúng lễ như vậy nên nhiều nơi phải dùng biển báo để ngăn chặn. Ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Ban quản lý phải làm một tấm biển hướng dẫn khách thả tiền vào hòm công đức để tránh kẻ gian lấy mất. Tại nơi đặt Thập bát La Hán cũng có tấm biển đề chữ: “Quý vị không đặt tiền lên tượng”, bởi trước đó, tiền được cài vào bất cứ chỗ nào của tượng.

Nhiều người dân đã từng chứng kiến một di tích phải cử người vớt tiền dưới nước rồi rửa tiền để sử dụng tiếp. Nhiều du khách thì cứ vô tư cài tiền lẻ ở khắp nơi, miễn nơi đó được họ coi là tâm linh. Đây là hành động không phù hợp ở nơi đền, chùa và càng không phải là cách thể hiện lòng thành của du khách. Không những thế, việc thả tiền xuống nước có thể làm hỏng tiền, thậm chí là hành vi hủy hoại tài sản quốc gia. Kiểu cúng tiền phản cảm trên cần chấm dứt ngay

Việt Hà:cand
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 2 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Anh Tuyet trên 19-07-2020(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 24-07-2020(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.