Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
thichdao  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Người tu Mật chú Chuẩn Đề hằng ngày thường phát nguyện "hoằng dương Phật pháp, hóa độ chúng sinh, hộ trì chánh pháp"... Vậy những lời phát nguyện đó nên hiểu như thế nào?
Theo thiển ý của tôi, một số người (cả xuất gia và tại gia) tuy tu Mật chú nhưng thường hiểu chưa đủ cặn kẽ về những lời phát nguyện này. Họ thường nghĩ một cách nông cạn rằng "mật" nghĩa là bí mật, sợ nói ra sẽ phạm lỗi lộ thiên cơ, nói ra thì còn gì là bí mật nữa... nên ai cũng bo bo giữ pháp, cũng không dám chia sẻ ấn chứng, chỉ một mình mình biết thì làm sao hoằng dương được Phật pháp?! Thay vì giấu diếm, tại sao ta không chia sẻ với nhau để mỗi lần hành pháp, ai ai cũng học được ít nhiều bài học vô hình từ Chư vị. Tôi vừa đọc bài viết của một đạo hữu tu Mật chú, đại ý nói rằng: "Người tu Mật chú chỉ cầu giải thoát chứ không hành pháp". Theo tôi, như vậy là chưa đủ. Chúng ta tu trên con đường hiển - mật viên thông, tu bằng trí huệ bát nhã, không tham cầu thần thông, ấn chứng thì tất cả những pháp mà chúng ta đang làm là dùng "tam mật tương ưng" để tức thân thành Phật chính là đang hoằng dương Phật pháp.
Đối với người chuyên tụng kinh niệm Phật, nếu kết hợp thêm thần chú Chuẩn Đề thì thần chú Chuẩn Đề sẽ chuyên chở thêm các chú khác và chắc chắn là sẽ thành tựu, viên mãn.
Đôi lời thô thiển, mong nhận được ý kiến trao đổi của các đạo hữu quan tâm!
chân lý  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Yếu quyết của Trì Chú là:

Tín Tâm vững chắc nơi Tam Bảo Không Nghi

Phát Tâm Bồ Đề nguyện tu tập để cứu độ tất cả chúng sanh

Không Mong Cầu Thần Thông Chứng Đắc

Không Khoe Khoang Tu Chứng
chân lý  
#3 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
Cổ nhân nói: “ruộng dâu hóa biển”, “vạn pháp vô thường”, người học Phật chúng ta không thể không thấu rõ. Kinh điển dạy rất nhiều, đức Phật là bậc trí tuệ viên mãn đã chỉ dạy, cương lĩnh đơn giản nhất cũng chính là nguyên tắc quan trọng nhất mà chúng ta thường niệm “tứ hoằng thệ nguyện”chính là phương pháp tu hành. Chỉ có bốn câu dễ nhớ nhưng người học Phật lại luôn xem thường, miệng niệm hằng ngày, biến thành câu cửa miệng tầm thường nhưng không hề tư duy ý nghĩa của nó, cũng không hề nghĩ mình phải làm thế nào cho đúng. Sai lầm này là do chúng ta, không phải Phật Bồ Tát.
Câu thứ nhất của tứ hoằng thệ nguyện dạy phát tâm. Chúng ta học Phật đã phát tâm chưa? Một vạn người, không có được một người phát tâm. Họ đều biết niệm “chúng sanh vô biện thệ nguyện độ” nhưng trên thực tế lại không có tâm độ chúng sanh, khởi tâm động niệm vẫn vì chính bản thân mình. Hay nói cách khác, vẫn là tự tư tự lợi, không hề nghĩ đến chúng sanh. Ngày nào cũng niệm câu này, nhưng đó chỉ là niệm suông.
thichdao  
#4 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Chúng ta thường phát nguyện nhưng thử hỏi đã mấy ai hiểu rõ về những lời nguyện này? Vậy nay, nhân nói về đại nguyện, tôi từng được nghe thầy giảng như sau, cùng chia sẻ với mọi người.
Vô lượng chúng sinh thề nguyện độ:
Chúng sinh này là chúng sinh ở trong tâm, ấy là tâm tà mê, tâm cuồng vọng, tâm bất thiện, tâm ganh ghét, tâm ác độc, sân hận… những tâm ấy gọi là chúng sinh. Mọi người nên từ tự tính mà tự độ mình. Đó gọi là cứu độ chân thật.
Tại sao lại gọi là từ tự tính tự độ lấy mình? Là vì, tự trong tâm mình có những chúng sinh tà kiến, phiền não, ngu si, hãy dùng chính kiến (sự thấy biết, kiến giải chân chính, đúng chính pháp) mà cứu độ.
Có chính kiến rồi, liền dùng trí Bát Nhã chống phá chúng sinh ngu si, mê vọng. Cứ như vậy là ai ai cũng đều tự độ lấy mình.
Với tà vạy - dùng chân chính mà độ;
Với mê muội - dùng giác ngộ mà độ;
Với ngu si - dùng trí tuệ mà độ;
Với ác độc - dùng tâm thiện mà độ.
Cứu độ được như vậy mới là cứu độ chân thật - như vậy mới đúng là phát đại nguyện
.
Huy?n Chi?u  
#5 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Phật pháp thật thậm thâm vi diệu.
H.C cảm thấy thật hổ thẹn vì cái sự lười biếng đọc kinh sách, giáo lý của mình. Vẫn biết là phải "Hiển - Mật viên thông", nhưng đôi khi, cơm - áo - gạo - tiền của cuộc sống cứ được ta lôi ra để bao biện cho sự biếng nhác của mình. Những trao đổi thế này quả thực đã bổ túc thêm cho HC và chắc cũng không ít các bạn đạo khác những kiến thức quý giá về Phật pháp - về con đường mà chúng ta đã, đang và sẽ (hy vọng, thậm chí là khát vọng) được đi theo cho tới vô lượng kiếp.
Tuy nhiên, đọc được thì dễ, nhưng ngộ được ra mới là khó. "Ngộ" làm sao để giáo lý của Đức Phật không phải là những lời nói của một con vẹt, chỉ biết bắt chước mà không có tư duy, chỉ biết hiện tượng mà không hiểu được bản chất. Có lẽ, điều này đang là thực trạng phổ biến của những người (mang danh) Phật tử chúng ta.
chân lý  
#6 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Cảm ơn hai bạn Thichdao và HC đã có những chia sẻ hết sức bổ ich!
admin  
#7 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Cảm ơn các bạn đã chia sẻ đề tài này. Như bạn Thichdao nói rất đúng, nhiều người cho rằng:Tu mật là phải bí mật, nhỡ nói ra sợ lộ bí mật thiên cơ, hay không đúng với người tu, hay sợ người khác cho mình là mê tín, là vọng tưởng, là linh tinh đủ thứ. Nhưng nếu chúng ta phát nguyện độ sanh, thực hành hạnh Bồ tát. Nếu giữ "bí mật", không chia sẻ... Ở một khía cạnh nào đó, thì như vậy có đi ngược với lời nguyện?
Ta khéo léo dùng phương tiện tu của mình một cách thiện xảo, linh động. Không đặt nặng, không cho nó là sự ràng buộc cố định. Vì như vậy là đặt trên nền tảng tham cầu cái quả. Đạo là cái gì đấy như nhiên, tự tại không có sự ràng buộc, ép buộc. Hãy coi nó như một cuộc chơi. Trong con đường tu tập nên bày tỏ, chia sẻ những sự việc, hiện tượng của mình cùng người Thầy, cùng đạo hữu. Vậy nó thể hiện lên môi trường tu học, sự hòa hợp. Mặt khác cũng là dịp để mỗi chúng ta tự nhìn nhận lại chính mình, nhìn lại những chúng sanh trong chính bản tâm vọng của mình. Vậy vừa tự mình tu sửa được chính mình, vừa giúp bạn khác quay lại nhìn mình. Một việc lợi lạc cho mình cho người. Tại sao chúng ta không thực hành?

Tu là cả một sự nghiệp dài dài. Để có thể đi về bản tánh chân thật của mình, chúng ta phải nên đi song song Hiển Mật. Như bạn nào đó có nói tôi là một sản phẩm của sự copy của người khác. Những lời nói, ngôn ngữ copy mang hơi hướng Phật pháp quá làm người đọc khó hiểu. Nhưng tôi không lấy đó làm sự hờn giận. Mà thật tế khách quan là đúng như vậy. Chúng ta khi sinh ra làm người, có cái gì là của mình đâu? Đều là những sản phẩm của duyên, ngay cả những, nụ cười, tiếng khóc, ngôn ngữ, kiến thức...cũng đều được xây dựng từ ý thức hệ của nhiều đời giả danh mà đặt ra một thể chung. Còn giáo lý nhiệm mầu của Đức Phật, của Tổ ta phải đọc, phải thâm nhập, phải mượn nó để liễu cái ý, rồi từ cái ý mà thành cái sự trong con đường tu tập của mình, và ta biết nương vào đó, để thấy được bản tâm của mình. Chứ không phải như con vẹt biết nói ( câu này mượn của đạo hữu HuyenChieu nhá). Học nên đi đôi với hành, chúng ta phải thực hành, áp dụng quán chiếu ngay chính nơi mình. Để bản tâm mình hóa độ được chúng sinh nơi mình và nó nói lên được ngôn ngữ riêng của nó. Đấy mới là người tu có trí huệ sáng suốt. Kinh Kim Cang nói " Hóa độ vô lượng chúng sanh, nhưng không có chúng sanh nào diệt độ". Vô lượng chúng sanh đó chính là vô lượng vọng niệm điên đảo trong bản tâm mình, khi bạn hóa độ được những vọng niệm đó, cũng chính là bạn hóa độ được vô lượng vô biên chúng sinh. Vì sự sanh diệt của vạn vật, vạn pháp, không dời bản tâm mình.
trikien  
#8 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
bốn câu này tuy hơi lộn nhưng không sao. Dù sao có phát nguyện vẫn còn hơn không, nhưng đã phát rồi thì phải cố tu cho kỳ được Tặng các bạn thêm 4 câu nữa.
Giữ miệng nhiếp tâm thân chớ phạm,
Mọi chuyện oan trái chớ ưu phiền,
Đau khổ vô ích nên ly xả
Cuộc đời hành giả ắt vượt qua
admin  
#9 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
cảm ơn ời chia sẻ của anh THÍCH ĐẠO và TI HUYỀN CHIẾU
trikien  
#10 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Originally Posted by: maytrang Go to Quoted Post
Mây trắng hỏi lòng “Đi hay ở”?
Bùi ngùi chẳng đợi phút chia ly,
Canh cánh trĩu lòng vì thương xót,
Bạn hiền chốn ấy sẽ về đâu?
 
Phương xa bặt tin không hay biết,
Bạn hiền thưở trước “Đạo” bao xa?
Tin người ẩn hiện trên bài viết,
Biết bạn giờ đây “Đạo vẫn đầy”!!!


Tháng trước vừa bị hỏi bài này, đăng lại cho bạn bè cùng đọc
Tứ hoằng thệ nguyện
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

“Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn” : Con đường của một phật tử là đoạn diệt mọi phiền não. Đó cũng là các nghiệp chướng của mỗi người. KHông đoạn diệt được phiền não không thể thành phật. Ngoài ra phiền não ở đây cũng có nghĩa là thói hư tật xấu trong tâm của mình, đoạn diệt hết những suy nghĩ tà ma, sai trái. Dần dần được khai sáng và phật tánh sẽ hiển hiện.
“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” : Chúng sanh có hai nghĩa 1 là chúng sanh ở ngoài đang vô minh khổ não cần được độ. 2 là chúng sinh trong tâm mình, cũng là phiền não chướng, rồi là những tham, sân, si trong tâm, cần được loại trừ. Câu này có ý nghĩa và gắn kết với câu trên.
“Pháp môn vô lượng thệ nguyện học” : Hiểu theo nghĩa đen là thệ nguyện học hết các pháp môn có thể thành phật ở thế gian. Còn hiểu theo nghĩa ẩn bên trong chính là học ở trong tâm của mình, học ở phật tánh vốn có của mình, học cái gì làm cho phật tánh của mình hiển lộ thì ta học hết.
“Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành” : Phiền não đã đoạn rồi, tham sân si đã dứt rồi, phật tánh hiển hiện rồi thì bước tiếp theo đó chính là phát huy cái trí tuệ đó của mình để quyết thành đạo vô thượng. Xa rời mê lầm, giác ngộ hoàn toàn, cũng là đích đến cuối cùng của hành giả.
Quang Tue  
#11 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Quang Tue

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 6 lần trong 4 bài viết
Lời phát nguyện giống như kim chỉ nam, là ánh sáng không chỉ kiếp này mà vô lượng kiếp sau, khi chưa thành Phật ta sẽ theo lời phát nguyện đó mà tìm về, trưởng dưỡng những chủng tử lành, duyên lành với Phật đao. Và tùy theo tánh giác của mỗi chủng duyên mà có sự thắng giải trên con đường tu tập, cũng như hạnh nguyện hóa độ chúng sanh.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.