Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC) Bài viết: 1,188
Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
|
[FONT="]BÁ TRƯỢNG NGỮ LỤC[/FONT]
Tác giả húy Hoài Hải, họ Vương, người Trướng Lạc, Phước Châu. Thuở bé theo mẹ vào chùa lễ Phật, chỉ tượng Phật hỏi mẹ: “Đây là ai”. Mẹ nói: “Là Phật”. Sư nói: “Hình dạng Phật với người chẳng khác, tôi sau nầy cũng sẽ làm Phật”. Sư xuất gia từ thở thiếu thời, tam học đều thông, ham thích thiền đốn ngộ, nghe thiền sư Mã Tổ đạo Nhật khai hóa ở Nam Khang (nay là núi Mã Tổ ở Giang Tây), Sư bèn hết lòng y chỉ. Sau khi nối pháp Mã Tổ, Sư được đàn tín thỉnh trụ trì Đại Trí Thọ Thánh thiền tự ở núi Đại Hùng thuộc Hồng Châu, núi cao chót vót, nước suối Ngô Nguyên bay xuống ngàn thước, nên có tên là núi Bá Trượng. Sư trụ trì chưa đầy một tháng, người bốn phương đến tham học vân tập hơn một nghìn, trong đó Qui Sơn và Hoàng Bá làm thượng thủ. Từ đó pháp môn càng ngày càng hưng thạnh, tông phong lừng lẫy, Sư bèn quyết ý lập ra thiền viện đầu tiên. Trước kia các tự viện thiền tông đều nhờ vào chùa của luật tông, từ nay mới được lập riêng. Sư là người khởi sáng cho thiền tự được độc lập, soạn định chế độ tòng lâm, gọi là Bá Trượng thanh quy, nên cũng được tôn xưng là Tổ Trung Hưng của thiền tông. Sư là người siêng năng làm việc, mỗi khi có việc nhà chùa đều tự mình làm trước cả đại chung; người chủ sự lén dấu dụng cụ canh tác của Shư, mời Sư nghĩ ngơi, Sư nói: “Đức ta không đủ, đâu dám trúg sự lao động của mình cho người khác!”. Kiếm dụng cụ không được thì ngày đó không ăn, cho nên mới có câu: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (Một ngày không làm, một ngày không ăn). Vì thế mới biết được gia phong của Sư chân thật như thê nào, thất đáng làm mô phạm cho muôn đời. Ngày 17 tháng giêng năm Nguyên Hòa thứ 9 đời nhà Đường (CN 8l4) Sư thị tịch, thọ 9l tuổi, đệ tử được phó pháp là Qui Sơn Linh Hựu thiền sư, Hoàng Bá Hy Vận thiền sư, v.v… tất cả có 28 người, hết thảy đều là môn đồ xuất sắc, kỳ lân, phụng hoàng trong Phật pháp. Ngoài tác phẩm này ra còn có Bá Trượng Thanh Qui 2 quyển. Năm Trường Khánh thứ nhất đời Đường Mục Tông, được sắc ban là Đại Trí Thiền Sư, tháp hiệu là Đại Bảo Thắng Luân.
Sư làm thị giả cho Mã Tổ, mỗi khi thí chủ cúng dường trai phạn Mã Tổ, Sư vừa mở nắp đậy đồ ăn thì Mã Tổ liền lấy một miếng bánh thị chúng rằng : "Là cái gì?". Mỗi mỗi như thế trải qua ba năm.
*** Một hôm sư theo hầu Mã Tổ, có một bầy vịt trời bay qua, - Tổ nói :"Là gì vậy?"
- Sư nói : "Vịt trời".
- Tổ nói : "Đi đâu rồi?" - Sư nói : "Bay qua rồi".
- Tổ bèn quay lại nhéo mũi Sư một cái, Sư đau la thất thanh. Tổ nói : "Sao nói bay qua rồi!".
Sư ngay đó tỉnh ngộ, rồi liền trở về phòng thị giả khóc to thảm thiết.
Bạn đồng tham hỏi rằng : "Ông nhớ cha mẹ à?" - Sư nói :"Không". - Lại hỏi : "Bị người ta mắng chửi à? - Sư nói : "Không". -Lại hỏi : "Thế tại sao khóc?"
- Sư nói : "Tôi bị Đại sư nhéo mũi đau thấu xương". - Người đồng tham nói : "Có nhân duyên gì không khế hợp chăng?" - Sư nói : "Ông cứ đi hỏi Hòa thượng xem". - Người đồng tham bèn đến hỏi Mã Tổ rằng : "Thị giả Hoài Hải có nhân duyên gì không khế hợp mà khóc ở trong liêu phòng, xin Hòa Thượng nói cho con biết". Tổ nói : "Ông ta ngộ rồi, người cứ hỏi thẳng ông ta". Người đồng tham trở lại liêu phòng nói với Sư : "Hòa Thượng nói ông ngộ rồi và bảo tôi hỏi thẳng ông". Sư bèn cưới ha hả.
Người đồng tham nói : "Vừa mới khóc tại sao bây giờ lại cười?" - Sư nói : "Vừa mới khóc bây giờ cười".
Người đồng tham ngơ ngác.Hôm sau, khi Mã Tổ thăng tòa, chúng vừa vân tập thì Sư bước ra cuốn chiếu lại. Tổ bèn xuống tòa. sư liền theo đến phương trượng.
Tổ nói : "Hồi nãy ta chưa từng nói năng gì tại sao ông cuốn chiếu lại vậy?" - Sư nói : "Hôm qua bị Hòa Thượng nhéo mũi đau".
- Tổ nói : "Hôm qua ông để tâm vào đâu?" - Sư nói : "Lỗ mũi con hôm nay lại chẳng đau nữa". - Tổ nói : "Ông thấu rõ việc hôm qua rồi" - Sư làm lễ mà lui ra.
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm
sưu tầm
|