Danh hiệu: Administration
Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC) Bài viết: 1,390
Cảm ơn: 757 lần Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
|
Originally Posted by: Tâ Chào cuiyang07. Cho Tâm bảo xin hỏi: học từ nhẫn rất khó, vậy nhẫn nhục như thế nào để đừng bị xem là nhu nhược ah, và nhẫn như thê nào để không được xem là lấy đá đè cỏ. Tinh tấn ba la mật là gì. Mong được giải đáp. xin cảm ơn A di đà phật.
Cuiyang nói như vậy nghe có vẻ lý thuyết. Vì chỉ nói lý không thôi mà không thực hành thì chỉ là lý suông. Ở góc độ này Cuiyang chỉ chia sẻ động viên đạo hữu cố gắng giữ tâm kiên cố theo lý tưởng con đường mình đã chọn. Vì trên con đường tu tập rất nhiều khó khăn từ nhiều phía gia đình vợ chồng, con cái, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc,sự sống, sức khoẻ, cơm áo, gạo tiền, những phiền não, những tham, sân, si luôn vây quanh chúng ta. Trong phật học Phổ thông của Hoà Thượng Thiện Hoa có nói : "Nhẫn" là nhịn, chịu đựng những cảnh trái mắt nghịch lòng. "Nhục" là điều sỉ nhục, điều xấu hổ, làm tổn thương đến lòng tự ái của mình. Nhẫn nhục Ba la mật là nhẫn nhục đến chỗ cùng tột không còn ai có thể nhẫn nhục hơn thế nữa.
Nói nhẫn nhục là thế nhưng có mấy ai thực hành được. Thấy cảnh chướng tai gai mắt thì sanh tâm khó chịu, nghe lời nói không thuận tai thì sanh tâm sân hận ôm giữ trong lòng. Vì chúng ta là những hành giả sơ cơ căn cơ còn kém, tâm chưa kiên cố cho con đường tu tập của mình, nên những nghịch duyên hay chướng duyên tác động lên thân tâm làm cho lòng tham, sân, si chúng ta nổi lên. dễ thối lui con đường tu. Ví dụ như chúng ta nghe ai đó khuyên bảo : " Tu pháp môn đó không hay đâu, toàn bị chuyện này chuyện kia", mới nghe như vậy sanh tâm chán nản được một thời gian là bỏ tu. Hay nghe thấy pháp tu Mật tông nhanh thành tựu nhiều điều huyền linh ấn chứng, nên xin được thọ pháp tu học. Sau khi thọ trì, tu hoài chẳng thấy chi sanh tâm nghi ngờ bỏ tu. Đấy là chúng ta thiếu sự nhẫn. Ta nhẫn là như vậy nhưng chặng tiếp nữa nếu bị làm tổn thương đến thân tâm, tổn thương đến cái gọi là bản ngã. Chúng ta có thực hành quán chiếu được nhân duyên để mà buông bỏ không chấp giữ lời nói hành động của người khác tác động lên . Như người người đời người ta thường nói là bị làm nhục rối tạo tác thêm nghiệp. Ví dụ đi trên đường vô tình có sự va chạm làm người khác nổi sân lên, họ buông những khẩu ngữ không thuận, thậm chí có thể bị người ta tác hại đến bản thân. Thông thường sẽ có hai thái cực một là ta cũng sân si lên dẫn tới sự đánh lộn lẫn nhau. Hai là ta sợ hãi run rẩy hoảng sợ, quỵ luỵ. Cả hai thái cực này nếu theo lý của nhà phật đều là sản phẩm của vô minh. Vì ta sân lên tức là ta tạo tác thêm nghiệp, nghiệp chồng nghiệp không dứt. Nếu ta run rấy, thần sắc biến dạng tức là hèn nhát. Ở đây học phật cũng cần phải có cái dũng. Ta dũng cảm đối diện gặp chuyện không run sợ hãi, thể hiện được cái trí hụê tinh thần của người tu lời nói ôn hoà, từ tốn có âm lực làm người đối diện sinh tâm hoan hỷ. Nếu xảy ra chuyện không tốt phải quán chiếu được nhân duyên nghiệp quả trả vay có thể đời trước ta đã từng tạo tác nghiệp bất thiện với người này. Nay đủ nhân duyên gặp lại thì thoải mái vui vẻ trả nợ cho xong. Có trí quán sát như vậy mới là trí hụê của người con phật. Nếu chúng ta thực hành được đến tận cùng bằng sự quán sát thấy rõ vô thường, khổ, vô ngã. Thì con đường tu học của chúng ta thênh thang rộng mở. Sự nhẫn nhục của người hành giả được thực hiên trên nền tảng trí huệ chứ không phải là sợ hèn nhát nhu nhược của vô minh.
Tinh là sự tinh chuyên, tinh tế duy nhất không xen tạp. Tấn là sự nỗ lực không gián đoạn ngừng nghỉ, không thối lui vì bất cứ nguyên do gì. Chính vì thế nếu chúng ta đã tin tưởng nhất tâm lựa chọn con đường mình đã chọn thì hãy tu tập không ngừng, không gián đoạn, không thối lui trong bất cứ nhân duyên nào dù là thuận duyên hay nghịch duyên tác động lên thân tâm cản trở sự tu tập của bản thân.
Trong những lời nguyện tôi có một lời nguyện học tu học là cho dù thân con có bị thịt nát xương tan thành những vi trần nhỏ nhiệm nhất cũng luôn được thọ trì đọc tụng thần chú Chuẩn đề. Đôi lời chia sẻ trên tinh thần cùng nhau tu học. Nếu có ý gì không thoả đáng rất mong hành giả hoan hỷ.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.Sửa bởi người viết 17/11/2014 lúc 03:18:59(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH |
1 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
|
|