Danh hiệu: Administration
Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC) Bài viết: 1,390
Cảm ơn: 757 lần Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
|
Con vẹt không thể chú tâm
Drukpa Kunley (13) là một tu sĩ ngang tàng, từng tu học theo trường phái Drukpa Kagyu. Ông không hề sợ khi bóc trần các trò lừa đảo hay nịnh bợ trong các giới tu học, kể cả trong các trường phái tiếng tăm hay tu viện lâu đời. Lúc sinh tiền, ông đã nổi tiếng là một đại sư Mật tông, đã giúp nhiều người tầm đạo thấy sự thật một cách dễ dàng.
Lần nọ ông đi ngang qua sân một tu viện đang cử hành lễ lạc long trọng. Hàng trăm nhà sư đang ngồi theo phẩm trật trong thế liên hoa, miệng tụng KinhKim Cương, là Kinh giảng giải thể tánh cuối cùng của tạng vật. Ngày hôm đó, xem ra ông không có gì để làm nên không ai mời, mà ông cứ vào tu viện, chắc là để mang chút mới lạ vào đời sống buồn tẻ trong đó.Mặc dù Drukpa Kunley có dáng điệu như một tên khùng đi lại ngớ ngẩn nhưng rõ ràng ông phát ra một sức thu hút đặc biệt, khác với các vị tu sĩ khác. Đối với người Tây Tạng thì dấu hiệu đặc biệt của người đắc đạo chính là sự chú tâm sắc sảo và một chút hóm hỉnh kín đáo. Cũng vì thế mà ngày đó người ta đã thừa nhận ông cho đến thế kỷ 20 này vẫn còn xem ông như một vị thánh.
Các vị sư đang rầm rì nghiêm trang tụng Kinh thì Drukpa Kunley đi ra giữa sân và nhanh nhẹn leo lên cột cờ, nhanh như một con sóc mà chung quanh không ai để ý. Lên đến đỉnh cột, ông quạt hai cánh tay như muốn bay và giả kêu tiếng chim. Các vị sư cố giữ tĩnh tâm tụng Kinh tiếp tục, nhưng tiếng ồn ào trên đỉnh cột đã phá vỡ buổi lễ.Các vị sư cố gắng tự chủ, kiên trì tụng Kinh, chống lại ảnh hưởng của ngoại cảnh. “Nhờ sức mạnh của Kinh này mà các yếu tố bất thiện sẽ tự rút”, các vị tụng đọc liên tục. Lời Kinh này xem ra có hiệu quả vì ông tu sĩ bốc đồng nọ trèo xuống thật, mặt mày nhăn nhó.Các vị sư phấn khởi đọc tiếp: 'Sức mạnh do sự chú tâm sẽ loại bỏ u minh ra khỏi chúng ta'.
Vừa tụng xong câu này, người tu sĩ dở hơi nọ leo thẳng lên cột và kêu to làm ai cũng nghe thấy:
“Con vẹt không thể chú tâm,
Vì, dù nó có tụng Kinh kệ ngàn lần,
Nó cũng không bao giờ hiểu
Ý nghĩa đích thực của Kinh.”
Câu chuyện trên như một lời cảnh tỉnh của vị Đại sư Drukpa Kunley cho chúng ta biết rằng: Đã là học vẹt thì sao hiểu được, liễu được, ngộ được ý kinh. Mà đã không hiểu, không ngộ thì sao thực hành. Hiện trạng này không chỉ có ở thời đó, mà thời nào cũng có, bây giờ nó càng là hiện trạng phổ biến không riêng bất cứ một ai, ai cũng xây tự ngã bản thân mình cho nó đẹp, cho có oai nghi, cho ra vẻ điệu bộ thông thuộc, thuộc làu kinh sách,để lừa bịp tín đồ nhưng cái cốt yếu nhất của sự thực hành,thì chẳng ai làm. Và chúng ta những hành giả mật tông cũng vậy... Cũng ra sức tụng trì niệm, cũng ra sức công phu để đáp ứng cái tham dục mong cầu, và những cái đó chỉ để xây bồi đắp cho cái ngọn nặng, nhưng cái gốc thì mục nát thối rửa.
Chúng ta hãy tự nhìn lại chính mình có phải " Con vẹt không thể chú tâm". Vì, dù nó có tụng kinh kệ ngàn lần, nó cũng không bao giờ hiểu, ý nghĩa đích thực của Kinh".Cúng như có trì niệm hàng triệu biến cũng chẳng thấy có ấn chứng.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.Sửa bởi người viết 09/05/2015 lúc 09:54:58(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH |
4 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
|
|