nghiệp là một việc, một hành động chúng ta thường xuyên huân tập lặp đi lặp lại nhiều thời gian trở thành một thói quen từ thô đến tế trong vô ký. Khi nghiệp này thành thục thì nó tạo ra một lực rất lớn không gì cưỡng lại được. Đó là nghiệp lực. Giống như trường hợp của bạn vì hiểu biết về phật pháp nên biết đó là nghiệp lực, nghiệp quả, biết đó là điều bất thiện, nghịch cảnh do chính mình tạo tác, giờ phải chịu . Nhưng biết thì là như thế nhưng vẫn không cưỡng lại được những ý muốn trong tâm thức dù biết đó là điều không tốt , và vẫn thực hiện theo những ý muốn đó. Thì đó chính là lực, cái lực của nghiệp quá lớn, nên sức mòn của chúng sinh không đủ lực để chống lại nó. Ở đây phải nói đến sự tu học, chỉ có sự tu học, tỉnh giác mới hóa giải được nghiệp lực.
Đại đa số những hành giả tu học, và tự hào là mình tu học giỏi hơn người khác, nhưng đụng chuyện là sầu khổ, bi ai, than thân trách phận, trách phật, bồ tát không gia hộ cho. Để cho con gặp nhiều chuyện trắc trở trong cuộc sống. hoặc trách bạn, trách thầy không chỉ dạy giúp đỡ. Nhưng có chỉ đó, có giúp đỡ đó, nhưng bản thân, tham lam không tỉnh giác để nhận thấy. Vì tâm chúng ta tham lam, si mê nên muốn gì cái là phải được liền, hoặc kiểu ngồi dựa cột chơi chờ người khác giúp đỡ. Nếu làm đươc như thế thì cả thế giới này toàn là ma quỉ, toàn là thánh hiền hết. Tạo tác đủ điều bất thiện, chờ thánh hiền đến độ thì trở thành thánh hiền, đỡ khỏi mất công tu học.
Tôi nói như vậy để thấy sự tu học là cần kíp ngay tức thời, không chỉ là lời nói suông cho thỏa cái miệng, còn thực hành thì buông lung không hạ thủ công phu. Thấy cuộc sống mình thường xuyên gặp nhiều trắc trở, thì biết nghiệp lực của mình sâu dày, bản thân có trì niệm đó, nhưng không thấy có nhiều biến chuyển, là do công đức đó chưa đủ lực để hóa giải nó ( ví dụ. Bạn đang mắc nợ người ta, một ngày tính ra bạn phải trả nợ là 5 triệu, nhưng bạn một ngày chỉ kiếm ra được 200 ngàn. Số tiền này bạn lo cho cuộc sống của mình chưa đủ, nói chi đến đi trả nợ, nên chủ nợ nó siết nợ, nó đòi nợ làm khuấy đảo cuộc sống của bạn. Đó là điều của nhân quả ). Từ ví dụ đó để thấy xem lại sự tu học của mình đã đủ thời khóa chưa, bình thường một ngày 1 thời khóa trên 1h, mà thấy chưa biến chuyển nhiều, thì phải gia tăng thêm thời khóa thành hai thời , tăng số lượng, thời lượng lên cho đủ công đức để tiêu trừ đi nghiệp chướng đó. Nếu thật sự bạn chuyên nhất, tin tưởng thực hiện đúng như vậy, chỉ trong thời gian ngắn tự bạn nhận thấy sự chuyển biến. Thực tế đa phần tâm chúng ta vọng động, không đủ sự kiên nhẫn, tỉnh táo để thực hiện được như vậy. Lời phật tuyên thuyết không bao giờ ngoa. Chỉ cần người hành giả nhất tâm trì niệm, tinh cần, nhiệt tâm và tỉnh giác thì mọi ước nguyện đều thành tựu.
Và tôi nói thêm ở khía cạnh sâu hơn nữa của tâm thức. Nếu bạn hiểu được cái lý vô thường của thế gian, thì sẽ thấy rõ được sự việc của thế gian. Tức là chuyện buồn vui nó đến nó đi là vô thường, cùng lắm nó chỉ kéo dài được vài ba ngày, rồi chuyện khác nó đến nó cũng che lấp mất. Nếu người hành giả tỉnh giác ngay ở chỗ này thấy mọi việc đến dù có xấu đến mấy thì cũng chỉ chốc lát rồi nó mất. Tại chúng sinh vô minh cứ ôm ấp níu giữ cho nó là thật thành ra mới sầu khổ, mới cho rằng, đúng, sai. Để rồi xảy ra chuyện này chuyện kia bất thiện.
Bạn cho nỗi buồn này là thật thì bạn tìm nó xem nó nằm ở đâu trong cơ thể con người bạn. Bạn cho nó là thật thì hãy tìm nó và nắm giữ nó lại xem nó có thường trụ mãi với thời gian hay không.Bạn có cầm nắm được nó trên tay mình không. Không tìm thấy, không giữ được, cầm được tức nó là vô thường, đã vô thường thì có những chuyện khác tiếp nối vui đó, an lạc đó thay đổi liên tục. Hãy tỉnh giác ở chỗ tu học này thì bạn sẽ thấy nhẹ nhàng với tất mọi chuyện. Bạn không tỉnh giác để trả nó, thì đến một lúc nào đó cũng phải trả nợ. Bản thân biết đến tu học thì nợ ai trả cho xong để còn thênh thang với con đường rộng mở phía trước.
Vài lời kiến giải với Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Bạn hãy nắm giữ nó mà đi, tinh cần, nhiệt tâm sẽ giải thoát được sầu khổ, bi ai, thương ái kia.