Chào đạo hữu!
Trong đời sống nhân gian của cá nhân từng người luôn bị nghiệp lực chi phối trong mọi phương diện đời sống gia đình, tình cảm, vật chất, thuận, nghịch, buồn, vui...Chúng ta là phật tử cần phải nhìn rõ lý đạo này để đời sống tu học của chúng ta không bị dính mắc ràng buộc làm sự tu học bản thân bị chững lại.
Ở đây tôi cũng chứng kiến sự tu học của đạo hữu qua những thắc mắc trước đây trong tu học ở trên diễn đàn, cũng thấy rằng trong tư tưởng đạo hữu có niềm tin nhất định với Phật Pháp với Thần chú Chuẩn đề, và thực tế đạo hữu cũng có những sự trải nghiệm nhất định trong tu học, thấy được sự lợi ích của người hành giả khi thọ trì đọc tụng thần chú sự an lạc, thuận lợi trong đời sống tu học . Nhưng ở một khía cạnh khác đạo hữu vẫn thấy cuộc sống mình luôn có những chướng ngại không thuận theo ý muốn của mình,như vẫn có người hiềm khích, ganh ghét, đố kỵ, hại mình...Nhưng nếu đạo hữu hiểu sâu sắc lý đạo nhân quả thì sự việc thuận hoặc không thuận cũng luôn là sự tỉnh giác trong tâm thức để mình không oán thán, trách thân, trách phận, thậm chí có những ý niệm trách phật, nghi ngờ công năng thần chú. Vì nhân quả không sai biệt nhân lành quả phước thiện, nhân bất thiện đời sống gặp chướng ngại, khó khăn. Đạo hữu hay tất cả chúng sinh như chúng ta chưa thấy tánh, chưa có Tuệ nhãn để nhìn về những quá khứ kiếp thấy biết rõ ràng chúng ta đã từng reo nhân bất thiện nào để cuộc sống hiện tại khó khăn, chướng ngại bị người đời hiềm khích, rèm pha, đố kỵ. Cho nên đạo hữu đã có thần chú rồi thì cứ dũng mãnh ôm lấy thần chú mà đi. Chỉ có sự tu học mới đưa con người ta thoát khổ , cải sửa được nghiệp lực của mình.
Trên bước đường tu học sẽ luôn có những chướng ngại do nghiệp lực chiêu cảm thúc đẩy. Là người trí thì chướng duyên là môi trường cho ta thấy rõ được niềm tin, sự tinh tấn một lòng của mình đối với Đức Phật, đối với thần chú, là cơ hội, là môi trường để người hành giả đào sâu được vào tận gốc dễ hang ổ của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến trong chính con người mình, tâm thức mình mà tu học cải sửa. Kẻ mê thì bị những chướng ngại, nghiệp lực đó dẫn mất mình mà quên thần chú, sợ thần chú, đổ lỗi cho thần chú. Đức Phật đã từng tuyên thuyết bất kỳ thiện nam, tín nữ nào thọ trì đọc tụng thần chú, còn sống trong đời sống ngũ dục (cư sĩ tại gia, ăn mặn, vợ chồng, dơ sạch...)vẫn thành tựu. Lời đức Phật không bao giờ ngoa .Công năng của thần chú là đưa con người thoát khổ, chúng sinh thoát khổ, chứ không phải đưa con người đến sự khổ. Đạo hữu nên có sự tỉnh giác ở chỗ này. Đừng vì nghiệp lực che mờ mà có những ý niệm bất thiện đổ lỗi cho Phật, cho Pháp mà vô minh mang tội vọng ngữ.
Còn những lời khuyên, chỉ dạy của những chư vị mà đạo hữu gặp nói về năng lực của thần chú phù hợp với giới này, không phù hợp với giới kia. Đạo hữu lấy lý đạo lời của Đức Phật nói :
bất kỳ thiện nam, tín nữ nào nhất tâm tin tưởng thọ trì đọc tụng thần chú, còn sống trong đời sống ngũ dục (cư sĩ tại gia, ăn mặn, vợ chồng, dơ sạch...)vẫn thành tựu. Để so với lời chỉ dạy của những chư vị kia nó có phù hợp? Hoặc những người mà bạn thấy cuộc sống của họ không thuận do trì niệm thần chú Chuẩn đề, bạn có hỏi người ta tu tới đâu, hay chỉ nửa vời đứt gánh giữa đường chạy lung tung nghó nghiêng mỗi chỗ một ít, thậm chí có những ý niệm bất thiện lành với pháp tu của mình. Do lòng tham, si mà vọng tưởng tự mình tạo nghiệp còn đổ lỗi cho phật thì cuộc sống nhân quả đâu có sai.
Thứ nữa những chư vị kia họ không có chuyên tu, hoặc chưa thâm nhập sâu được vào năng lực của mật chú Chuẩn đề, mà tự ý nói bừa theo sự nông cạn của mình thì thật tội cho những chư vị đó. Vì lời nói bừa đó để cho một chúng sinh bỏ tu không thực hành theo giáo lý của Đức Phật, thì chính bản thân họ sẽ phải mang tội vọng ngữ đó. Cho nên đối với người hành giả càng chuyên sâu, càng thâm nhập lý đạo họ càng cẩn trọng hơn trong thân, khẩu, ý. Vì họ biết rõ ràng nghiệp quả.
Cho nên tôi cũng là hàng cư sĩ, một lòng tin tưởng chia sẻ cùng đạo hữu là hãy cứ vững tin trên con đường tu học của mình, sự nóng, dương, nhiệt đó là ấn chứng tốt cho đạo hữu. Khi đã một lòng tin tưởng phật, pháp thì cho thịt nát xương tan cũng không hề bỏ tu, không bỏ thần chú Chuẩn đề. Đó cũng là một thử thách, một bài học cho đạo hữu. Nếu chỉ có thể mà đã vội vàng bỏ tu vì sợ rồi, hoặc tìm cầu ở một thần chú khác. Thì chúng ta cần nên nhìn nhận lại chính mình, đã trọn vẹn với Ngài chưa, đã nhất tâm với Ngài chưa? Tu học chúng ta đừng sợ thiệt, tin tưởng ngài thì chúng ta không bao giờ khổ, đói, nghèo. Bạn không cầu cũng sẽ tự có.
Ở đây khi gặp những chướng ngại như vậy chúng ta càng cần phải tỉnh táo , ngồi xuống để mà trì niệm,dùng trí huệ của người tu mà thấy biết rõ ràng đúng sai. Bạn có thể trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - tai nghe: Om Ma Ni Pad Mê Hum. cứ một lòng như thế mà tỉnh giác với sự đời.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.