Danh hiệu: Administration
Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC) Bài viết: 1,390
Cảm ơn: 757 lần Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
|
Chí nguyện xuất gia - Đi ngược dòng
Nhân câu hỏi của một đạo hữu trên diễn đàn về chuyện người phụ nữ đã có gia đình có nên hay không nên xuất gia khi bản thân họ vẫn còn có gánh nặng và trách nhiệm gia đình. http://tammat.net/defaul...sts&t=3730#post12203
Vì đây là một câu hỏi mang nhiều ý niệm của sự sống nên nó luôn là nhiều điều trăn trở của rất nhiều hành giả mang ý niệm hoài bão, ôm ấp chí nguyện tu học xuất gia mà chưa thực hiện được .
Khi một người nào đó có thiện duyên chủng tánh hột giống phật tàng sẵn là nghiệp lực thì một lúc nào đó trong đời sống hiện tại này sẽ có những túc duyên tác động, trợ lực thúc đẩy người hành giả đó sớm có cơ duyên tiếp xúc với những chủng duyên này như gặp pháp, gặp Thầy, gặp bạn và những chủng duyên này là lực tác động mạnh mẽ tâm thức, nghiệp thức để những nghiệp lực tu học kia ra quả là họ muốn xuất gia tu học. Nói đây là sự thuận xuông của quá trình nghiệp quả. Tức là họ dễ dàng thực hiện được ý nguyện này. Nhưng đâu phải dễ dàng nói xuất gia là xuất gia .
Để thực hiện nghiệp quả đó thuần thục thì phải có những tác duyên khác tác động. Vì nghiệp quả khi xảy ra là nó còn có sự tương tác của cộng nghiệp, lực khác nữa. Ví như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em , thân bằng quyến thuộc ,xa hơn là dư luận thị phi của cộng đồng.
Tất cả những tác động kia đủ mọi ngôn ngữ ý niệm, thành phần họ sẽ đưa ra, viện dẫn ra đủ những lý lẽ trách nhiệm , sự ràng buộc của sự sống mà bản thân đã kiến tạo, tạo tác xây dựng lên là gia đình để mà thuyết phục người đối diện nên hay không nên thực hiện chí nguyện xuất gia. Vì thuận theo dòng chảy kia là cả một xã hội, quốc gia , thế giới đang chảy thì việc thực hiện, thực hành xuất gia này nó giống như việc nước chảy ngược dòng. Vậy đây là trường hợp khác biệt, dị thường, khác thường. sự khác thường này sẽ bị lực cản của cả một dòng chảy thuận chiều kia cản trở. Phải là một người có chí nguyện dũng mãnh tinh nhất lắm lắm mới vượt được cái lực cản trở kia. Đây không phải là điều dễ dàng mà ai ai cũng thực hiện được, cũng đi được.
Điều tôi nói ở đây mới chỉ là phía dư luận bên ngoài , còn cái quan trọng cốt yếu nhất vẫn chính là ở tâm thức người hành giả kia. Nếu họ đã có ý nguyện xuất gia thì tự tâm họ đã phải có sự chuẩn bị sẵn kỹ lưỡng về điều này đễ thực hiện được cho dù có sự tác động ở các phía.
Nhưng tại sao có những người không thực hiện được hoài bão này , thậm chí khi họ đến xin thọ giới xuất gia bị sư trưởng thẳng thừng từ chối khuyên họ nên quay về lại với gia đình vì bản thân họ chưa đầy đủ cơ duyên. Chưa đầy đủ cơ duyên chính là tâm thức của họ chưa có sự chuẩn bị trọn vẹn cho sự xuất gia này, những ý nguyện này mặc dù trong những lúc ngẫu hứng cảm thọ được một vài điều phúc lạc trong giáo lý, trong sự tu học họ ôm mộng những chưa dám thực hiện. Rồi do trong sự sống gia đình có những sự xáo trộn, bộn bề làm ảnh hưởng đến bản ngã riêng của chính họ, và họ đưa ra quyết định muốn thực hiện ý nguyện đấy như một ý xả giận …sau khi đưa ra quyết định trong tâm thức những người này còn xảy ra những sự chiến đấu của nội tâm về trách nhiệm chồng vợ họ không còn được thực hiện, về trách nhiệm người con họ không còn được thực hiện, trách nhiệm người cha người mẹ họ cũng không có cơ hội để thực hiện… đủ mọi viện dẫn từ chính tâm thức họ để dụ dỗ họ thuận theo dòng người kia. Sự chiến đấu của tâm thức này mới là những đòn quyết định đánh gục họ hay không đánh gục được họ. Nếu là ý nguyện được đưa ra trên tinh thần tự ngã, sân si, không phải là sự tỉnh giác của trí huệ…thì ý nguyện của sự vọng tưởng, dễ dàng bị đời sống vô thường, bị những lời nói thị phi kia làm cho bản thân họ lung lay không đủ dũng cảm để giữ vững chánh kiến ban đầu là làm được việc này. Cho nên chính lý do đó là nguyên nhân họ bị sư trưởng từ chối không cho xuất gia. Vì vị sư trưởng trí huệ kia thấy rõ biết rằng thực tâm họ chưa sẵn sàng cho việc đó. Nếu cho họ xuất gia thì rất sớm thôi họ sẽ hoàn tục vì không chịu được sự sống an tịnh của phật môn.
Trong trường hợp trên của người phụ nữ kia đó là ý nguyện của sự tỉnh giác hay là ý nguyện của vọng tưởng. Chỉ cần quán chiếu lại rõ biết ,chúng ta nên hay không nên ủng hộ cho người ấy. Vì đã là vọng thì không cần khuyên họ cũng sẽ phải hoàn tục. Còn đã là sự tỉnh giác thì dù một mình có ngược dòng của lực cản thì họ vẫn cứ tự tại vượt qua được không bận lòng.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Padme Hum- Úm A Hùm.
Cuiyang07 Mật tông hiệu: Liên Hoa Pháp Hỷ
Sửa bởi người viết 05/08/2017 lúc 11:52:01(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH |
7 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
|
|