Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
|
Tịnh Pháp Giới Chân Ngôn : Úm Lam BẠN CÓ THẤY GIỌT MƯA ĐỌC ÚM LAM
Năng lực tịnh pháp giới chân ngôn Úm Lam một câu rất đơn giản dễ học, dễ đọc dễ trì niệm, nhưng rất vi diệu. Qua những bài viết vừa qua quí bạn đã thấy biết sự thể hiện của năng lực mật chú. Ngày xưa khi thọ nhận mật chú này tôi hành trì rất miên mật, kiên nhẫn đọc tụng quán tưởng trong tứ oai nghi đi, đứng, nằm ngồi. Một ngày đó tôi hành thiền trì niệm thần chú Úm Lam, lúc đó ngay giờ phút đó tôi quán chữ Lam trong tam giác cân được bao bọc ở bên ngoài một hình tròn viên giác. Phương pháp này tôi cũng đã trải qua một thời gian quán tưởng trì niệm. Quán chữ Lam đó ( có thể chúng ta chỉ quán một chữ Lam trong tam giác đó) cho đến một thời gian trong thiền định chữ Lam đó sáng lên. Chữ Lam đó lớn dần rồi xa, rồi gần, rồi nhỏ dần cho đến chỉ còn một hạt sáng rất nhỏ trong tâm tôi, nhưng vẫn thấy rõ ràng từng nét một của Lam tự. Khi quán tưởng chữ Lam này quí bạn nên tập kèm theo hơi thở. Mới ban đầu chỉ quán chữ Lam thấy biết có chữ Lam từ không thấy cho đến thấy chữ Lam, cho đến thấy chữ Lam phát sáng kèm dính theo từng hơi thở của mình. Hít vào ta thấy hơi thở vào, thở ra ta thấy hơi thở ra dài ngắn ta đều biết tư tưởng cứ duyên theo chữ Lam. Cái cụm từ duyên theo chữ Lam là tôi muốn nói ngay chỗ từ ngữ của Thiền tông là “Tầm, Tứ” – Tầm là nhìn thẳng dính vào chữ đó, Chữ Lam, Tứ là di chuyển ma sát trên tư tưởng ý niệm khi duyên theo chữ Lam đó. Tức là thấy chữ Lam đó chúng ta đặt tư tưởng ý niệm của mình dính vào chữ đó. Hơi thở vào ra dài ngắn đều thấy cảm nhận chữ rõ ràng. Khi chúng ta thấy như vậy rồi, ngay đây chúng ta bắt đầu phân tích mổ xẻ giải phẫu phương pháp thiền quán chữ Lam này như sau.
Khi chúng ta đã dính nó theo hơi thở ra vào ...dài ngắn, sâu cạn đều hiểu rõ cảm nhận “ thấy biết”. Cái thấy biết đó là tâm thức. Sự kiện nội dung chi tiết đó diễn biến thể hiện đó trong suốt một thơi gian thanh tịnh “ như vậy”. Dùng từ như vậy là để chúng ta đừng so đo đúng sai phân biệt lung tung vọng tưởng sẽ theo đó mà thể hiện lên. Nếu giữ đúng như vậy “ thấy biết” rõ ràng theo hơi thở ra vào, dài ngắn sâu cạn thì ta nói theo từ ngữ Thiền là “ nhất tâm” vì ngay đó không ý niệm hình sắc nào khác, không âm thanh nào khác. Lam tự hơi thở - Tức “ ý thức hơi thở Lam tự”. Như vậy hiện tượng này thể hiện ra trong suốt thời gian chúng ta an tịnh nơi đó không vọng tưởng thì liền sanh từ ngữ thiền là “ Hỉ lạc”. Tâm nhất không vọng tưởng thì ngay đó thấy an bình hỉ lạc. Như vậy thiền quán Lam tự này đưa tâm thức ta tạm gọi là đạt “ Sơ thiền”. Vì tướng sơ thiền trong kinh đưa ra như vậy; Tầm, Tứ, Nhất tâm, Hỉ lạc . Như vậy chúng ta sẽ tiếp tục thấy trong quá trình thiền quán này như sau. Tất cả những cái thấy nghe cảm nhận hơi thở ra vào dài ngắn sâu cạn cùng Tầm, Tứ, Nhất tâm, Hỉ lạc. Ngay đây chúng ta sẽ thấy. Thứ nhất là thấy hơi thở ....cùng tất cả tướng cảm thọ.....xảy ra như ta vừa phân tích, thì cái biết cảm thọ .....đó là tâm. Hơi thở ra vào dài ngắn sâu cạn chúng được thể hiện ngay đó tạm gọi là thân. Như vậy ngay đây thân tâm tách ra chúng ta thấy thật rõ. Ngay khía cạnh chi tiết nội dung này tôi không dẫn giải tiếp trong bước Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền nữa tạm ngưng. Trong những bài kế tiếp theo từng cơ duyên thể hiện sẽ được phơi bày. Ngay đây chỉ nói đến tướng sơ thiền để nhằm chứng minh rằng Mật tông và Thiền tông luôn cả Tịnh độ tông không tách rời đều từ một nguồn mà thể hiện và bế tàng theo từng cơ duyên tâm thức tư tưởng đạt sai biệt từng ....” như thế”.
Để trở lại vấn đề thiền quán Lam tự , khi thân tâm chúng ta tách rời tạm gọi như vậy đi chứ không phải như vậy trong tâm thiền quán các bạn sẽ chứng thật từng niệm giác nơi đây. Chúng ta sẽ thấy tâm thức chữ Lam lớn, nhỏ, xa gần ( thực tế khi đi vào chiều sâu của nó không có lớn nhỏ xa gần, tức không có thời gian, không gian nơi đó). Vì vô ngã, vô pháp. Khi thấy những hạt nhỏ chữ Lam trong không gian tâm thức đó, quí vị nên khởi niệm. Cái khởi niệm này là do sự chủ động của chúng ta. Ta làm chủ được ngay đây. Khởi niệm thấy chúng xoay chuyển rung động phát ra ánh sáng....đó ngay đó tưởng Úm Lam, Úm Lam, Úm Lam. Trên từng hạt đó, trên từng ánh sáng đó. Mới ban đầu vài hạt ta thấy như vậy cho đến một lúc nào đó trong hư không tâm thức đó toàn là những hạt( cũng như những vì sao mang sự sống và đang niệm, đã niệm Úm Lam, Úm Lam, Úm Lam”. Những hạt đủ màu “ như vậy”, “ như vậy”. Một thời gian nào đó chúng ta sẽ vào “ định” an tịnh trong đó một thời gian nào đó tất cả những hạt đó động chuyển tâm ta quán sát kiểm chứng chúng thấy được đời sống của chúng như thấy chúng xoay theo quĩ đạo của chúng. Khi phát ra ánh sáng hay năng lực làm xoay rung động những hạt đó chúng luôn luôn có những ngôn nhữ cảm thọ biết của chúng. Vì sao chúng có cái đó vì tất cả vạn pháp là tâm, ly tất cả vạn pháp là tánh. Câu nói này là của Lục Tổ Huệ Năng định nghĩa chữ Tâm, chữ Tánh:” có cả thảy sự vật là tâm, ly cả thảy sự vật là tánh”. Để chứng minh câu nói đó chúng ta hãy quán sát sự kiện sinh hoạt sống của những Lam tự hạt hạ ánh sáng đó thì thấy chúng là ta, ta là chúng và tất cả chủng tử thiện ác đau khổ cùng niết bàn cũng nằm ngay chỗ cửa ngõ đó “ không vô ngã môn”, “ Bất, Vô, Phi, Ly ngôn”. Ở ngay tư tưởng trí tuệ này chúng ta thấy trong thời gian an định trong thiền quán đó là “ định”. Trong thời gian quan sát từng chi tiết xoay chuyển năng lực ánh sáng của những hạt đó, thời gian đó là thiền quán. Ngay nơi hay chi tiết đó thực hiện thể hiện liên tục tự nhiên sẽ nhập vào diệu quan sát trí thức biết phân biệt thứ sáu. Ngay đây sự phân biệt của thức biến thành trí. Đem tất cả những chi tiết nội dung đó vào đời sống chân thật của hành giả thì ngay nơi thân họ sẽ thấy vô lượng vô biên hạt chữ Lam đó. Những hạt đó cũng là những tế bào, nguyên tố, phân tử, nguyên tử cũng là chủng tử nghiệp chuyển biến thể hiện bế tàng cũng do một phần lớn những chủng tử đó thành. Người hành giả biết tất cả đều là sự duyên hợp do các hạt đó hình thành, do từng chủng tử đó hình thành nơi con người tâm thức cùng vạn sự vạn vật hình thành nên. Như vậy ngay nơi đây người hành giả sẽ tiếp tục thiền quán thấy rõ thật rõ càng lúc càng tinh tế hơn nhỏ nhiệm hơn. Từng hạt đó cảm nhận thấy nghe hay biết đều là Lam tự. Lam tự đã được cùng khắp trong thân, trong tâm cùng vạn vật, vạn niệm thế giới vụ trụ này cùng tất cả ý niệm khổ vui được mất. Thì ngay nơi đó người hành giả sẽ thấy trung đạo của Đức Phật, phiền nào tất Bồ đề và cuối cùng của sự cuối cùng muôn thở vẫn không có bao giờ. Quán như thế, như thế để thâm nhập vào vũ trụ thế giới chúng sanh để cổ vũ mọi chủng tử vi tế phân nguyên tử của vũ trụ thế giới chúng sanh đều thể hiện bế tàng “ danh sắc” Úm Lam, Úm Lam, như vậy, như vậy Tịnh pháp giới chân ngôn Úm Lam ba đời ngay nơi tâm Phật đó được chư phật tuyên thuyết một lần nữa tại cõi diêm phù để này Úm Lam, Úm Lam. Những chủng tử đó phân nguyên tử, tâm thức đó, ngày đêm cuồn cuộn trùng trùng duyên khởi không dừng trụ, cổ vũ Úm Lam, Úm Lam. Như vậy có phải “ đó là”, “ đó là” tịnh pháp giới chân ngôn không?
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Bổn Tôn Phật Mẫu Chuẩn Đề Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Nam mô Phổ Hiền Bồ Tát Ngày ấy – chốn ấy, ngày kia không có thật. Úm Lam – Úm Lam – Úm Lam. Chỉ có tịnh pháp giới chân ngôn Úm Lam. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni PadMe Hum.
cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: TC. Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết TườngSửa bởi quản trị viên 03/08/2020 lúc 08:41:26(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|
16 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
cuiyang07 trên 18-07-2020(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 18-07-2020(UTC) ngày, Liễu Pháp Bạch Y trên 19-07-2020(UTC) ngày, yennguyen trên 19-07-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 19-07-2020(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 19-07-2020(UTC) ngày, Thiên Trang trên 19-07-2020(UTC) ngày, haiha232 trên 20-07-2020(UTC) ngày, chuctinh trên 20-07-2020(UTC) ngày, Không tuệ tiểu tăng trên 20-07-2020(UTC) ngày, Thuong76 trên 22-07-2020(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 22-07-2020(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 22-07-2020(UTC) ngày, Vũ đình Vinh trên 13-08-2020(UTC) ngày, Mai Phuong trên 28-08-2020(UTC) ngày, Minh Phuong trên 30-08-2020(UTC) ngày
|