Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
|
KHÔNG CÓ VÔ MINH Thiền quán mật chú là thực hành một cuộc sống chân thật ngay đó người hành giả mật chú cùng tất cả vạn niệm, vạn pháp không hai. Chúng ta hãy để cho tâm mình thực hiện một cách tự nhiên như nhiên. Nghĩa là mỗit vật, mỗi niệm ngay đó đều nghe thấy mật chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Om Ma Ni Pad Me Hum. Hãy thực sự giác khởi tìm ngay chỗ tâm mình đang bất chợt đó để nghe ngay đó là mật chú. Mới ban đầu chúng ta khó nghe, khó thực tập nhưng thời gian tâm thức nó sẽ tự giác niệm đó. Trong những giờ phút đi đứng nằm ngồi chúng ta tập nghe như vậy để từ từ cái biết của mình nó vi tế thể hiện giác niệm. Chúng ta đừng nghĩ rằng cứ từng giờ từng phút mãi cứ nhớ nghĩ đến mật chú, nhớ nghĩ đến hành trạng giác niệm, ý niệm của mình. Đừng cứng rắn trong phương pháp thiền quán, cũng đừng giãi đãi trong sự tu học. Nói như vậy rồi tâm lý ta tưởng tượng rằng đừng niệm gì. Ngay đây người hành giả phải biết rất chính xác nhanh rõ ràng. Người hành giả niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chúng ta thế nào cứ tưởng tượng mãi ở danh sắc, một khối lượng lớn âm thanh đó. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Om Ma Ni Pad Me Hum mà hãy tưởng tượng hình “ Sắc”, “Danh” chúng như những hạt cát nhỏ. Ngay đó những ánh chớp, những tia ánh sáng xẹt qua lại nháng lên, nháng xuống, chớp tắt những hành trạng biến chuyển đó là một niệm. Một niệm nhỏ vi tế đó người hành giả bắt buộc phải nghe rõ. Thấy biết ngay ánh chớp nháng đó là .....Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm . Một ánh chớp nhỏ nhiệm vi tế như vậy, mà nghe được Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm là một điều rất khó. Nhưng sự giải thoát luân hồi sanh tử, giải thoát sự khổ đau là một điều khó gấp hàng tỷ, hàng tỷ lần. Muốn đạt được như vậy đỏi hỏi người hành giả phải tĩnh tâm, tỉnh giác, tỉnh thức. Tĩnh tâm là những vọng tưởng lăng xăng không quấy ta trong lúc thiền quán. Ở phương pháp tu thiền quán này chủ đích hay nơi đúng hơn trong sự sống chân thật hiện tại đó không có vọng, Vì người hành giả phải luôn luôn nhìn lại thân tâm của mình. Nơi thân chỉ là sự giải hợp của tứ đại đất, nước, gió, lửa. Nơi tâm thọ, tưởng, hành, thức. Trong cuộc sống hàng ngày từng giờ phút, từng sát na tâm thức ta ( tạm gọi như vậy) hay cái sự hiện “ để ý” cái sự hiện tại hay cái duyên theo sắc pháp, sắc trần. Cứ ta nghe âm thanh, tâm ý đó chạy qua đó đau buồn, hỉ, lạc, cao thấp, êm, ấm, cây, cối, nước, lửa - Tưởng tượng con rồng, rắn, chiêm bao, mộng mị. Tất cả những cái gì hữu hình hoặc vô vi cũng khiến ta chạy theo nó. Sự chạy theo đó là vọng tưởng. Khi nghe âm thanh ý hãy để cảm giác nghe tưởng theo âm thanh đó. Vọng tưởng là như thế, nhưng ngay đó chỉ là một phần rất nhỏ, một lượng âm thanh sắc tướng....vạn niệm, vạn pháp hàng ngày đến với cái ý đó không thể đếm được. Cái ý này gọi là thức thứ 7 ý căn. Hay còn gọi là ngã. Ý này chạy qua chạy lại lung tung điên đảo vọng tưởng. Nếu chúng ta chấp ngã chấp cái sự để ý đó là mình thì thôi rồi điên đảo vọng tưởng là như thế nó đâu dừng trụ. Nó là “ vô thường” nó rất nhiều, rất nhiều ý niệm, sắc, tướng, vọng tưởng, thọ, tưởng, hành, thức. Nó đi chạy nhảy lung tung, lộn xộn, điên đảo nhưng không có một chủ thể nào cả. Chúng đến rồi đi có cái này thì có cái kia thể hiện ra do “ý” huân tập bế tàng trong “ tàng thức” thức thứ 8. Cứ như thế thể hiện rồi bế tàng. Bế tàng rồi thể hiện như một dòng sông thức cùng biển tàng thức mênh mông.
Như vậy người hành giả thiền quán mật chú Chuẩn Đề phải biết và tĩnh tâm như thế, mà phải trong từng sát na “ tỉnh giác”. Sự tỉnh biết rõ ràng - trong một giác niệm đó người hành giả phải biết chúng là duyên hợp thể hiện và bế tàng. Như vậy gọi là tỉnh giác. Sự tỉnh giác đó phải có trong từng giác niệm, niệm tưởng. Có trong từng ý niệm, niệm tưởng sắc, thọ, tưởng, hành, thức để sống biết như vậy. Con đường hành giả là phải biết trong từng sát na giác niệm, niệm tưởng không phân biệt hỉ lạc cùng đau khổ ....đều thấy nghe nơi đó Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Khi tôi học thực tập thiền quán ngay những ý niệm trùng trùng duyên khởi đó tôi đã biết về lý và sự của tâm thức tôi. Biết thật rõ theo tâm thức tôi những gì xảy ra trong cơ thể, những gì xảy ra trong tâm thức. Bản chất của chúng ta là hay để ý vì ý đó là ngã. Để ý tất cả những điều vui buồn, hỉ lạc, hạnh phúc, được mất.....chúng ta hàng ngày để ý như vậy, như vậy trong suốt cả một cuộc đời mình luôn cả trong giấc ngủ và điên loạn. Người ngủ mê có một người hỏi : “ Tối qua anh ngủ được không?”. Người đó nói “ tôi ngủ mê lắm không hay biết gì.” . Đó là một câu nói để tâm thức chúng ta thường hay đảo lộn chứ thật tế rằng. Nếu chúng ta không biết gì. Sao biết rằng mình ngủ mê không hay biết gì. Vì cái biết tâm thức của chúng ta nó được thể hiện và bế tàng trong 3 cõi; Dục, Sắc, Vô Sắc. Ở dục giới khi chúng ta muốn ( Dục) đòi hỏi làm cái gì? Chúng ta sẽ biết - Còn ở Sắc nhẹ nhàng hơn. Khi gió mát mùa xuân âm âm thổi đến chúng ta biết gió xuân ...mùa xuân đến. Còn trong Vô sắc giới không màu, không mùi, không vị....nó đến không biết, nhưng có sự bất chợt vô minh trong cái đêm đen đó - Vô tịch . Nó vẫn biết là do ý căn thể hiện lên huân tập tướng trong thức thứ 8 Tàng thức. Những điều này nói sơ lược qua để diễn đạt một điều gì đó trong sự kiện bài này. Còn sự sâu nhiệm không thể lường được suy tư được, cao rộng. Còn rất nhiều như vậy tàng thức, tàng ghi giữ lại và thể hiện ra trong 18 giới, 6 trần, 6 thức, 6 căn. 18 giới này thể hiện tàng ghi trong vô lượng kiếp số. Từng chủng nghiệp , từng chủng loại rất sai biết. Nhưng không sai biệt. Khi nghiệp thể hiện và bế tàng, bản năng bản tánh như thế đó. Sao chúng ta không gửi Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm trong từng giác niệm, ý niệm thể hiện và bế tàng đó. Thấy rất khó nhưng chúng ta tỉnh giác, tĩnh tâm thấy biết những điều đó là “ như vậy” thì hãy như vậy gửi mật chú chuẩn đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm trong từng ý niệm giác niệm vạn sự vạn vật để chúng tự mang đi đi , tự có sự sống trong từng giác niệm đó là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Chúng ta hãy nhìn và thí dụ như: Chúng ta có tâm thức lăng xăng, lộn xộn, điên đảo....như một chuồng ngựa. Mỗi con ngựa đều có chủng nghiệp, chủng loại nghiệp khác nhau. Chúng lăng xăng điên đảo nhảy hát đụng với nhau. Và trong sát na một con ngựa mạnh ( mạnh ở đây là nói chúng đủ túc duyên thể hiện nghiệp chủng, chủng loại nghiệp của mình) chúng nhảy ra khỏi chuồng như trong tâm thức chúng ta có một cái chuồng vô minh vọng tưởng đó có vô số chủng loại, chủng nghiệp khác nhau. Chúng đang lăng xăng lộn xộn điên đảo và bất chợt một chủng loại nào đó, một chủng nghiệp nào đó đủ túc duyên chủng thể hiện ra. Ngay đó chúng trở thành điểm nhấn, điểm rộng - Tất vô minh sanh hành và nhảy ra liền đó chúng ta biết đó là niệm “ giận”, “ buồn”, “ hỉ lạc”. Tất thức ......một chuỗi thập nhị nhân duyên hình thành. Như vậy chủng nghiệp bất chợt sanh khỏi “ hành”. Chúng ta hãy dùng sơn chất dính, sự chấp dính nhiều đời nhiều kiếp trở thành Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm đó quét phết lên đầu con ngựa chủng nghiệp đó. Nó đã dính chủng nghiệp đó rồi. Khi nó nhảy ra ( thể hiện lên). Mặc dù tiếng con ngựa kêu như thế nào đi nữa thì mọi người, mọi vật thấy và biết đó là con ngựa mật chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Con ngựa vô minh đó Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm cái danh sắc đó “ như vậy” trong vô minh ra thành “ Hành”. Thì đó cũng là “ Danh sắc” Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm....cho đến một chuỗi thập nhị nhân duyên đền sanh, lão, bệnh, tử cũng đều dính mang thể hiện danh sắc Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Như vậy con ngựa đó đi đến đâu nó nhảy, nó múa, nó ăn, nó ngủ cười khóc, đứng ngồi đều mang thể hiện Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nó mang thể hiện như vậy trong vô lượng kiếp số cho đến Đức Di Lặc ra đời vẫn vậy không hai không khác. Ngay đó cũng không có cái không nào. Vì tất cả trong vô lượng kiếp số đó người ta ai biết được vô minh từ đâu tới, rồi vô minh đi về đâu. Không có biết vô minh ............thì........... giác ngộ cũng không. Vì vô minh mơi có giác ngộ. Vì vô minh nên mới có hạnh phúc niết bàn. Nay vô minh không thì niết bàn cùng trí tuệ .....cũng không. Và ngay đó ............cũng không thể nói là không vì không, không có bao giờ. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm Om Ma Ni Pad Me Hum - Úm Xỉ Lâm - Úm Lam
cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: TC.Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|
10 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
|