Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
|
ĐỨC PHẬT NƠI ĐÓ Người hành giả thực hiện thiền quán mật chú Chuẩn đề luôn phải tỉnh giác để giúp cho người hành giả. Người hành giả phải trì niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm tai nghe Om Ma Ni Pad Me Hum hay nghe Úm Lam. Với tư thế ngồi hít vào hơi thở thấy xuống đan điền ( dưới rốn) rồi xuống chân, xuống tất cả những ngón chân. Từ ngay móng chân, đầu các ngón chân người hành giả thấy hơi thở xuống tới các ngón như thế và ngay đó người hành giả thấy rõ tỉnh giác ý niệm hơi thở đi từ các đầu ngón chân di chuyển từ từ lên. Trong khoảng thời gian này người hành giả thấy ý thức hơi thở dẫn ý niệm hơi thở lên. Từ ngón chân đi lên tới mắt cá - tới đầu gối - tới mông khớp háng - tới các đốt xương sống - ruột - gan - bao tử - rồi tới tim, phổi - đến cổ họng xuyên qua các xương hàm, xương sọ - xuyên qua não - đến xương trán đỉnh đầu. Quan sát như vậy, quán tổng thể như vậy, nhiều lần khi tâm ta thuần thục người hành giả liền tỉnh thức quán sát vi tế hơn.
Như từ đỉnh đầu, Chúng ta quán sát xuống, lấy mức khởi sự chuyển hóa, chuyển vận tâm ý thức của ta. Phải đi từ từ thấy rõ từng khoảng di chuyển. Từ đỉnh đầu quán xuống hoặc từ đầu các ngón chân lên cũng được. Trong khoảng thời gian thiền quán, tỉnh thức biết như vậy. Người hành giả phải luôn đọc Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm tai nghe Om Ma Ni Pad Me Hum. Vừa nghe vừa duyên ý thức biết Om Ma Ni Pad Me Hum vừa dính ý niệm của ý thức hơi thở. Niệm dính ý thức duyên rõ ràng khi chuyển động rung động của hơi thở di chuyển lên xuống hoặc sâu cạn trong thịt da xương. Như vậy gọi là tầm trứ ( kéo dính). Khi đã kéo dính như vậy từng động dụng nhỏ lớn trong di chuyển rung động người hành giả luôn nghe Om Ma Ni Pad Me Hum.
Trở lại sự quán sát từ đỉnh đầu đi xuống, chia đỉnh đầu xuống tới xương cằm. Thí dụ như là 10, khoảng cách từ đỉnh đầu xuống ta phải thấy từng khoảng cách cho rõ ràng cho đến xương hàm xương cằm. Từ xương cằm đến ngay chỗ cổ họng phần giáp với ngực ta chia khoảng cách bằng 5,6 đoạn tùy ý mình, rồi từ đỉnh xương ngay cổ họng ta chia đến xương ức, xương mỏ ác tiếp xúc với bụng là 10 hay mười mấy tùy ý thức chia của mình. Từ xương mỏ ác, xương ức đó đến rún - từ rún xuống xương khớp háng - từ khớp háng xuống đầu gối - từ đầu gối xuống mắt cá - từ mắt cá đến các đầu ngón chân. Khi đi qua vai chúng ta quán sát 2 tay đến khớp cổ tay - khớp cổ tay đến các đầu ngón tay. Chúng ta hãy chia thật kỹ rõ ràng từng khoảng cách. Một khi quán sát chúng ta hãy quán sát trên từng đoạn như vậy. Mới ban đầu quán thô lông tóc v,v... trên đường quán sát như vậy miệng đọc thầm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm nghe Om Ma Ni Pad Me Hum, hay Úm Lam.
Khi chúng ta kéo quán ý niệm theo ý thức hơi thở đi trên từng khoảng cách như vậy ( tầm trứ) xuyên suốt. Ta sẽ thấy được sự “ nhất tâm”. Vì ngay nơi đó thời gian đó hiện tại đó chỉ có biết ý thức hơi thở, vọng niệm thô không đến. Người hành giả thực hành liên tục như vậy sẽ thấy phát sinh cảm thọ hỉ lạc. Như vậy ngay nơi đó là tất cả thiền chi kết tập thể hiện lên gọi Sơ thiền. Ngay đây tạm mượn “ Sơ Thiền” diễn giải. Ngay nơi đây chưa có tính chất thể hiện liên tục trong nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Ngay nơi đây hãy thoải mái nhẹ nhàng buông thư mà niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm nghe Om Ma Ni Pad Me Hum, Úm Lam. Ngay niệm này là ý thức nơi niệm trong tâm phát ra. Hãy tập thiền quán tỉnh thức để biết thấy động lực, năng lực trong dục sắc , vô sắc giới. Vạn niệm đây thực sự bế tàng cũng niệm, cũng như Tế Điên Hòa Thượng, một nhân vật giả tưởng nhưng thực, chân thật tưởng qua lời nói, văn tự ngữ ngôn: Ông ta bảo rằng quần rách áo rách, nón rách, quạt rách mọi người cười ta, Phật cũng cười ta, ta cũng cười ta luôn. Cũng vậy niệm niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, không niệm không ý thức niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm vạn sự vạn vật niệm ta cũng niệm ta, ta cũng không niệm ta - Ta và niệm mất - không mất Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Om Ma Ni Pad Me Hum - Úm Lam. Niệm như vậy sẽ thấy từng hạt, từng hạt vô lượng trong khoảng cách trong cơ thể ta nó vừa đi. Như không đi niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Những động dụng chuyển động thể hiện lên ánh sáng phụt lên, ánh sáng các hạt - phụt xuống đều nghe Om Ma Ni Pad Me Hum hoặc Úm Lam...Nghe như vậy lên xuống cho đến một thời gian nào hoặc không có thời gian. Vì ngay ta cũng là những niệm, những hạt đó thì ta và niệm, niệm và ta ai đang niệm - không ai niệm - không xa không gần - không trên không dưới “ như vậy” thì thời gian không gian có không Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Ngay đó người hành giả sẽ thấy rõ từng hạt nằm ở đâu trong móng chân, tay, trong não, trong từng đốt xương sống, trong tủy, trong cuống họng, trong ruột, trong tim, trong mắt trong không gian vô vi....để thấy như vậy để hành giả tự biết tự chứng ngộ. Những tổng hợp sắc thấy từng “ sắc danh” danh sắc trong thân tâm ta. Khi đó thấy sắc dinh dưỡng những chất gọi là sinh tố , sắc, kẽm....thấy thật rõ. Cũng như trong thí dụ này. Chúng ta buổi trưa sắp sửa mọi ngươi ăn cơm trưa. Chúng ta người hành giả đứng ngoài cửa tiệm cơm thấy mọi người đi vào với thân tướng nét mặt mệt mỏi. Thấy như vậy là sắc dinh dưỡng dạng chuyển hóa sanh một thể nào đó cho đến khi người đó, mọi người ăn xong đi ra. Người hành giả chúng ta sẽ thấy thân tướng nét mặt thoải mái vui vẻ, mạnh dạn nhanh lẹ hơn vì sắc dinh dưỡng ( các chất đã vào trong cơ thể ta, tâm sinh lý chuyển hóa hưng phấn thể hiện và ức chế thể hiện lên ). Như vậy chúng ta sẽ thấy một phần nào trong sắc dinh dưỡng... còn sắc thời tiết. Chúng ta thân nhiệt, nóng lạnh thể hiện biến dạng, bế tàng biến danh biến dịch liên tục. Do chịu ảnh hưởng của nhiều nội dung chi tiết kết tập, kết hợp chuyển hóa biến dịch, bế tàng, hưng phấn và ức chế. Trong đó có thời tiết nhiệt độ. Bên ngoài hòa quyện với bên trong chúng hình thành từng khoảng sanh trụ dị hoại diệt. Như vậy sắc thời tiết chúng ta cũng thấy một phần nào đó. Còn sắc trái tim nó nằm trong cảm xúc, thọ cảm, thần kinh. Nó chuyển biến làm tim ta đập mạnh, nhẹ, nhỏ, lớn...khác nhau là do sắc nghiệp cũng thể hiện trên sắc thọ cảm. Biết mà chúng ta đã tạo tựng xây thành nghiệp tàng trong tàng thức. ( ngay đó thể hiện đau khổ buồn vui trong, trên tạng tim thần kinh) có những cảnh sắc, cảm thọ làm ta co thắt trái tim, co thắt ruột vì tim là tạng, là lý ruột non là biểu. Cho nên nó ảnh hưởng cho nhau. Ngay đây người hành giả nên quán liên tục tỉnh thức từ thô đến sâu nhiêm, vi tế nhiều thời gian sẽ giúp cho người hành giả càng phát hiện ra chúng ( thân, tâm) chỉ là giả hợp là một trò đùa giỡn do chúng ta chấp vào ngã pháp ( sắc, tho, tưởng, hành, thức) cho rằng có thân này là thật của mình, tâm này là thực của mình, pháp này buồn, vui, hờn, giận, si mê....là chính thật của ta của người....rồi từ đó nảy sanh ra ý niệm bảo giữ, ích kỷ, tự ti ....ngã mạn cho mình càng ngày càng nhiều thời gian là có một con người. Chính mình là thật, là người là thật. vạn pháp, vạn niệm là thật .Từ đó hình thành nên sự giả hợp sơi dây ái luyên ràng buộc vạn niệm tham, sân, si, ích kỷ....trở thành mạng căn “ sắc mạng căn” là như vậy. Người hành giả phải quán sát thật rõ từ thô đến tế ...những niệm, những tham, sân, si...ngã chấp, pháp chấp nó biến hiện thể hiện, bế tàng thành sắc nghiệp. Tất cả sự quán tưởng, niệm tụng chúng ta quay lại nhìn thấy. Tất cả chúng sự vật ý niệm, như có một lực đang điều khiển hành động, ý niệm, cảm thọ, cảm xúc chủng nghiệp nó phát lên theo từng chủng nghiệp của nó. Khi nó khởi, nhưng đã “ hành, “ thức” thì nó biến hiện xen kẽ đan nhau trùng trùng duyên khởi “ lục nhập”. Khi đã trùng trùng duyên khởi thì chúng ẩn hiện, thể hiện bế tàng lẫn nhau trở thành “ xúc”, sanh ra “ thọ”, “ tưởng, hành, thức liên tục”. Ngay đó kết hợp trở thành ngã. Cho nên đã trùng trùng duyên khởi với nhau thì từng hạt chủng tử vi tế , hạt hạ nguyên tử hay những hạt rất nhỏ hơn chúng tạo thành những đám mây ánh sáng, tập khí đủ màu xâm thực với nhau tạo thành pháp chấp pháp thô, pháp tế hình thành vạn sự, vạn ý nghiệp, vạn tượng. Ngay nơi đó người hành giả không có sự tỉnh giác, giác niệm trên pháp ấn Không, Vô ngã, Vô thường thì trôi lăn vọng theo, duyên theo trong vô thức cùng ý thức cấu tạo sự sống riêng nghiệp, cộng nghiệp lúc nào cũng bị sự ràng buộc không thoát khỏi những điều kiện vô hình, cùng hữu hình. Như muốn sống phải có điều kiện để ăn tạo thành dinh dưỡng thức ăn một quá trình chuyển biến như vậy chúng ta thấy rất đơn giản nhưng tính theo khoảng khắc sát na chúng sinh diệt cấu tạo hình thành thể hiện bế tàng vô lượng lượt lần biến chuyển theo chuỗi sanh trụ, rồi dị hoại diệt. Như vậy hễ có sinh thì phải trụ, rồi dị biến dịch hoại hư hoại diệt. Mặc dù nói diệt nhưng đó chỉ có hình thức chuyển hóa theo danh tự danh sắc ở từng cấp độ tư tưởng mà thôi, chứ không có sự sanh diệt trong đó vì bản chất các pháp không thực thể. Từ hạt bụi trần nhỏ chúng ngay đó cũng có sự duyên hợp mà đời sống của chúng vận “ hành” thức , xúc thọ của chúng cũng liên tục, liên tục chồng lên trùng trùng duyên khởi ngay đó. Chúng có những hạt thật nhỏ trong bụi trần đó. Mỗi hạt đơn vị chúng đều có quĩ đạo xoay chuyển, chuyển động biến dịch của nó. Mỗi sự biến dịch chuyển hóa đó có từng điện năng, năng lượng điều khiển sự chuyển động đó. Vị hành giả Bồ tát người đó sẽ thấy nghe cảm nhận sự việc bùng phát, bùng nổ đó là chân ngôn mật chú đúng thật như vậy. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Om Ma Ni Pad Me Hum - Úm Xỉ Lâm - Úm Lam. Có nghe thấy từng hạt chúng tự bùng phát như vậy thì chủng tử nghiệp vi tế của từng chúng sinh mới được giải tỏa. Khi thấy “ như vậy” người hành giả ở nơi đâu, nơi đâu có mật chú, có âm lượng, có ý niệm đó. Ngay đó người hành giả, ngay đó ngay đó có phải là tâm không? Tâm là một điểm cao thượng trong sạch, thanh tịnh nhất - Thiên thượng, Thiên hạ duy ngã độc tôn. Như vậy Đức Thế Tôn Bổn Sư Thích Ca của chúng ta mãi mãi trường tồn vì tâm đó chỉ nơi đó biết, và tâm đó là tất cả, là không tất cả... Ngày ấy mưa rơi, Mưa trên trong - nước, trong đá cây cỏ... Rắc rắc, tách tách - bóp bọp , vô lượng, vô lượng âm chân ngôn đó. Khắp cả ngày ấy mưa rơi Như vậy , mưa không rơi. Vì ngày ấy đầy mưa rơi. Âm hưởng bí mật vang. Để rồi sanh Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Om Ma Ni Pad Me Hum - Úm Xỉ Lâm. Cũng ngày ấy. Tôi nghe mưa, Mọi người nghe mưa. Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức mưa rơi. Cứ mưa rơi mãi, ngày ấy mưa rơi ngưng. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm Om Ma Ni Pad Me Hum Om Xỉ Lâm - Om Lam Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát Nam Mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Nam Mô Phổ Hiền Bồ Tát Nam Mô Uế Tích Kim Cang Bồ Tát Cuối cùng tiếng mưa vang lên “ Như vậy”
cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: TC. Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường |
19 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
Liễu Pháp Bạch Y trên 30-12-2020(UTC) ngày, chuctinh trên 31-12-2020(UTC) ngày, Thuong76 trên 01-01-2021(UTC) ngày, cuiyang07 trên 01-01-2021(UTC) ngày, haiha232 trên 01-01-2021(UTC) ngày, Không tuệ tiểu tăng trên 03-01-2021(UTC) ngày, Vũ đình Vinh trên 03-01-2021(UTC) ngày, KimCang ĐạoNguyên trên 05-01-2021(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tạng trên 13-01-2021(UTC) ngày, Kim Cang_Đạo Nhất trên 30-01-2021(UTC) ngày, Mai Phuong trên 14-02-2021(UTC) ngày, Thanh Thuy trên 16-02-2021(UTC) ngày, Minh Phuong trên 16-02-2021(UTC) ngày, Thuy Quynh trên 17-02-2021(UTC) ngày, Phuc An trên 17-02-2021(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 17-02-2021(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 17-02-2021(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 17-02-2021(UTC) ngày, lientrung trên 14-04-2021(UTC) ngày
|