Danh hiệu: Administration
Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC) Bài viết: 1,390
Cảm ơn: 757 lần Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
|
Lời nói dối chân thật Trong sự tu học do chúng ta đọc kinh sách, với nhiều luồng tư tưởng của nhiều vị Thầy khác nhau, nếu chúng ta không có nền tảng vững chắc nào đó về lý tánh thì hầu như chúng ta hay bị chết lặng trong những câu chữ tư tưởng đó và lầm chấp đó là chân lý, lý tưởng từ đó tự đặt nặng sự tu học phải là thế này, phải là thế kia tự đưa nó vào khuân khổ của sự ràng buộc ý thức vì cho rằng đó mới thật tu, rồi từ đó thể hiện ra bản hạnh của người tu, dáng điệu của người tu cố bắt chước sao cho có vẻ ngoài thật giống. Nhưng ngay khi chúng ta hiểu và cho rằng cung cách đó sự nhỏ nhẹ, cái y cái áo, lời ăn tiếng nói dáng đi, tranh tài biện luận lý luận kia mới thể hiện sự tài giỏi của người tu, thì cái nhìn nhận đó có sự sai biệt lầm chấp rất lớn. Ở đây qua phương pháp thiền tánh mật chú Chuẩn đề chỉ nói lên khía cạnh của sự thực hành, thực hiện giáo lý của Đức Phật qua sự thực chứng, chứng ngộ nơi tâm. Thầy luôn khai thị, chỉ dẫn chúng tôi trên nền tảng của sự giải thoát có thể làm bất cứ điều gì có thể là thuận là nghịch nhưng cốt lõi của sự việc đó phải đưa đem lại cho tâm thức chúng ta điều gì đó, làm lợi ích cho sự tu học, cho đạo, cho chúng sinh. Ví như lời nói dóc, nói dối đó là điều không nên. Tại sao không nên vì đó là lời ác, xấu có thể xâm hại đến đời sống thân tâm của một người nào đó, đưa người ta đến sự mê lầm khổ . Lời nói dối khởi sự của tâm tham giận si mê không thiện lành thì khi người thực hiện nó sẽ phải chịu cái quả không tốt của việc làm đó. Cái điều mình muốn nói chia sẻ ở đây dành cho mọi người thực hiện sao cho thiện xảo khéo léo dụng nó như một trò chơi tâm thức để làm lợi ích giúp mình. Quay lại lời nói dóc, đôi khi chúng ta có thể nói dóc, nhưng lời nói dóc đó làm lợi ích cho người cho đạo thì lời nói dóc đó lại không có sao. Tại sao không có sao? Bởi cái khởi nguyên thủy của nó không có ngã, có tướng, ý sanh khởi là sự thiện lành nên khi ngôn ngữ ấy được đưa ra làm xoa dịu cơn đau buồn của một ai đó để họ không có sự tiêu cực tổn hại đến thân tâm, sự khích lệ cho ai đó có động lực để sống để phấn đấu, đối với bạn hữu lời nói dối đúng thời điểm thay vì họ không có sự phấn đấu cầu tu học bỏ tu, nhưng họ lại tinh tấn hơn trên con đường tu tập . Như kinh nghiệm tôi đã từng bị Thầy nhắc nhở. Một người bạn đạo mới bước vào con đường tu tập sẽ có nhiều sự chướng ngại thắc mắc làm trở ngại nơi tâm do ham tu mới cầu đạo, nhưng khi tiếp xúc gặp người lâu hơn nên thường sanh tâm so sánh lâu mới hay giỏi. Bạn làm sao phải khéo léo thiện xảo khích lệ bạn mình vượt qua chướng ngại so sánh đó, không thể nói: Bạn là người mới nên tu sẽ thế này thế kia rất khó có thể đạt được điều này điều kia. Sự thật thì có thể đúng là như thế, nhưng lời nói của mình làm sao mà không gây chướng ngại cho người bạn ấy rằng: Sự tu học không có tính là mới hay cũ chỉ nói trên tinh thần tỉnh giác của sự thực hành bạn cố gắng lên có nhiều điều trong đó chờ đợi bạn khám phá không có gì là khó khăn cả. Các bạn thấy không sự nói dóc đó thật sự không có làm tổn hại đến tâm thức cầu học kia người bạn đạo mà còn là sự khích lệ cho bạn ấy tinh tấn hơn. Và lời nói đó là lời nói dối chân thật trong cái nhìn vô ngã vô tướng. Vì chúng ta còn ta còn người còn pháp còn chấp mới có sự phân định là thiện là ác, là phải là quấy, là đúng là sai, là được hay không được. Nhưng ở đây trên nền tảng giải thoát không có sự ràng buộc của pháp, không có sự ràng buộc của ngã, thì ngay chỗ đó không có chúng sinh thọ giả thì lời nói đó như là trong câu của Thầy – Cư sĩ Thanh Hùng là : “Ảo vọng và chân thật chỉ là một con đường, vọng tưởng điên đảo cũng là đệ nhất nghĩa” . ánh sáng và bóng đêm thiện ác đều là pháp vận chuyển, đều là sự trợ duyên đưa người hành giả đến con đường giác ngộ giải thoát. Sự lâu mau chỉ là sự tính tương đối về mặt của thời gian chúng ta đang sống, còn sự chứng ngộ nó không có phụ thuộc vào sự đến sớm hay đến muộn. Chúng ta nếu không phải là bậc thượng thủ như các vị Thầy tổ có cái nhìn rộng lớn trong chân tánh thì mọi sự nhận định phân tích đưa ra đều là tà kiến lầm chấp. Chúng ta phải tỉnh và thiện xảo với chính mình mới không bị pháp điều dẫn chạy theo nó. Cho nên Thầy mới bảo chúng tôi: “Các em hãy sống chân thật, nhưng đừng có nói thật”. Hãy thật trí huệ thiện xảo trong lời nói, ngôn ngữ, ý niệm khi đưa ra lời nói đó thật đem lại lợi ích cho người nghe, cho đối tượng được nghe. Lời nói đó dù thuận hay nghịch phải đem lại sự giác ngộ tâm nơi người đó để người đó sau khi nghe xong đời sống tư tưởng của họ tốt lên thì đó là lời nói dối chân thật nhất. Đó là lời nói chân thật của tôi chia sẻ cùng quí bạn.
Nguyên Thúy Kim Cang Đạo Nhất |
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH |
1 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
|
haimat trên 15-08-2022(UTC) ngày
|