Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
TranPhuoc  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
TranPhuoc

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Con người ở đây tôi muốn nói đến phần thể, phần vật chất của con người. Tôi là một người theo đạo phật, tuy khi thuyết pháp Phật không nhắc đến thượng đế, nhưng Phật có nói đến từ LUẬT (luật nhân quả), Lão Tử thì có nói đến từ ĐẠO, còn bên thiên chúa giáo thì nhắc đến từ Thượng Đế, là nhân tố đã tạo ra vạn vật… Nếu như chúng ta không khắc khe, không chấp với những tên gọi, chúng ta có thể gọi chung khái niệm đó là Thượng đế cho dễ diễn đạt. (Phần sau tôi sẽ chứng minh bằng hiểu biết của mình những khái niệm tên gọi trên đều chỉ đến một nhưng nhìn ở góc độ khác nhau mà thôi)
Tôi là một cử nhân tin học, khi tôi được học về môn trí tuệ nhân tạo, lúc đó tự nhiên trong tôi liên tưởng đến sự sáng tạo của thượng đế, một cảm giác vừa hoang man vừa cảm nhận sự nhỏ bé của con người đã đeo bám theo tôi… từ đó liên tiếp các nghi vấn xuất hiện trong tôi, liệu rằng chúng ta có thể nào là một dạng robot được tạo ra bởi Đấng sáng tạo chăng? Nếu vậy thì ai sáng tạo ra Đấng sáng tạo? Vạn vật bắt đầu từ đâu? làm sao tồn tại cái tôi trong mỗi con người? mục đích của sự sáng tạo ra vạn vật là gì? Liệu con người có khả năng tìm ra cội nguồn đã tạo ra nó hay không ? Đấng sáng tạo có tác dụng gì khác đối với vũ trụ?
Tôi thường có những giấc mơ kỳ lạ, một trong những giấc mơ đó là cho tôi biết tôi sẽ viết một phần mềm về Chứng Khóan thông minh, vì có lẽ lúc đó tôi rất đam mê lãnh vực chứng khóan, sau này tôi đã viết được phần mềm đó thật, nó rất độc đáo và nhiều ý tưởng sáng tạo, trong đó tôi có phát triển phần tạo ra Robot thông minh, lại một lần nửa khái niệm Robot đến trong tôi và mặt dù là nó được tạo ra khá đơn giản nhưng tôi cảm nhận được ý tưởng về sự sáng tạo…
Gần đây có lẽ do nhân duyên đưa tôi về đạo Phật và được sư huynh Thanh Hùng điểm đạo, tôi được biết trang web tammat.net, có đọc được rất nhiều bài về tâm linh rất hay , là một thành viên mới gia nhập tôi cũng muốn chia sẽ với các anh chị đồng đạo những cái hiểu về Đạo của mình dưới con mắt khoa học, viết ra đây để tôi được mở mang thêm cái hiểu biết và hầu mong có được sự chia sẽ từ các sư huynh, sư tỷ… đồng đạo đi trước giúp đở thêm…
I>Vạn vật khởi nguồn từ ý tưởng?
Điều này có vẽ hướng về hệ thống triết học duy tâm, nói rằng ý thức có trước vật chất có sau, để chứng minh cho luận điểm này đúng tôi xin trình bày các dẫn chứng sau
- Phật giáo nói thân người là do năm uẩn tập hợp thành; năm uẩn là năm nhân tố: Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc thuộc vật chất; Thụ, Tưởng, Hành, Thức là bốn món tác dụng thuộc tâm. Thụ là sức cảm thụ khổ, sướng, buồn, vui; Tưởng là sức tư tưởng hoặc tưởng tượng; Hành là hành vi và tâm lý tạo tác ra Thiện hay Ác; Thức là sức phân biệt hoặc phán đoán các sự việc
- Pythagoras-người đã từng nói câu nổi tiếng: “Vạn sự là con số”
- Democritus, lại cho rằng vạn vật được tạo thành từ một số lớn các loại nguyên tử (atom) khác nhau
- Einstein đã được cô đúc trong câu nói nổi tiếng sau: “Chúa không chơi trò xúc xắc”
- Năm 1859, Charles Darwin cho ra đời cuốn Về Nguồn Gốc Các Chủng Loại Do Chọn Lọc Tự Nhiên. Nói ngắn gọn, khi các chủng loại truyền giống, bao giờ cũng có những sự biến thiên (variations), tuy rất nhỏ, từ thế hệ này sang thế hệ khác, biến thiên trên kích thước, sức mạnh, hình dạng, sự thông minh, sự chịu đựng v..v.. Sự tiến hóa bao giờ cũng từ thấp tới cao, từ những dạng sống thấp của các sinh vật lên những dạng sống cao hơn dần, cho tới loài người, và tiến trình này xảy ra trong một thời gian rất lâu dài, có thể tới hàng triệu hay hàng tỷ năm
- Thiên Chúa - xuất phát từ quan niệm cho rằng "có một đấng thần đã tạo ra vũ trụ vạn vật, và tạo ra con người theo hình ảnh của thần"
- Theo vũ trụ quan Phật giáo, thế giới được cấu trúc bởi năm thành tố: thành tố hỗ trợ không gian và 4 thành tố cơ bản [Tứ Đại] là đất, nước, lửa, và gió
- Hệ thống Thời Luân trình bày không gian không như là một sự trống rỗng hoàn toàn, nhưng là một loại chất liệu "những hạt trống rỗng" hay "những hạt không gian", chúng được cho là các hạt "vật chất" cực kỳ vi tế.
- Vô Cực tức thị là Thái Cực, thái cực sinh lưỡng nghi , lưỡng nghi sinh tứ tượng , tứ tượng sinh ra bát quái . bát quái sinh ra vạn vật.


Rõ ràng, mỗi thời đại, tương ứng với văn hóa truyền thống từng nơi thời đó, cho chúng ta những khái niệm cho sự hình thành vạn vật rất khác nhau, tuy nhiên, tôi cho rằng nếu chúng ta không quá chấp khái niệm, định nghĩa, câu cú, lời nói… chúng ta chỉ xét khía cạnh ý của vấn đề thì chúng ta có thể ngộ ra được chân lý, giống như có câu Phật dạy: Ngón tay ta chỉ mặt trăng, nhưng ta không phải là mặt trăng. Đại ý đoạn đó: Đức Phật cảnh giác rằng ngôn ngữ và tri kiến đều có những trở ngại, chớ có chấp trước danh ngôn kinh điển mà quên mất mục tiêu của mình. Văn tự ngôn ngữ là phương tiện dùng để diễn bày chân lý, diễn bày đạo nhưng văn tự, ngôn ngữ không phải là chân lý. Chân lý chỉ có được khi ta ngộ ra nó là nó, không giải bày ra bằng ngôn ngữ được.
Tôi lấy một ví dụ, trong tự nhiên chúng ta thấy được hàng tỉ tỉ màu, tuy nhiên có một nhà khoa học chứng minh là có thể tạo ra bất kỳ một màu nào cũng được bằng 3 màu cơ bản (RGB) là màu đỏ, màu xanh dương và màu xanh lục, và ông ta xây dựng lý thuyết về hệ thống màu đó. Đồng thời cũng có một nhà khoa học khác cũng chứng minh ông có thể xây dựng bất cứ màu nào chỉ dựa trên 4 màu cơ bản là CMYK, và ông ta cũng xây dựng lý thuyết về hệ thống màu của ông ta.Đây cũng là 2 hệ thống màu áp dụng trong tin học, rõ ràng chúng ta biết rằng 2 ông đều nói đúng cả vì thực tế áp dụng cho thấy điều đó đúng. Lập luận này tôi muốn nói rằng chân lý đều có thể nhìn theo nhiều chiều hướng khác nhau, trường phái khác nhau... nhưng cái cần thiết cho chúng ta không phải là khái niệm (ngón tay) mà chúng ta cần hiểu ý (mặt trăng) muốn nói là gì. Đặt vấn đề giả sử chúng ta xem 1 người nào đó (ví dụ tương ứng với 1 màu cụ thể như trên) được sinh ra từ 4 thành tố cơ bản [Tứ Đại] là đất, nước, lửa, và gió, thì chúng ta cũng có thể định nghĩa người đó theo năm uẩn tập hợp thành Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức, cũng có thể định nghĩa là “những con số” của học thuyết Pythagoras, hay các hạt "vật chất" cực kỳ vi tế của hệ thống Thời Luân…
Thật sự cách nhìn nhận bao đồng này thật khó hình dung, chấp nhận và giải thích cho chúng ta nếu ở giai đoạn trước khi có máy tính xuất hiện. Như chúng ta biết với tiến bộ khoa học máy tính ngày nay chúng ta có thể tạo ra một thế giới (ảo), mọi thứ ví dụ như các trò chơi games, các Robot thông minh(ví dụ tôi tạo ra Robot trong phần mền Stockonline của tôi có 23 thuộc tính phân biệt tương ứng giống như 23 cặp nhiễm sắc thể của con người)… mà trong đó các nhân vật, các con Robot có những sự thông minh riêng mà do chúng ra tạo ra và chúng tự học được, giả sử lấy hệ qui chiếu thế vũ trụ giới quan của chúng ta là trong môi trường máy tinh, trong đó chúng ta là những nhân vật trong games, những Robot thông minh đã được tạo ra… Vậy lúc này mô tả thế giới đó như thế nào là đúng?
-Như Pythagoras nói thế giới đó “là những con số” cũng đúng vì thành phần cơ bản nhất của nó được hình thành từ khái niệm số nhị phân trong máy tính, gọi là những bits, từ khái niệm bits(thật chất là khái niệm những con số trong máy tính) đó chúng ta định nghĩa và xây dựng ra mô hình vạn vật trong thế giới máy tính đó…
-Nếu nhìn nhận nó như 4 thành tố cơ bản [Tứ Đại] là đất, nước, lửa, và gió cũng đúng hay năm uẩn tập hợp thành Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức cũng không sai… vì thật chất đây chỉ cũng là những khái niệm chúng ta phân chia ra để tạo ra chúng, ví dụ như Robot tôi tạo ra là có tối đa 23 thành phần, nếu tôi tạo chia nhóm Robot có 4 thành phần ra nói đó là tứ đại thì ai cấm, hay tôi tạo ra một nhân vật trong games có 5 thành phần và gọi là năm uẩn tập hợp thành cũng được chứ?... Vấn đề tôi muốn đề cập là chúng chỉ là khái niệm trừu tượng mà chúng ta có thể áp đặt cho chúng và định nghĩa theo hành vi thuộc tính đó cho nó.
-Còn như Thiên chúa nói :"có một đấng thần đã tạo ra vũ trụ vạn vật, và tạo ra con người theo hình ảnh của thần", nếu đứng ở góc độ nhân vật trong máy tính thì chúng xem chúng ta là đấng tạo ra nó cũng không sai đúng không?
-Nếu cho rằng vạn vật được tạo thành từ một số lớn các loại nguyên tử (atom) khác nhau như Democritus hay là là các hạt "vật chất" cực kỳ vi tế của Hệ thống Thời Luân sẽ được chấp nhận nếu nhìn từ góc độ là phần cứng máy tính đúng không?
-“Chúa không chơi trò xúc xắc” của Einstein có thể hiểu là rỏ ràng mọi thứ (nhân vật, Robot…) trong máy tính được tạo ra có mục đích rỏ ràng, phục vụ cho nhu cầu của chúng ta… do đó sẽ không có chuyện ngẫu nhiên mà có nó, hiểu câu này cũng như thuyết Darwin nói về sự tiến bộ của vạn vật và Chọn Lọc Tự Nhiên là có chủ đích. Thuyết Darwin cũng có thể nhìn nhận dưới góc độ kế thừa mà những nhà lập trình máy tính đều biết.
- Vô Cực tức thị là Thái Cực, thái cực sinh lưỡng nghi , lưỡng nghi sinh tứ tượng , tứ tượng sinh ra bát quái . bát quái sinh ra vạn vật… Điều này cũng sẽ dễ hiểu nếu chúng ta nhìn thế giới nhị phân trong máy tính được, đầu tiên hình thành từ khái niệm1 bit, có 2 trạng thái(lưỡng nghi), 2 bit có 4 trạng thái(tứ tượng), 3 bit có 8 trạng thái(bát quái)… 1GB có thể có thể sinh ra số trạng thái cực lớn vô cùng, Với tiến bộ khoa học máy tính 1 máy tính dung lượng lưu trử càng lớn dần ngày nay bộ nhớ lên 100GB là bình trường…
Điều quan trọng nhất, cơ bản nhất đề hình thành ra vạn vật tôi muốn nói là số trạng thái vô cùng, cái đó là quan trọng nhất. Từ số trạng thái vô cùng này chúng ta sẽ định nghĩa ra vô cùng đa dạng các vạn vật, tôi lấy ví dụ khi tôi tạo ra Robot đơn giản trong phần mềm của tôi có 23 thuộc tính thì tức là tôi có thể tạo ra được 10^23 con Robot thông minh khác nhau, dù chỉ là 1 con số giới hạn có 23 số 0, nhưng là cực lớn vô cùng rồi, đúng không?
Tại sao chúng ta rất khó khăn trong việc tìm ra chân lý tuyệt đối, tôi nghĩ là vấn đề là do chúng ta đang tồn tại trong hệ nhị nguyên, tức là trong bất kỳ trạng thái nào ý thức hệ của chúng ta luôn tồn tại những cặp tương phản, sáng-tối, thiện-ác, ngay-gian, sướng-khổ, buồn-vui...vv... ví dụ khi ta tự biết mình đang "sướng" thì cũng vì đã có tri giác về "khổ", lúc đó lại có tính phân biệt giữa 2 thái cực rồi, đây cũng là tính CHẤP mà Phật dạy là nên bỏ thì mới tìm được chân lý, niết bàn… vì chân lý, niết bàn thuộc về phạm trù nhất nguyên không thể đem ra luận được, dùng nhị nguyên luận mà suy diễn thì tất thảy đều không đúng, biết vậy nhưng vì để giảng Đạo cho đại chúng hiểu, Phật đã dùng những suy diễn nhị nguyên luận, nhưng cuối cùng trong suốt 49 năm thuyết Pháp Phật không nói là “ta không nói gì cả” là ý đó!
Einstein đã một lần nêu ra câu hỏi: “Chúa có bao nhiêu phương án khi xây dựng vũ trụ?”. Lẽ dĩ nhiên Chúa có thể chọn các định luật mà vũ trụ phải tuân theo. Giống như khi chúng ta tạo ra Robot hay xây dựng thế giới games trong máy tính chúng ta bắt buột cũng phải xây dựng hệ thống luật mà bắt buột nó phải tuân theo và vận hành. Hệ thống luật mà chúa xây dựng và áp dụng cho con người như Phật nói đó là luật nhân quả, ở đây luật nhân quả nhân danh chúa để cai quản vũ trụ vạn vật, cũng như trong máy tính chúng ta xây dựng luật vận hành theo các giải thuật tóan học của chúng ta để máy tính vận hành, ở đây nếu nhìn với góc độ vận hành thì luật nhân quả của Phật cũng giống như luật trong thuật toán của chúng ta đã kích họat sự vận động cho chúng. Do đó chúng ta cũng có thể hiểu luật nhân quả là nhân tố đã tạo ra vạn vật như lời Đức Phật Thích Ca giải thích.
Ngôn ngữ toán đưọc dùng để truyền đạt ý nghĩa của khái niệm khoa học, vũ trụ được rút gọn thành một thế giới các ký hiệu.Có một nhà bác học nào đó từng nói Thượng Đế là Tóan Học, vì khác với các ngành lãnh vực khoa học khác, tóan học được xem là công cụ chân lý, tuyệt đối chính xác, các nhà khoa học cho rằng dù nếu tồn tại nền văn minh nào ngòai trái đất đi nửa thì nó cũng phải có hệ thống tóan học tương tự như chúng ta, do đó không phải vô lý khi các nhà bác học của trái đất chúng ta muốn phát tín hiệu dò tìm sự sống thông minh ngòai trái đất đã truyền đi tín hiệu 3-4-5, đó là 3 số biểu diễn 3 cạnh hình vuông Pythagoras rất nổi tiếng. Trong thế giới tin học chúng ta cũng biết là tóan học đóng vai trò cực kỳ quan trọng, từ các thành phần cơ bản nhất như phép xử lý các bits bộ nhớ cho đến các giải thuật phức tạp…
Giả sử chúng ta chấp nhận sự tồn tại có Thượng Đế đã tạo ra vạn vật trong đó có chúng ta, vậy thì mục đích của Ngài là gì? Liệu Ngài có xây dựng kịch bản trước cho sự tiến hóa của vũ trụ?
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.