Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC) Bài viết: 1,188
Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
|
Phật giáo vốn coi cuộc đời là vô thường và vạn vật là giả huyễn (chỉ như bóng trong gương, ảnh nơi đáy nước, không thật có). Có sinh thời có tử, có hợp thời có tan, có thành trụ thời có hoại diệt! Đó là nguyên lý thường hằng, không bao giờ thay đổi! Nhiều người lên án quan niệm của Phật giáo bi quan, yếm thế vì thường giải thích các sự kiện cuộc sống bằng thuyết nhân quả, luân hồi, nhân duyên và các yếu tố vô thường, qua đó chư vị hướng dẫn tâm linh Phật Giáo khuyên tín đồ của mình chịu nhẫn nhục, an phận. Họ còn cho rằng giáo lý Phật giáo chỉ có mục đích ru ngủ con người! Nếu quan niệm như vậy thì hoàn toàn sai lầm, không hiểu giáo lý Phật Thừa! Phật giáo rất tích cực tiến thủ trong cuộc sống, người Phật tử thuần thành sống từng giây từng phút trong tỉnh thức, không sao nhãng, không bỏ phí thời gian để hướng thượng, xây dựng, phục vụ chúng sinh và hoàn thiện hóa bản thân. Danh từ chỉ hành động hướng thượng này chính là Tinh Tấn và hành Bồ Tát Đạo! Mỗi chúng sinh luôn luôn phải tinh tấn tu học, để thoát ra khỏi bể khổ nguồn mê, thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, để cầu Phật quả!Chính vì lẽ ấy, người Phật tử tin tưởng vào dòng sinh mệnh dài vô tận, thời gian sinh sống tại thế gian chỉ là một chặng đường để họ học hỏi, tu tập, hoàn thiện hóa cho đến khi giác ngộ hoàn toàn! Nếu sự sinh ra đánh dấu khởi điểm một cuộc hành trình, thì cái chết chỉ cho sự hoàn mãn cuộc hành trình kia, để rồi sau đó lại bắt đầu cuộc hành trình mới, cuối cùng đắc Nhất Thiết Trí (thành Phật), hóa độ chúng sinh và nhập diệt vào Niết Bàn tịch tịnh!Hoà Thượng Quảng Độ đã có bài thơ Giấc Mơ Sinh Tử như sau:Cuộc đời như một giấc mơ Tỉnh ra mái tóc bạc phơ trên đầu Tít mù xanh thẳm hàng dâu Gió tung cát bụi biết đâu lối về Sống là thật hay là ảo mộng? Chết đau buồn hay chính thật yên vui? Cứ hằng đêm tôi nghĩ mãi không thôi Chẳng biết nữa mình sống hay là chết? Hoàng lương nhất mộng phù du kiếp Sinh tử bi hoan thuộc giác chi Sống chết là cái chi chi? Lý huyền nhiệm, ngàn xưa mấy ai từng biết Có lẽ sống cũng là đang chết Sống trong tôi và chết cũng trong tôi Chết đeo mang từ lúc thai phôi Đâu có phải đến nấm mồ mới chết Vì lẽ ấy tôi không sợ chết Vẫn ung dung sống chết từng giây Nhìn cuộc đời sương tuyết khói mây Lòng thanh thản như chim hoang, người gỗ Giữa biển trầm luân, gió dồi sóng vỗ Thân tùng kia xanh ngắt từng cao Sống với chết nào khác chiêm bao Lý nhất dị hào quang bất diệt Cũng có lẽ, chết hẳn rồi mới biết Sống đau buồn mà chết thật an vui Xin đừng sợ chết ai ơi.
Khi một đứa bé sinh ra, thường có bao nhiêu người vây quanh để giúp đỡ! Các bác sĩ, y tá, bà mụ đỡ, người cha và đương nhiên có bà mẹ... họ làm tất cả để bé chào đời được an lành, để bé được bảo đảm vệ sinh và mai sau có sức khỏe tốt!Nhưng ít ai biết đến, khi người sắp lìa đời cũng cần sự giúp đỡ rất nhiều, lại nhiều hơn gấp bội so với sự giúp đỡ hài nhi chào đời! Ngoài những giúp đỡ thể xác như thuốc thang, chăm sóc, người hấp hối còn cần sự giúp đỡ tâm linh vô cùng bức thiết. Thông thường thì sự việc sinh ly, tử biệt, khiến cho thân nhân của người sắp mất đau đớn, mất bình tĩnh, khóc lóc, vật vã, kêu réo... vv... Họ biết đâu chính những hành động không sáng suốt này chỉ có hại, chứ không có lợi ích gì cho tư lương lên đường của người sắp lìa thế gian kia! Là một việc làm đại bất hiếu, đại bất nhân!Chúng tôi xin trình bày các điểm chính yếu sau đây, để Phật tử chúng ta có phản ứng đúng đắn khi gặp trường hợp phải độ người hấp hối: I- Người ta phải làm gì để giúp đỡ cho người sắp ra đi?1. Thân quyến phải tuyệt đối bình tĩnh, không được kêu khóc ầm ĩ đển làm phiền đến người hấp hối. Thân quyến phải hiểu rằng: Cái chết không chừa bất cứ ai cả, nó rất bình thường, cái chết là một phần của sự sống vậy! Khóc lóc cũng không thể lôi kéo được người hấp hối sống lâu thêm được. Bối rối ầm ĩ chỉ tạo cho thần thức của người hấp hối rối loạn, bi lụy, và qua đó, có thể ảnh hưởng đến kiếp sau của họ, họ có thể sanh vào ba đường ác (Ngạ Quỷ, Súc Sanh và Địa Ngục).2. Người thân phải lập tức mời các vị Sư hướng dẫn tâm linh tới, để quý Thầy, Cô có thể hướng dẫn, hộ niệm hoặc trấn an người đang hấp hối! Nếu nơi nào xa chùa quá, thì mời Ban hộ niệm của cộng đồng hoặc các vị thiện tri thức có kinh nghiệm hướng dẫn đưa người về cõi Phật! Nếu không thể mời được ai, thì chính người thân của người hấp hối phải bình tĩnh để giúp đỡ họ ra đi trong thanh thản. Người thân nếu có khả năng thì đọc chú Đại Bi, chú Cát Tường, cầu an cho tâm hồn người hấp hối được lắng đọng, hướng về điều lành. Chú Đại Bi còn có khả năng xua đuổi ma quỷ đến lôi kéo linh hồn người sắp ra đi! Nếu người thân không có khả năng tụng kinh cầu an, chú Đại Bi, thì nên dùng giọng từ ái kể lại cho người hấp hối, những việc thiện đắc ý nhất của họ! Giống như khi xưa ngài Xá Lợi Phất dùng cách này, nhắc lại cho ông Cấp Cô Độc nghe chuyện ông ta đã hộ pháp, và cúng dường Kỳ Viên cho Phật thuyết Pháp ra sao! Những lời nhắc nhở này có tác dụng, giúp cho người sắp mất an tâm, phát tâm hướng thiện, hướng thượng, quên bớt sự đau đớn của thân xác, không khởi tâm sân giận, để phải sinh vào ác đạo! Người thân cũng nên lắng nghe tâm nguyện của họ, song nên hướng dẫn họ chỉ nên hướng tới tâm nguyện thiện! Quan trọng nhất, toàn thể con cháu phải niệm không gián đoạn sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật! hay 4 chữ A Di Đà Phật! Khi người hấp hối sắp trút hơi thở cuối cùng, thì chuyển sang đồng đọc chín chữ Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật! 7 lần rồi niệm 4 chữ A Di Đà Phật! niệm qua 8 giờ sau khi người thân đã ra đi! 3. Phương pháp khác có thể ứng dụng, là thỉnh những cuốn băng casette do quý Thầy tụng Kinh A Di Đà, tụng Chú Đại Bi, bật máy với âm thanh vừa đủ, để người sắp ra đi nghe suốt ngày đêm.
4. Nếu người sắp mất là Phật tử thuần thành, họ có thể giữ tâm thanh thản, không vọng loạn, và nhất tâm tụng niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, hoặc 4 chữ A Di Đà Phật! Họ nhìn vào ảnh, tượng Phật A Di Đà, quán nguyện Ngài tới tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc! Nhưng sự hộ niệm cũng rất cần thiết! Không còn gì quý giá bằng sự ra đi êm ái của một người với nụ cười trên môi, và trong tiếng hộ niệm vang đều của quý Thầy, Cô và thân bằng quyến thuộc!II- Người ta phải làm những gì sau khi người hấp hối trút hơi thở cuối cùng? Khi người hấp hối gần trút hơi thở cuối cùng, người thân cần làm ngay những công việc sau:
1) Đặt thi thể nằm ngay ngắn lại, tránh xê dịch quá nhiều, không được thay quần áo hoặc tắm rửa, kỳ cọ nặng tay2) Vuốt mắt để gương mặt người quá cố được an tịnh!3) Dùng khăn sạch ấm lau sơ gương mặt ( bỏ răng giả (nếu có) đã rửa sạch vào miệng người mất, nắn nhẹ cho miệng khép kín! Có nhiều trường hợp người mất không ngậm miệng, người ta phải dùng miếng vải hoặc tấm khăn buộc chằng từ càm lên đỉnh đầu để miệng khép kín! Nếu miệng của tử thi đến khi liệm vẫn không khép kín, theo kinh nghiệm dân gian, người ta có thể dùng 7 miếng vàng nhỏ, 7 hạt nếp và một miếng ngọc bích nhỏ bỏ vào miệng, nếu người quá cố là đàn ông. Hoặc 9 miếng vàng nhỏ, 9 hạt nếp và một miếng ngọc bích nhỏ cho đàn bà... miệng người quá cố sẽ từ từ tự ngậm lại! Có người bỏ tượng Phật, ảnh Phật nhỏ hoặc mảnh giấy viết câu thần chú Um Ma Ni Pat Me Hum vào miệng tử thi. )4) Đặt hai bàn tay người vừa mất chắp trên bụng họ, hãy dùng một xâu chuỗi niệm Phật đặt vòng giữa hai bàn tay của người ấy giống như khi còn sống họ thường lần tràng hạt vậy.5)Trong phòng đặt thi thể của người quá cố phải an tịnh, không được có tiếng khóc than, chỉ có tiếng niệm Phật của quý Tăng, Ni và thân nhân của người quá cố, bằng tâm thiết tha quán tưởng đến Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, đến Tây Phương Tam Thánh (Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát). Nếu không có cách nào hơn, có thể mở máy cassette tụng kinh Phật, đặt trong Linh Đường (phòng để xác), nhưng cách này không được tốt bằng tụng trực tiếp như trình bày ở trên.5. Sau khi người ta trút hơi thở cuối cùng, thần thức, linh hồn người đó còn ở lại trong thân thể một thời gian 8 tiếng đồng hồ! Chính vì vậy, người đó dù không còn sống, không nói, không thở nữa, nhưng vẫn nghe được, hiểu được những việc xảy ra xung quanh! Không được động chạm thân thể để gây đau đớn, và sân giận cho họ, trong suốt thời gian này. Thân nhân phải cố gắng tránh cho người vừa mất, phải chịu cận tử nghiệp (nghiệp tạo ra trước khi thần thức rời khỏi thân xác) xấu. Tại vì cận tử nghiệp vô cùng quan trọng cho hương linh. Nếu cận tử nghiệp tốt (được khai thị bởi chân thiện tri thức, chợt hiểu ra được lẽ huyền vi sống chết, tâm không tham luyến, trí không điên đảo, buông bỏ tất cả), hương linh có thể từ phàm phu chuyển nên Thánh. Còn cận tử nghiệp xấu, hương linh sẽ bị sa vào ba đường ác (Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh), hoặc nếu được sinh vào cõi người, cũng là người ngu si, sân hận, bệnh hoạn, khốn khó trong kiếp sau. Theo kinh nghiệm của Cổ Đức,sau khi hộ niệm 8 giờ người thiện tri thức có thể sờ vào 6 chỗ sau đây: 1) Đỉnh đầu, 2) Hai mắt, 3) Ngực nơi trái tim, 4) Lỗ rốn nơi bụng, 5) Hai đầu gối và 6) Gan bàn chân! Đến khi 6 chỗ ấy đều lạnh ngắt như những chỗ khác, thì bấy giờ thần thức người đó mới thật sự rút lui khỏi thể xác, các nghi lễ tẩm liệm có thể bắt đầu. Có bài kệ rằng: Đỉnh đầu về cõi Phật; Xuất mắt được lên Trời; Tim ấm, lại sinh Người; Bụng rốn làm Ngạ Quỷ; Đầu gối đọa Súc Sinh; Bàn chân sa Địa Ngục! Nghĩa là thần thức rút ra nơi đỉnh đầu, hơi ấm tụ lại sau cùng nơi đó, người ấy được sinh về cõi Phật. Hơi ấm xuất hiện cuối cùng ở mắt thì linh hồn này được sinh lên các cõi Trời hạnh phúc! Hơi ấm còn lại sau cùng ở trái tim, thì thông thường người ấy đi đầu thai làm Người trở lại (cũng có trường hợp đầu thai sau 49 ngày, hoặc ở trong trạng thái linh hồn khá lâu)! Hơi ấm rút lui cuối cùng ở lỗ rốn thì người ấy sinh ra kiếp làm Ngạ Quỷ đói khát. Thần thức xuất tại đầu gối thì kẻ đó bị đọa vào làm súc sinh! Và hơi nóng rút ra từ gan bàn chân, linh hồn đó bị đọa vào địa ngục!6. Nếu thân nhân thấy người vừa mất được quý Thầy cho biết, hơi nóng lưu lại cuối cùng ở đỉnh đầu, ở mắt thì hãy vui mừng, lạy tạ trời Phật, lạy thi thể, rồi mở tiệc ăn mừng! Hai trường hợp này không cần cầu siêu gì cả! Trường hợp thứ ba, thần thức ra từ trái tim, phải tụng kinh Thủy Sám, tụng kinh Di Đà, phóng sinh tạo phước cho linh hồn đó, cầu Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp dẫn người đó được sinh vào nơi gia đình tử tế, nơi thị thành phồn vinh, gần Chùa Chiền, Chánh Pháp và các quốc gia tân tiến. Trường hợp thứ tư và thứ năm phải tụng kinh Địa Tạng, để cầu Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu khỏi cảnh khổ Địa Ngục! Phải mời nhiều Sư lập đàn cứu người đó thoát cảnh Ngạ Quỷ. Thân nhân, con cháu phải tuyệt đối ăn chay, tụng kinh, cầu nguyện liên tục đến 49 ngày! Cần nói thêm, nếu thân nhân của hương linh làm điều thiện (ấn tống kinh điển, mở cửa bố thí cho người nghèo, lập đàn mời sư thuyết pháp, phóng sinh, xây chùa, lập tháp...) và hồi hướng cho hương linh, hương linh sẽ được hưởng một phần bảy công đức ấy.III- Người ta phải làm gì khi tẩm liệm, tống táng và cúng tế?7. Khi tất cả 1 trong 6 chỗ như trên ở thi thể người mất đã lạnh ngắt, có thể dùng nước thơm, ấm, tắm rửa cho thi hài, thay quần áo sạch sẽ cho họ, và tẩm liệm vào quan tài! Không nên dùng Nylon để tẩm liệm, vì sợ thi hài sẽ lâu phân hóa, nếu chôn xuống đất! Nhiều nơi, người ta liệm bằng áo tràng của Chùa, và có các Thầy làm phép, trì chú để ngừa tránh ma quỷ lợi dụng thân xác của người chết, làm hại cho con cháu. 8. Theo truyền thống Phật giáo, có thể Trà Tỳ, tức hỏa táng thi thể, và nhặt xương tro cho vào bình sứ để thờ trong Chùa, hay chôn xuống đất, hoặc rải xuống biển, xuống sông đều được!9. Trong tang lễ, tang gia tuyệt đối tránh sát sinh súc vật để làm lễ, chỉ nên cúng Hương Linh bằng các món chay! Tại vì sát sinh súc vật, linh hồn người chết phải chịu tất cả nghiệp sát, đó là điều tai hại, đại bất hiếu, đại bất nhân!10. Khi cúng cho Hương Linh, thân nhân phải đọc câu Thần Chú “Án Nga Nga Nẳng Tam Bà Phạ Phiệt Nhật Ra Hồng” trước tên tuổi, tên Hèm của Hương Linh để cơm cúng biến thành Pháp thực thì Hương Linh mới hưởng được!Tóm lại: Gia đình có người sắp mất, phải tuyệt đối bình tĩnh, không được khóc lóc kêu gào trước giường người sắp mất, mời Sư, mời Ban hộ niệm, chân tâm cầu đức Phật A Di Đà tiếp dẫn! Hoặc để băng cassette tụng Kinh suốt thời gian hấp hối và sau đó! Không được di chuyển, đụng vào thi thể người mất đến 8 giờ (đến khi tất cả đều lạnh)! Đặt tràng hạt vào đôi tay chắp nghiêm trang trên bụng, an táng hoặc hỏa táng, đều tẩm liệm thi hài trong tư thế ấy (phải đặt đôi tay lên bụng họ, khi họ mới lìa trần, để quá lâu, xác cứng không dễ dàng để được nữa). Không được sát sinh để cúng tế! Cầu siêu bằng kinh A Di Đà (trừ trường hợp thần thức xuất ra từ gan bàn chân, thì phải tụng kinh Địa Tạng ngay) đến 49 ngày, sau đó tụng kinh Địa Tạng cho đến 100 ngày, thời gian này, con cháu nên ăn chay!Những điều trên đây chúng tôi hy vọng có thể giúp cho tang gia những điều cần thiết và bổ ích, cầu mong các Hương Linh được hóa sanh nơi Liên Trì Cực Lạc của đấng Cha Lành A Di Đà Phật, hoặc sinh về các cõi trời hạnh phúc, hoặc sinh vào cõi người, với đầy đủ trí tuệ, vật chất, hạnh phúc và sức khỏe trong kiếp vị lai! Xin quý vị tiếp tay bổ xung và phổ biến bài viết đến nhiều gia đình khác, đây là cách tạo công đức, phước báu vậy!Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sinh, đều trọn thành Phật Đạo! Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật IV-PHƯƠNG PHÁP TIẾN VONG (SIÊU ÐỘ) HAY NHẤT Sau khi vong nhân đã vãng sinh, đối với việc siêu độ, cách hay nhất là nên trai giới mà niệm Phật. Nếu muốn có công đức lớn lao tốt nhất là thỉnh vài vị Tăng Ni (Người tu Tịnh độ) đến trợ niệm Phật. Thời gian lâu mau thì nên tùy theo hoàn cảnh gia đình mà định liệu. Ðối với việc siêu độ người mất tốt nhất gia quyến nên tham gia niệm Phật, vì gia quyến có quan hệ thân thiết hơn nên dễ giao cảm hơn. Việc niệm Phật, không luận là người xuất gia hay tại gia, nếu tâm có sự khẩn thiết chí thành thì công đức vô cùng lớn. Công đức niệm Phật mỗi ngày nên hồi hướng cho người mất được vãng sinh. Nếu người mất đã được vãng sinh thì sẽ tăng cao phẩm vị ở liên đài. Nếu như chưa vãng sinh thì nhờ vào công đức đó mà được vãng sinh. Chẳng những người mất được vãng sinh mà thân quyến lại gieo được duyên lành với Phật pháp, nếu tăng trưởng lòng tin, thực hành tu tập niệm Phật thì cũng được vãng sinh. Ðối với người thế tục cho rằng việc tụng kinh, sám hối, niệm Phật là tầm thường... Sở dĩ như vậy là họ không hiểu Phật lý. Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có nói: “Niệm một câu Nam mô A Di Ðà có thể tiêu trừ trọng tội của 80 vạn đại kiếp sinh tử”. Vậy ai dám bảo rằng niệm Phật là tầm thường? Lại cũng trong Kinh này, phẩm Hạ Phẩm Thượng Sinh lại ghi: “Nghe 12 bộ Kinh thì tiêu trừ 1000 kiếp ác nghiệp nặng nề”. Lại chép: “Có thể nghe niệm danh Nam mô A Di Ðà Phật trừ được vô lượng đại kiếp sinh tử trọng tội”. Trên đây là dẫn chứng những lời do chính Ðức Phật Thích Ca dạy để làm căn cứ, chứ không phải do ai nói. Như vậy những lời nói trên cho thấy rằng những người đó chưa biết công đức thù thắng của việc niệm Phật. Ấn Quang Ðại sư có dạy: “Các nhà sư hiện nay, phần lớn là bày vẽ, chẳng được như pháp. Chỉ cốt giữ thể diện mà thôi. Nếu chuyên môn niệm Phật thì người người đều biết niệm, công đức lại rộng lớn, lại thiết thực. Nếu đem công đức niệm Phật hồi hướng khắp cùng chúng sinh, đồng sinh Tịnh độ, thì công đức lợi ích đối với người mất cũng rộng lớn hơn nhiều”. Sau khi vong nhân đã vãng sinh Tây phương, trong vòng 49 ngày thì thân quyến nên ăn chay niệm Phật, giữ gìn ngũ giới (không nên sát sinh, trộm cắp, dâm dục, nói dối cho đến bày vẽ tiệc rượu vui chơi) thì cả người sống lẫn người mất, đều được lợi ích không thể nghĩ bàn. Ghi chú:
Đây là việc làm nghiêm túc. Trước khi viết bài này, chúng tôi đã nghiên cứu nhiều tác phẩm Phật Học nói về sự chết một cách kỹ càng. Sau khi viết xong, chúng tôi đã gửi đi xin các Thiện Tri Thức (gồm nhiều Thầy và các chân thiện tri thức tại gia) bổ xung và cho ý kiến.
|