Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC) Bài viết: 1,188
Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
|
31. NGOÀI PHÁP NÀY RA CÒN PHÁP GÌ BÍ MẬT NỮA KHÔNG? Kinh Pháp Bảo Đàn chép: Khi Huệ Minh đuổi kịp Lục Tổ … Lục Tổ bảo: “Nếu ông vì pháp mà đến thì hãy ngừng dứt các duyên chớ móng sanh một niệm, giây lát tôi nói cho nghe”. Giây lâu Lục Tổ bảo: Chính ngay khi chẳng nghĩ thiện nghĩ ác, vậy hồi ấy cái gì là bổn lai diện mục của thượng tọa? Huệ Minh nhờ đó mà khai ngộ, rồi cũng lại bỗng dưng khuất lấp trở lại nên lại hỏi: “Ngũ Tổ còn có truyền pháp gì bí mật nữa không?” Lục Tổ đáp: Tôi đã nói cho ông nghe rồi, có gì là bí mật? Nếu ông chịu soi trở vào ông thì bí mật thuộc về phía ông chớ đâu phải phía tôi. Đấy! Chính chỗ ấy mới là bí mật. Trong thiền học có câu: Nếu ai còn theo cửa nẻo mà vào là không phải con cái của nhà này. Kinh có nói: “Phật phát tức bất định pháp! Có nghĩa là phát Phật biến hóa vô cùng không có ngưng trệ, tùy chỗ kẹt mà gỡ, tùy cơ duyên mà lập pháp. Cho nên pháp vô niệm viên thông là pháp ứng cơ đối với hiện tại, cho tất cả những người nào thuộc căn cơ không thể không theo cửa nẻo, không thể không có hạ thủ công phu. Âu cũng là việc bất đắc dĩ mà thôi!.
32. SO SÁNH PHÁP TĨNH TỌA CỦA ÔNG VIẾT KHI XƯA VỚI PHÁP VÔ NIỆM VIÊN THÔNG NGÀY NAY KHÁC NHAU THẾ NÀO? Phương pháp tĩnh tọa khi xưa là để ứng cơ với số người không tu được vì bịnh tật chướng ngại. Cho nên cách lập pháp có nghìêng về chú trọng nâng đỡ cho xác thân để thân dễ chuyển hóa. Còn pháp vô niệm viên thông này thì chú trọng đến căn cơ vì bị kẹt với khối vọng niệm muôn đời mà xác thân bị hệ lụy, không thể tu tập theo pháp trên được.
Làm cho hành giả đạt đến tách rời vọng tâm với thân, tiến về tâm thể vô niệm rôi thân cũng được khỏi hệ lụy mà giải thoát. Nhưng nếu nhắm vào cứu cánh giải thoát mà nói thì cả hai đều cũng chỉ là phương tiện. Nhưng phương pháp tĩnh tọa cũng chỉ có một số người làm được, còn pháp vô niệm viên thông này theo tôi có lẽ ai cũng thực hành được để đạt đến kết quả. Nên mỗi bên đều có giá trị đặc biệt riêng. Nếu nhìn bên ngoài mà nói thì thấy phương pháp tĩnh tọa hình như không chú trọng mấy về tâm lý kỹ thuật, vì không mở mang hai điểm thân giác và nghi tình. Nhưng thực ra trong đó hàm súc nhiều ẩn ý để cho hành giả phải tự phát minh lấy. Vì sao thế? Vì có hai điểm khác hơn pháp vô niệm viên thông. Một là lấy việc điều khiển, theo dõi hơi thở làm tập trung, hai là lấy trụ tâm dưới rún để thay thế cho nghi tình. Hai đặc điểm này nương tựa lẫn nhau làm thành tác dụng nhiếp muôn niệm về một niệm, biến một niệm thành vô niệm. Nếu hành giả điều động được hơi thở đến mức tế nhị, và tinh thần theo dõi thực hành đúng pháp, thì đến đây bất thần bỗng rơi tõm vào cảnh giới tâm thể vô niệm.
Nhưng nếu người thiếu ý thức sẽ có nhiều chỗ sơ hở. Vi khi tinh thần đã đến mức thật bén nhạy, thì cả phía nghịch lẫn phía thuận đều có thể bén nhạy. Đến đay nếu hành giả không đủ sáng suốt để tự điều động lấy mình, thì sẽ gặp ngõ cụt. Đó là chỗ phương pháp tĩnh tọa khác với vô niệm viên thông vậy.
33. GIẢ SỬ CÓ NGƯỜI NGỘ ĐƯỢC BỔN TÁNH RỒI MÀ TRONG KHI VA CHẠM VỚI SỰ VIỆC VẪN CÒN RẤT KHÓ ĐIỀU ĐỘNG ĐƯỢC MÌNH. THÍ DỤ NHƯ VA CHẠM VỚI SẮC TÌNH, HOẶC CẢNH TRÁI CHƯỚNG, NHƯ THẾ CÓ THỂ DÙNG PHÁP NÀY ĐỂ ĐIỀU CHỈNH ĐƯỢC KHÔNG? Tất cả cuộc sống đau khổ bệnh tật làm mất hẳn sức tự tại của con người, không đâu không bởi khối vọng tâm muôn thuở nó điều động. Tâm vọng là tâm đắm chấp. Nên dù người đã đốn ngộ bổn tánh mà chưa điều động nổi được mình, tức là chưa phải triệt ngộ. Vì thế nên người này ngoài việc cần có công phu hạ thủ ra, còn phải thường trực giác ngộ sâu về thân giác để vọng tâm với xác thân không còn sức cấu kết chặt chẽ nữa, thì khi va chạm mới không còn nặng nề khó điều động.
34. HIỆN NAY ĐANG CÓ KHÔNG BIẾT BAO CHỦ THUYẾT NÀO XUẤT HỒN, NÀO VÔ VI, NÀO LUYỆN ĐAN, NÀO BÙA CHÚ, NÀO KHAI THÔNG NHÂM ĐỐC, NÀO HIỆP KHÍ, NÀO CƠ BÚT, NÀO SẤM GIẢNG, NÀO DƯỠNG SINH, NÀO DUY VẬT, NÀO DUY TÂM … V.V… LÀM CHO QUẦN CHÚNG KHÔNG CÒN BIẾT ĐÂU LÀ PHẢI TRÁI, LÀ CHÁNH TÀ. NAY MUỐN CỨU VÃN TÌNH THẾ, LÔI CUỐN CHÚNG SANH TRỞ VỀ ĐƯỜNG CHÁNH LÀM SAO CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC? Bổn tánh của chúng sanh vốn không sư không thiếu, đầy đủ cả vạn pháp kể cả pháp thuận và pháp nghịch đều có giá trị và tác dụng của nó. Cho nên nói tất cả pháp đều là phát Phật, không độ thuận thì độ nghịch, không có pháp chúng sinh thì phát Phật hết thành vấn đề. Không có pháp Phật thì pháp chúng sinh cũng không lấy đâu để hiện thế độ nghịch. Vạn pháp đã vốn thị hiện, dòng đời đang lúc đổ dốc, thế mê của chúng sinh nếu không có pháp phản tá, bỗng dưng muốn theo hạnh thuận mà kéo lại theo thế ngược dòng, chắc chắn sẽ hoài công vô ích! Sao bằng cứ để tùy sở thích tha hồ mà đổ dốc, kiến bò miệng chén có mất đi đâu.
Việc chúng sinh, chúng sinh cứ làm, việc của Phật, Phật cứ nói! Đến lúc đã thèm theo thế chúng sanh rồi trở về với Phật. Cho nên hai pháp vốn nương nhau mà tồn tại, thị hiện để độ rỗi chúng sanh, tuy thấy trái ngược nhau nhưng kỳ thực là giúp nhau. Vì thế nên pháp Phật vốn thường hằng và liên tục không hề gián đoạn. Nếu thế gian này tất cả đều như ý, không có chướng ngại, vị tất là hay! Nên nếu thiếu pháp chúng sinh thì pháp Phật không có giá trị.
Pháp chúng sinh càng ngặt nghèo thì pháp Phật càng mầu nhiệm. Người ta nói: “Đạo cao một thước, ma cao một trượng”, vậy tại sao không thể “Ma cao một thước, đạo cao một trượng”. Cũng như nói “Thầy hay gặp quẻ mắc”. Vậy tại sao không nói: “Không có quẻ mắc khó có thầy hay”. Cho nên hai pháp phải nương tựa lẫn nhau mà hiển dụng. Người ta đều than vãn đời mạt pháp pháp tà thuyết bạo hành, nhưng riêng tôi, tôi nói: “Tâm chúng sinh đang hồi nguy ngập nên phát Phật siêu tuyệt không thể lường. Chỉ có người căn cơ nhỏ hẹp mới băn khoăn than vãn”.
35. PHÁP VÔ NIỆM VIÊN THÔNG CÓ ĐIỀU GÌ CẤM KỴ KHÔNG? Có, có cấm kỵ. Vì sao? Từ xưa đến nay trâu tìm về trâu, ngựa chạy theo ngựa, bợm nhậu về với rượu, bợm hút về với á phiện, kẻ muốn giải thoát phải về với pháp giải thoát. Nếu thiếu hiểu biết, thiếu lòng thành, hay dùng ý riêng ghép bừa làm bậy thì sẽ gặp thất bại sa đọa. Đủ hiểu biết, đủ lòng thành, có chí xuất trần, thực hành chính xác thì bảo đảm hoàn toàn thành công. Ta cứ để tha hồ cho thiên nhiên gạn lọc. Nên chính chỗ hữu ý cầu toàn mới đích là điều cấm kỵ.
36. CÓ TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHÁT ĐỘNG MỐI NGHI TÌNH THÌ SAO? Vì không biết rõ vọng tâm mắc liền với xác thân nguy hiểm như thế nào, nên vấn đề thân giác không ảnh hưởng sâu vào tâm não. Do đó nghi tình khó phát khởi, nếu có nghiên cứu kỹ, biết rõ thì không còn khó khăn nữa.
37. ĐỐI VỚI KHỐI VỌNG TÂM MUÔN THUỞ, NGOÀI CÁCH ÁP DỤNG PHÉP VÔ NIỆM VIÊN THÔNG ĐỂ HẠ THỦ CÔNG PHU RA, CÒN CÓ PHÁP NÀO HAY HƠN NỮA KHÔNG? Thật ra dùng pháp vô niệm viên thông để hạ thủ công phu vẫn chỉ là pháp thứ hai, tại sao? Sở dĩ có ra khối vọng tâm muôn thuở là tại cái thấy mê lầm buổi đầu của chúng sanh chỉ lục đục quanh quẩn theo lợi hại bổn thân, lấy cái Tôi làm trụ cột nên càng ngày càng bẩn chật khó khăn, mất hẳn tầm mắt thấy xa nhìn rộng, làm cho khối vọng tâm càng thêm sức mạnh.
Nếu ai có đủ tầm mắt thấy xa nhìn rộng đúng sự thật, thì khối vọng tâm không còn hiệu lực nữa. Bởi vậy Ngũ Tổ nói với các đồ đệ rằng: “Các ngươi suốt ngày chỉ lo cúng bái làm phước. Đến giờ phút chót, bổn tánh nếu mê thì phước nào cứu được”. Hay như có người hỏi Bồ Đề Đạt Ma: “Đồ tể còn nghiệp sát sanh, cư sĩ còn vợ con dâm dục thì làm sao thành Phật được?”. Đáp: “Đây không bàn đến vợ con dâm dục hay đồ tể sát sanh, mà chỉ nhắm vào thấy tánh. Một khi thấy được bổn tánh ròi, nghiệp dâm nghiệp sát tự rỗng lặng”. Cũng vì thế mà Lục Tổ Huệ Năng đến với Ngũ Tổ một cách hết sức tự nhiên với một bài kệ họa vận với bài kệ của Thần Tú:
Bồ Đề vốn không phải cội Gương sáng cũng không phải đài Bổn lai không một vật Lấy gì bám trần ai Thế là được trúng tuyển! Ý nghĩa này đã nói qua ở câu chuyện con quạ ở trên chiếc thuyền ra biển, ai có đọc kỹ thì rõ. Bởi vậy nếu có một cách nhìn thật sâu rộng nhẹ nhàng thì tự nhiên vọng tâm không còn thành vấn đề nữa. Chỉ vì không có được cách nhìn như thế, nên bất đắc dĩ phải dùng pháp thứ hai. - Có ai ngờ, hồi Mậu Thân có một cậu trai con một của một bà lão bị tử nạn, khi qua cơn khói lửa, có nhiều người đến thăm hỏi chia buồn, bà có nói một câu: “Nếu không ai chết chắc tôi sẽ chết theo con tôi, nhưng khi thấy người ta chết nhiều quá bỗng dưng vấn đề con tôi chết hết thành vấn đề trong tâm tôi nữa!” Ôi! Nếu không có điều kiện thấy suốt nhìn khắp, mà cũng không thực hành được pháp thứ hai thì chỉ còn chờ pháp độ nghịch theo kiều bà lão nói trên mà thôi vậy!
- Có ai ngờ một vi hòa thượng rất tốt, chỉ vì nuôi nhiều đệ tử nữ, cộng thêm cách ăn nhiều dầu, thích uống nước đá lạnh theo bữa ăn mà trở nên bịnh áp huyết lên cao không trị được.
- Có ai ngờ chỉ vì một bức hình thiếu nữ lõa thể quảng cáo trước rạp hát, mà một số thanh niên tạm thời huyết áp vọt lên.
- Có ai ngờ một vi tu sĩ xuất gia từ bé cho đến tuổi già mà không trị được chứng mộng tinh, đến nỗi phải đoạn âm và tuyệt thực để cho vãng sanh về nước cực lạc cho dễ tu.
- Có ai ngờ một ni trưởng xuất gia từ thuở bé, tu đến ngoài 50 tuổi mà phải mang lấy bịnh ung thư tử cung rồi chết.
- Có ai ngờ vị hòa thượng tánh tình rất tốt, xuất gia từ nhỏ thực hành bao nhiêu hạnh khó như tụng một chữ lạy một lạy, chích lấy máu viết kinh, ngồi hoài không nằm, ráng thức không ngủ … thế mà phải kẹt một bào thai con rơi đến phải chuyển sang xứ khác.
- Có ai ngờ chỉ vi một ly nước đá lạnh mà biến hóa một vị thiền sư thành một khối mỡ cười nói không phân minh.
- Có ai ngờ cả hệ thống thiền tông nước Nhật chỉ vì không biết chứng ngủ gục nguyên do từ đâu mà phải chế ra cái ghế ngồi thiền.
- Có ai ngờ từ củ khoai lang sang chứng dư nước chua bao tử đến một tâm lý lừng khừng không quyết định, trệ theo tình cảm, vốn có một hệ thống tương quan chặt chẽ.
- Có ai ngờ từ ly nước đá lạnh với chứng có sạn trong thận vẫn có một hệ thống tiến hóa của nó. Thế mới biết: Trong thế kỷ địa cầu đang hồi xuống dốc (kiếp giảm), khoa học kỹ thuật tiến đến năm châu họp chợ, thì dù con người có muốn tín ngưỡng hay đi theo một đường lối nào, đó là quyền của con người. Nhưng nếu lìa tay thước hướng nội của Y đạo mà đi tìm sự giải thoát, thì quyết định càng cầu toàn càng bị tổn thương, không thể không gặp hên xui may rủi. Hết thảy chúng sinh sở dĩ mải mê không giải thoát được là tại không biết rõ toàn bộ của mê là gì. Nay đã được trình bày nói toạc ra một cách rõ ràng minh bạch, tác giả hy vọng sẽ có người đọc một cách say xưa, lý thú. Khi được thấy suốt rồi lập tức liền siêu, chớ không đến nỗi cần cù phí sức, như thế chẳng sướng hơn sao?! Hết Phần 4. Vừa viết xong, định dừng bút, lại có khách hỏi: Trường hợp người khi ngồi lại, trong lòng chẳng thấy có bàn soạn thì thào, nhưng mỗi khi xúc cảnh lâm tình, hoặc với khác phái, hoặc những biến cố đột ngột, thường không khỏi biển lòng sóng dậy. Vậy thì làm sao có thể hoàn toàn chủ động vấn đề? Vì muốn có chủ nên mới có khách.
Nếu trong lòng ta không có vấn đề khác phái, thì khác phái bên ngoài phỏng có linh thiêng nữa không? Mọi biến cố đột ngột cũng không ngoài nghĩa lý ấy. Không những thể thôi, cho đến tửu sắc tài khí cũng không thể khác. Nếu qủa thiệt biết ghiền là cái gì, á phiện là cái gì thì tự nhiên á phiện sẽ rớt ra. Cho nên điều quan hệ độc đáo là có thấu suốt vấn đề hay không, còn áp dụng cách này hay cách khác, pháp nọ hay pháp kia chẳng qua cũng chỉ là pháp thứ hai. Bên bến đò Rạch Miễu có một người ngồi bên vệ đường với một ván cờ, một cọc tiền để khiêu khích khách qua lại. Đã biết bao người qua đường đến đây trút hết ruột ngựa. Có một ông già tướng trông thật cùi đài đi đến, thấy thế liền móc túi lấy tiền đặt ván. Chủ nhường khách đi trước, khách mới đặt tay xuống con cờ, chủ lập tức đỡ tay và móc túi lấy 5 đồng tạ khách và xin lỗi ông ta để được làm ăn. Đối phó với tất cả những biến cố của vọng tâm một cách có kỹ thuật cũng tương tự như vậy. Nếu ai có đọc suốt tận từ lúc đầu, và vấn đề được thông qua 1 cách chính chắn thì lập tức liền siêu, chớ không đến nỗi phải hao công phí sức. Nhưng giả sử không được như thế mà trong tâm còn được thường xuyên thấm nhuần công cụ thân giác và nghi tình thì sóng lòng muôn mặt cũng vẫn hóa giải được nhẹ nhàng. Nếu không như thế dù có nói bao nhiêu nữa cũng chẳng qua vẽ rắn thêm chân mà thôi.
Sửa bởi quản trị viên 10/03/2017 lúc 10:58:22(UTC)
| Lý do: Chưa rõ
|