[SIZE="3"][COLOR="darkred"]
[SIZE="5"]Gái điếm muốn hoàn lương, chùa không bao giờ từ chối[/SIZE]
Trò chuyện với Một Thế Giới, sư thầy Tịnh Giác chia sẻ: "Nếu một cô gái điếm muốn hoàn lương, cửa Phật không bao giờ từ chối. Tấm lòng đó thật đáng kính chứ không đáng khinh bỉ".
Trong Phật giáo có một khái niệm mà gần như tất cả mọi người, kể cả những người không theo đạo phật, không phải là phật tử cũng biết đến - đó là khái niệm "phổ độ chúng sinh".
Đạo Phật phổ độ chúng sinh là độ hóa tất cả chúng sinh, không phân biệt loài người, súc vật hay cây hoa cỏ dại bởi tùy vào nghiệp lực kiếp trước mà khi sinh ra sẽ là người, động vật hay cỏ cây hoa lá. Phổ độ chúng sinh là khắp mọi nơi mọi chốn, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, tốt xấu.
Như vậy có thể hiểu rằng khái niệm "phổ độ chúng sinh" không phân biệt dù là một cô gái điếm hay một anh tướng cướp?
Đúng thế. Tinh thần của đạo Phật là lòng từ bi, không phân biệt các gia cấp trong xã hội, cho dù người ấy đang làm nghề gì. Xã hội có những nghề được công nhận, tôn vinh nhưng cũng có những nghề không được công nhận như là kỹ nữ, nhưng dưới tinh thần đạo Phật, một người làm kỹ nữ, hay bất cứ nghề nghiệp nào cũng đều được nhìn trong cặp mắt yêu thương và cảm thông.
Thậm chí những người bệnh hoạn là những người đáng được quan tâm và yêu thương hơn. Đức Phật có nói vấn đề nghiệp lực, đã là nghiệp thì phải trả. Như vậy chắc có lẽ không ai muốn làm nghề không được như ý mình mà có lẽ do nghiệp lực của họ phải trả nên họ phải làm nghề đó. Chính vì vậy, chúng ta phải tạo cơ hội cho họ thay đổi tư duy và giúp họ nâng cấp lên để họ làm những nghề nghiệp thuận theo đạo lý và được xã hội công nhận. Đó là trách nhiệm của xã hội và là tinh thần của đạo Phật. Chúng ta phải lấy lòng từ bi, yêu thương để cảm hóa chứ không phân biệt và không nhìn họ với cặp mắt đê hèn.
Trong năm điều cấm của đạo Phật thì điều thứ ba "không tà dâm" để nhằm bảo vệ hạnh phúc gia đình. Con người trưởng thành trong xã hội được lập gia đình, khi lập gia đình chúng ta phải chung thủy, yêu thương nhau. Nếu một trong hai người bất tín nhiệm thì nó ảnh hưởng đến con cái sau này, trở thành mầm mống đau thương trong xã hội.
Như vậy đức Phật có điều giới luật trên để bảo vệ hạnh phúc gia đình, làm nền tảng đạo đức để hướng dẫn con cái nên người, hữu ích cho xã hội. Đạo Phật đóng góp cho xã hội rất lớn trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong việc xây dựng đạo đức, xây dựng con người trở nên chân thiện mỹ.
Đạo Phật có điều cấm không tà dâm có nghĩa là đạo phật không đồng tình với chuyện đó. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện nghiệp lực thì đạo Phật chấp nhận và coi đó là sự trả nghiệp. Đạo Phật giúp họ tu tập để chuyển hóa nghiệp lực ấy, để cho họ hiểu và thay đổi tư duy.
Như thầy nói, một trong năm điều cấm của đạo phật là cấm "tà dâm" nhằm bảo vệ hạnh phúc gia đình. Thiên chúa giáo cũng đề cao sự chung thủy trong hôn nhân - điều này thể hiện trong lời tuyên thệ khi kết hôn tại nhà thờ. Cả Phật giáo và Thiên chúa giáo đều cấm "tà dâm" chứ không cấm mại dâm. Dù cấm hay không cấm thì cũng không thể phủ nhận được một sự thật là nghề mại dâm đã và đang tồn tại trong xã hội ta từ hàng nghìn năm nay? Như vậy xin thầy cho ý kiến?Ở một số nước phương Tây hiện nay, họ coi đó là một nhu cầu của xã hội nên không cấm mà quản lý. Họ có quy tắc, quy luật để bảo vệ con người khỏi các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ cho những người làm nghề đó. Họ có luật pháp rõ ràng, nghiêm minh và công khai.
Đối với văn hóa phương Đông, nghề mại dâm vẫn chưa được chấp nhận. Mọi người vẫn coi đó là một nghề thấp hèn và nhìn với con mắt miệt thị. Nếu ngày nay chúng ta đã cởi mở thì luật pháp cũng nên có sự phân minh, rõ ràng. Tùy theo sự phát triển của xã hội, luật pháp cũng phải làm thế nào để cho con người vẫn được an toàn, hạnh phúc. Đó là sự cân nhắc của xã hội.
Mục tiêu lớn nhất của những người tu hành đó là đạt đến giác ngộ, đạt đến niết bàn. Dù như vậy, Phật giáo vẫn liên quan không thể thoát ly xã hội, thoát ly sự đau khổ của chúng sinh?Đúng vậy. Phật pháp bất ly thế gian giáp. Phật pháp coi đó là nghiệp lực và hướng dẫn họ tu tập để chuyển hóa. Đối với xã hội lâu nay chúng ta cũng đã cấm nhưng cũng cần phải xem sự cấm đó có công hiệu hay không. Nếu đã không công hiệu thì phải có một phương hướng mới để làm thế nào bảo vệ được sức khỏe cho con người. Đó là vấn đề luật pháp nên nhìn nhận.
Thời gian gần đây, có những ý kiến cho rằng các cô gái mại dâm không dám bước vào cửa chùa để lễ phật bởi họ tự cảm thấy mình ô uế, không sạch sẽ. Trong Phật giáo chắc không có sự phân biệt, kỳ thị và ngăn cấm họ lễ Phật?
Sư thầy Tịnh Giác: "Chùa sẵn sàng tiếp nhận một cô gái điếm hoàn lương".
Đứng trên góc độ đó, chúng ta càng tôn kính họ hơn bởi vì nghiệp lực nên họ phải làm nghề đó, tự bản thân họ cũng cảm thấy hổ thẹn. Sự hổ thẹn đó cho thấy tinh thần cung kính ngôi tam bảo nên không dám bước đến. Như vậy thật là đáng kính chứ không nên khinh bỉ. Những người đó tôi khuyên họ hãy bỏ qua những mặc cảm, tự ti ấy để đến lễ Phật với cái tâm thanh tịnh.
Những người đó càng nên đến chùa lễ Phật, nghe giảng để chuyển hóa nghiệp lực của họ. Nếu như một người đã chứng quả, đã giác ngộ rồi thì còn đến chùa để làm gì? Thân ô uế nhưng tâm thanh tịnh, đem cái tâm thanh tịnh đó đến chùa lễ Phật thật là đáng quý.
Trong cả những câu chuyện huyền ảo của dân gian cũng như trong đời thực đều có những câu chuyện nói về sự giác ngộ của những người từng lầm lạc thậm chí có người còn trở thành nhà tu hành đắc đạo - điều đó khẳng định sức mạnh cảm hóa và sự bao dung của đạo Phật. Nếu như có một cô gái mại dâm đến chùa nương nhờ cửa Phật thì thầy có tiếp nhận không?Dĩ nhiên khi họ đã muốn hoàn lương thì đạo Phật không bao giờ từ chối. Nếu đến tìm thầy, thầy sẽ tiếp nhận và gửi cô ấy vào chùa ni để tịnh hóa nhân tâm, còn chùa của thầy là chùa tăng nên không được phép tiếp nhận nữ giới vào tu tập. Tất cả chúng sinh đều có phật tính để thành Phật.
Phật giáo rất quý trọng những con người lầm lạc nay đã giác ngộ bởi họ cho chúng ta thấy rằng chúng ta có phước báu nên chúng ta không phải gánh nghiệp đó. Trên góc độ nào đó chúng ta học được những bài học từ cuộc đời của họ.
Cảm ơn thầy!
Phong Vũ (thực hiện) - Một Thế giới[/COLOR][/SIZE]