Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
leephan  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Xin chào các vị đồng đạo trong diễn đàn, mình có vài câu hỏi thắc mắc mong được các vị chỉ dạy.
1/ khi trì chú (đi đứng nằm ngồi) có nên cong lưỡi chạm nóc giọng như thiền không?
2/ Khi ngồi thiền trì chú chuẩn đề thực hành thế nào? có phải tâm niệm, tai nghe ?
3/ Trì chú chuẩn đề làm sao để câu chú hòa hợp với hơi thở (ví dụ: hít vào: niệm Om Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn, thở ra niệm: đề ta bà ha bộ lâm).
1 số câu hỏi của kẻ sa cơ, mong được chỉ dạy. Thành thật cảm ơn
Om Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm
cuiyang07  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
[SIZE="3"]
[SIZE="5"]Những hạt vi trần trong biển cả mênh mông[/SIZE]



1/ khi trì chú (đi đứng nằm ngồi) có nên cong lưỡi chạm nóc giọng như thiền không?

Trong phương pháp tu học Thiền quán Mật chú Chuẩn đề không có quy định, người hành giả ngồi sao, đi đứng thế nào mới đúng. Ở đây phương pháp của Thầy đưa ra bước đầu là sự phổ hoá rộng rãi không có sự ép buộc hay quy định cho người hành giả phải thế này, thế khác. Người hành giả có thể lựa chọn phương pháp như thế nào để tâm cảm thấy thoải mái an lạc nhất cho thời khoá hành trì, hay thời khoá tự do . Nhưng như câu hỏi 1 bạn đưa ra “1/ khi trì chú (đi đứng nằm ngồi) có nên cong lưỡi chạm nóc giọng như thiền không?” có thể nói đó là kỹ thuật ngồi Thiền quán. Thật tế nếu người hành giả xác định chuyên tu xuyên suốt, tham sâu tiên quyết chọn cho mình con đường giải thoát, thì nên tham cầu những phương pháp kỹ thuật Thiền quán từ Tổ, từ Thầy đi trước để bản thân được chỉ dạy những lộ trình rút ngắn sự tu học. Và trên hết những phương pháp này phải đi đúng con đường chánh pháp của như lai.

Trong câu hỏi một đoạn có nên cong lưỡi chạm nóc hay không. Nếu ở khía cạnh kỹ thuật hành thiền thì chúng nên huân tập phương pháp này. Tuỳ theo cấp độ tư tưởng của mỗi hành giả. Khi chúng ta thường xuyên huân tập phương pháp kỹ thuật này khi công phu hành trì. Sự huân tập sâu dày sẽ đưa đến trạng thái người hành giả không cần tác ý khi đi đứng nằm ngồi dụng tâm “ Cong lưỡi chạm nóc” Nhưng sự vô công dụng đạo ở đây vẫn được thể hiện trong đi đứng nằm ngồi, trong lúc thức, cũng như ngủ. Sự thiền quán là sự xuyên suốt mọi sinh hoạt của người hành giả.

2/ Khi ngồi thiền trì chú chuẩn đề thực hành thế nào? có phải tâm niệm, tai nghe ?

Phương pháp xuyên suốt mà Thầy chia sẻ cho mọi người đó là Thiền quán Mật chú Chuẩn đề kết hợp tam mật gia trì tương ưng. Tay kiết ấn, khẩu trì niệm, ý quán tưởng linh phù. Ở phương pháp này cũng tuỳ thuộc vào từng cấp độ căn cơ tư tưởng của mỗi hành giả mà có sự chỉ dạy khác nhau. Đối với những hành giả sơ cơ thì các bạn cứ mặc nhiên trì niệm Ngũ Bộ Chú - Chuẩn đề một cách thoải mái, ở mọi tư thế trạng thái không có sự ràng buộc quy định, miễn sao bản thân thấy thoải mái. Còn những hành giả chuyên sâu theo từng cấp độ sẽ có sự hướng dẫn khác. Ví như trong thời khoá hành trì công phu thay vì khẩu trì, trì niệm thành tiếng chúng ta dùng tâm trì kết hợp quán tưởng linh phù, phạn tự, tai nghe thần chú Lục tự đại minh chân ngôn, cùng những thần chú khác tuỳ theo từng giai đoạn tu tập hành đạo khác nhau. Để cho người hành giả có được kết quả viên mãn nhất trong thời khoá tu học hành đạo.

Ở đây tại sao kết hợp: Tâm trì thần chú Chuẩn đề hoặc Lục tự đại minh, tai nghe thần chú Lục tự đại minh chân ngôn hoặc Chuẩn đề. Hai thần chú này thường kết hợp đi cùng nhau không rời. Ở rất nhiều bài viết Thầy đều nói rõ về vấn đề này. Ngài Chuẩn đề và Quan thế âm là hai không khác một. Chỉ là những hoá thân khác nhau. Nếu chúng ta tu riêng rẽ từng pháp môn nếu không kết hợp thần chú Chuẩn đề thì trong thời kỳ hạ ngươn mạt pháp này thì sự tu khó thành tựu. Nếu các bạn hành giả huân tập được như vậy thì sự lợi ích trên con đường tu tập giải thoát đối với họ thật thênh thang rộng mở. Vậy hãy ràng trì niệm công phù vì sự xác quyết tương lai của mình.

3/ Trì chú chuẩn đề làm sao để câu chú hòa hợp với hơi thở (ví dụ: hít vào: niệm Om Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn, thở ra niệm: đề ta bà ha bộ lâm).?

Ở câu trả lời này cũng cùng chung khía cạnh câu trả lời 1 và 2. Ở đây cũng tuỳ thuộc vào căn cơ của mỗi hành giả mà có sự quán hơi thở khác nhau. Bước đầu tiên người hành giả cứ thoải mái thở ra thở vô không quy định. Nhưng bước sâu hơn chút là người hành giả thực hiện phương pháp thở như trên. Rồi khi người hành giả đi chuyên sâu hơn nữa thì sự quán hơi khác có khác là sự tự do thoải mái không dài không ngắn, câu chú không ở đầu ở cuối. Sự thoải mái thở ra, thở vô ấy nhẹ nhàng hơi thở lại khế hợp với thần chú. Và nhịp thở ấy cũng được thể hiện xuyên suốt trong mọi thời khắc. Đó chính là “ Vô công dụng đạo” diệu dụng của sự huân tập sâu dày của người hành giả được thể hiện lên. Thần chú là hơi thở, hơi thở là thần chú không có sự phân biệt hay dính mắc ở đây.

Đôi lời chia sẻ, mong những chia sẻ này giúp đạo hữu giải đáp được một số thắc mắc trên con đường tu.


ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM
[/SIZE]
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
leephan  
#3 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Thành thật cảm ơn vị pháp sư cuiyang07 đã quan tâm và chia sẻ.
A Di Đà Phật.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.