Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
NHỮNG ĐOÁ HOA LỬA Trong quá trình tu học mỗi hành giả chúng ta nên lấy kinh Kim cang, Bát nhã để làm nền tảng tu học. Người hành giả khi đi vào hành trì hãy biết ngay nơi đó tự tánh thường có, thường biết rõ ràng. Khi chúng ta hít thở ra vào tâm niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Hơi thở và tâm niệm sẽ khế hợp với nhau. Khi tâm người hành giả được an, thì ngay nơi đây chúng ta bắt đầu sẽ thấy rõ ràng như: có người đang tu, có pháp tu, có sự an định, có hỉ lạc. Như vậy tự nhiên trong huân tập sẽ trở thành một chuỗi hiện tướng thể hiện lên, hình thành tứ tướng. Người, pháp = nhân, an định, chúng sinh - hỉ lạc thoải mái, thọ giả. Tứ tướng này chúng ta đã nói qua, nhưng quí bạn đừng ngại nó hãy cứ nhìn thấy nó rõ ràng, hãy biết tự tướng chân thật của nó, mỗi lúc nó sẽ luôn luôn đổi mới. Tứ tướng này nó luôn luôn thể hiện làm sao để thoát nó đây khi trong kinh Kim cang đòi phải ly tứ tướng này. Không có sự ly bao giờ. Ở đây tất cả là hàng phục đem qui nó về nơi tự tánh, qui về với tự tánh là sao? Thật mắc cười. Thật tế đã sẵn có cả không thêm không bớt, không tới không lui gì cả. Khi chúng ta thực hiện tu ngay chỗ đó, biết sự việc đó rõ ràng. Khi đã biết như vậy ngay đó liền mất ngay trước khi cái mới đến. Dường như có đi có đến chứ thật tế cái mới đó đến cũng trong cái biết rõ ràng. Từ cái biết 1 đến 2,3,4,5...cái biết đều không biết sự rõ ràng. Như vậy chúng ta nằm trên cái vị trí rõ ràng đó, thì không có trước không sau, cũng không có người có ta, không chúng sinh cũng không thọ giả vì không có cái tới biết đó. Nếu có cái tôi biết thì tứ tướng sanh khởi. Nghe cũng vậy, ngửi cũng vậy, nếm cũng vậy, thân cảm xúc cũng vậy. Và tất cả sự việc vạn pháp hàng ngày cũng diễn ra như vậy, nó hằng có tự tánh biết như vậy. Buồn, đau, khổ, sung sướng, hỉ lạc. Tất cả cái đó các bạn hãy nhìn thấy rõ tướng của nó. Khi chúng ta nói tham, sân, si hay vạn pháp đi nữa chỉ có nói rồi tưởng ra thôi, chứ thực tế có ai thể nghiệm biết chân thật các tướng đó không. Nếu biết tỉnh giác thì tất cả tự tướng rõ biết đó nó đều như nhau không có trước sau gì cả. Có đau khổ, có đau buồn là tại vì chúng ta để tứ tướng vào, ghép nó vào chứ bản chất chân thật nó không có ai, không có người chịu đựng từ bỏ trong đó, không có chúng sanh tốt xấu, an lạc gì cả. Cho nên không có buồn vui giận hờn si mê thọ giả. Tất cả đều do chúng ta tự tạo nên ảo cảnh, ảo ảnh, vọng tưởng ảo giác mà thôi. Mà những cái đó do chúng ta tự huân tập, do cộng nghiệp nhiều đời mà thành gốc rễ chằng chịt không thể thoát và nhẹ nhàng thấy nó được.
Khi chúng ta đã biết rõ như vậy, hãy để cho (hành) sự vận động nhanh liên tục mang Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Người hành giả khi thọ nhận ban đầu đọc tụng bằng âm thanh sắc tướng ( tướng ngôn ngữ, sắc ngôn ngữ). Qua thời gian dùng thọ niệm - Quí bạn thấy dùng từ này vô lý quá không? Thật tế chúng ta hành sâu vào tâm niệm chúng ta ngồi ngay ngắn, an tĩnh, thân tâm an lạc. Sự an lạc đó nó sẽ nổi lên thần chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Cũng như gió mát thổi trên cơ thể. Thay vì người không tu thấy mát, nhưng người tu theo pháp Thiền quán Mật chú này sẽ thấy những sự lạc, nhẹ nhàng vang lên bằng cảm tưởng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Mặc dù nói thọ niệm nhưng trong ý niệm đó cũng có âm thanh sắc tướng mang Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Sắc và thọ niệm dính vào nhau, nhưng ở đây sắc âm này gọi là “ sắc tịnh âm” cái tịnh của âm thanh. Nhưng ở hai khía cạnh trên sắc, thọ cũng chưa đủ nói lên là người hành giả đó đang thọ niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, mà ngay đây anh “tưởng niệm” quyết định. Nếu ngay đây người hành giả thực hiện được chu kỳ đó thì nghe gió, âm thanh, tiếng động, hình ảnh...đều biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Người hành giả thực hiện được định như thế này sẽ đạt được những quả nhị thiền, tam thiền.
Ngay nơi tâm thức thể hiện tâm lực này thường xảy ra vô số linh ảnh, cảnh giới, thấy ma quỉ, thần tiền, thánh phật, bồ tátv.v... Ở ngay đây người hành giả thực hiện được mật chú Chuẩn đề linh nghiệm, niệm được, thực hiện được như thế phải niệm khoảng 1 triệu biến trở lên. Thần chú Chuẩn đề bắt đầu hoà vào vạn pháp từ từ trở về trên con đường tự tánh thanh tịnh . Ở ngay đây quí vị sẽ lần thấy được năng lực huyền diệu của Mật chú. Ngay đây thiền và Mật không khác. Ở đây nói thấy những hình ảnh, cảnh giới như trên đã mô tả, nếu người hành giả chấp nhận an trú nơi đây thì thể hiện như trên. Còn nếu theo pháp tu Thiền quán Mật chú Chuẩn đề này là phải tu Hiển mật viên thông cứu cánh niết bàn để giải thoát. Và lấy kinh Kim cang, Bát nhã để làm kim chỉ nam thì tất cả những hiện tướng đó là chúng sinh có sắc, không sắc.
Kinh Kim Cang nói đoạn 3 (Chánh tông của Đại thừa).
Văn kinh: Phật bảo Tu Bồ Đề các vị Bồ tát nên như thế mà hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sinh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hoá sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không có hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng ta đều khiến vào vô dư niết bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sinh mà thật không có chúng sanh được diệt độ.
Đoạn kinh văn này chúng ta sẽ lấy cái sự sống của sự toàn giác đức Phật. Đã toàn giác thì ngay nơi đó không có một mai nào dính mắc và không dính mắc cả. Dính mắc và không dính mắc cùng toàn giác ngay nơi đoạn kinh văn này chúng ta sẽ thấy cái sự sống nơi đó. Đức Phật đưa ra những chúng sinh trong bản kinh văn này để chúng ta thấy rõ ràng nơi trong ta có sẵn những chúng sanh trên. Trong đoạn kinh văn này Đức Phật bảo rằng Ngài đã độ tất cả chúng sinh ấy vào vô dư niết bàn rồi Ngài mới thành đạo quả Phật. Nếu như vậy tại sao chúng ta là chúng sanh sanh bằng thai sanh hôm nay lại còn ngồi đây chưa vào vô dư Niết bàn. Ở đây đặt ra nghi vấn trên để thầm bảo chúng ta hãy tự tỉnh giác như với lòng mình. Nếu chúng ta chấp vào văn tự ngữ ngôn của kinh thì chúng ta không bao giờ thấy được cái chân nghĩa của kinh, không thấy được tự tánh thanh tịnh. Căn cứ theo ý thức hệ của chúng ta hiện nay lấy trí thức này để phân ra chín loại chúng sanh thì 4 loại chúng sanh như; loài sanh bằng trứng, loài sanh bằng thai, loài sanh chỗ ẩm ướt, loài hoá sanh. Bốn loại chúng sanh này trong tâm của người chưa có công phu tu tập, loại phàm phu người bình thường nào cũng có. Còn 5 loại chúng sinh như loài có sắc, không hình sắc, có tưởng, không tưởng, vừa có tưởng vừa không tưởng. Năm loại chúng sanh này là có công phu tu tập. Khi hành giả tu tập sẽ thấy những chúng sanh này. Đây là sơ lược qua những ý niệm danh tự của chín loại chúng sanh trong tâm chúng ta, nó được nằm sâu trong tàng thức của chúng ta qua từng giai đoạn tu học, từng cấp độ tư tưởng mà nhìn thấy biết nó qua kinh Kim cang. Còn về phần thô ở thế gian này loại sanh bằng trứng như; gà, vịt, chim v.v...loài sanh bằng thai như con người, heo, ngựa, bò v.v... sanh nơi ẩm thấp; lăng quăng, trùng... loài hoá sanh như những loại vi trùng, vi khuẩn,v.v...Đây là phần thô hình tướng. Còn đi sâu vào công phu tu học chúng ta sẽ thấy những chúng sanh có hình sắc, không hình sắc, có tưởng, không tưởng, vừa có tưởng vừa không tưởng. Dù thô, dù tế, hình tướng không hình tướng, tưởng cùng tưởng...tất cả cũng nằm trong tâm chúng ta cả. “ Vạn vật duy tâm, vạn pháp duy thức” Duy thức học diễn giải ngay đây. Tất cả những kinh Phương Quảng Đại thừa của Đức Phật không nói gì ngoài tâm. Vì tâm và vật không khác. Để đi vào thực trạng của tâm thức từ đó ta sẽ có một sự sống tỉnh thức hơn.
1. Loài sanh bằng trứng (noãn sanh) như gà, vịt, chim ...loài này mang một nghiệp lực nhân quả nhiều đời kiếp mà hình thành nên. Do sự ôm ấp, chấp giữ si mê. Từng ôm ấp một hoài bão tình yêu, ước mơ nhưng không thành hiện thực, không thực thi được...trứng đẻ ra không thành con được, rồi những sự ràng buộc bảo thủ một lớp tập khí bao quanh những nỗi niềm suy nghĩ thí như muốn mua cái này, mua cái kia, muốn làm điều này điều kia nhưng chưa thực hiện được. Những ý niệm đó trong tâm chúng ta nó xảy ra hiện thực trong tâm chúng ta, ngay nơi đó hãy đưa nó về vô dư niết bàn. Đem nó về với niết bàn kia là làm sao? Không phải làm gì cả mà chỉ biết rõ ràng như thế thôi thì chuyện đó không sinh khởi nữa. Mà muốn được làm như vậy thì chúng ta phải hiểu ngay nơi đoạn kinh này Đức Phật nói ngay cái ý là những vị Bồ tát lớn mới làm được chuyện đó. Ngay nơi ý này Đức Phật chỉ cho chúng ta là Ngài nói chúng ta muốn độ được những chúng sinh vào vô dư y niết bàn thì ngay nơi đó Bồ tát đó phải ở ngay vị trí vô dư y niết bàn. Bồ tát lớn đó ngay vị trí đó phải là những vị Bồ tát ngay nơi hàng thập địa Bồ tát thấy rõ bản tánh thanh tịnh, biết rõ ràng tất cả các pháp đều là Phật pháp, chúng sanh niết bàn, phiền não không khác sức sống tỉnh giác thực tại rõ ràng hằng có. Nghĩa là chư Bồ tát lớn đó đã ở trong vô dư y niết bàn. Vị trí của Ngài là như vậy thì chúng sanh tất là niết bàn. Ngagy nơi kinh Kim cang này Đức Phật chỉ nói cách sống thực tại, sống thực tại như vậy thì chúng sinh cũng thực tại như vậy không khác, cho nên không có một chúng sanh nào diệt độ cả. Vì sự sóng thực tại rõ ràng đó không có đức Phật, chúng sinh phiền não. Chỉ có sự sống thực tại thôi không khác. Ngài chỉ sống thực tại trí huệ bừng sáng rõ ràng đó để tất cả chúng sanh trong tâm ấy hiện ra trong ánh sáng giác ngộ thực tại đó. Thì tất cả chúng sanh đều được trí huệ thực tại đó đó. ĐỘ như thế thì không có một chúng sanh nào độ cả. Vì ngay nơi đây không có tứ tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, niết bàn phiền não cũng không có cái có và không có thực tại ngay nơi đó.
2. Loài sanh bằng thai ( thai sanh). Những chúng sanh này ta thấy như con người, con trâu, bò, chó, mèo ...vừa sanh ra là có liền. Còn trong tâm chúng ta khi khởi nghĩ một chuyện gì thì làm ngay, tính mua một món này, bán sẽ lời được một đồng. Vừa nghĩ thực hiện ngay được một đồng. rất nhiều ý niệm lăng xăng trong đầu chúng ta khi suy nghĩ liền thực hiện được. Thực hiện ngay tất là chúng sanh “thai sanh”. Những tâm thức này khi thể hiện trong tâm ta, chỉ thấy rõ ràng như vậy thôi, biết rõ ràng thì nó bình thản tự nhiên không vướng bận, không chấp bỏ...( vì chúng ta đang ở vị trí bản tánh thanh tịnh vô dư y niết bàn)
3. Loài sanh chỗ ẩm ướt ( thấp sanh). Những chúng sanh sanh ra như lăng quăng rồi sanh muỗi, sanh trứng nước, rong rêu...Còn chúng sanh sanh ra từ nơi ẩm ướt trong tâm chúng ta là như thế nảo? Cha chết, mẹ chết, đau đớn, tình ái, thất tình, thương phận sinh ra nước mắt, nước mắt sanh ghèn, đỏ mắt, đau mắt...những tình cảm luyến ái đau khổ, sự ma sát cảm thọ của tâm sinh lý sinh ra tinh ; nước mắt, mồ hôi, nước giãi, nước tiểu... Chúng sinh sanh ra từ ẩm thấp, ẩm ướt này trong tâm thức rất nhiều người hành giả chúng ta tu nên tĩnh tâm tỉnh thức biết rõ nó. Tất cả những loài chúng sanh trong tâm chúng ta sanh khởi nên gởi cho chúng Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Khi tất cả chúng sanh thể hiện lên trong tâm chúng ta, ngay nơi đó biết rõ Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Mặc dù đây cũng là pháp tu, những thần chú này không có nghĩa gì cả, thần chú này cũng là vô tướng, cho nên người hành giả chuyên tu đến giai đoạn thức ý niệm, tức biết khắp mọi nơi là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm và trên bề mặt của các pháp khổ vui đều biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm thì vạn pháp là một, một là vạn pháp không hai. Ngay nơi đây cũng không phiền não, khong niết bàn thì cũng không tứ tướng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả gì cả. Vì chỉ có biết rõ ràng thôi.
Sửa bởi quản trị viên 23/06/2014 lúc 09:21:21(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |