Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nhuận giác  
#1 Đã gửi : 15/08/2014 lúc 01:06:50(UTC)
nhuận giác

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 13-08-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 4 lần trong 4 bài viết


- Phần đông chúng ta ngày nay đều phúc mỏng, nghiệp dầy nên mới sinh vào thời vắng bóng Phật tại thế. Ngoài môn Niệm Phật A Di Đà cầu vãng sinh Tịnh độ mà tu các Pháp môn khác có thể tăng trưởng được phúc trí, nhưng vẫn khó tránh khỏi được Luân hồi Sinh tử. Chỉ duy có Pháp môn Tịnh độ, tuy thời nay ít người chứng được Nhất Niệm Tam muội như xưa, nhưng vẫn có thể nương vào nguyện lực của mình và bản nguyện của Phật A Di Đà mà “đới nghiệp vãng sanh”, và khi đã tới được cõi Cực lạc Tây phương thì không còn sợ bị đọa lạc nữa, vì đã nhờ được hoàn cảnh thuận lợi thường được gặp Phật, nghe Pháp nhiệm mầu để tiến tu đến quả vị Vô sanh. (Đại Sư Ấn Quang)
- Trong đời Mạt pháp, ức ức người tu hành, ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương theo pháp môn Niệm Phật mà thoát luân hồi. (Kinh Đại Tập)
- Mạt pháp về sau, các Kinh diệt hết, chỉ còn lưu bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sanh. Nếu kẻ nào không tin, tất sẽ bị đọa Địa ngục. (Thiên Như Thiền Sư)
- Đời tương lai Kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng Từ bi thương xót, riêng lưu trụ Kinh này (Vô Lượng Thọ Kinh) trong khoảng một trăm năm. Nếu chúng sanh nào gặp Kinh này, tùy ý sở nguyện, đều được đắc độ. (Kinh Vô Lượng Thọ)

nhuận giác  
#2 Đã gửi : 18/08/2014 lúc 02:22:05(UTC)
nhuận giác

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 13-08-2014(UTC)
Bài viết: 0

Được cảm ơn: 4 lần trong 4 bài viết
Thời kỳ này dù tu pháp môn nào cũng cần phải kiêm thêm niệm Phật và phát nguyện cầu sanh Cực lạc mới mong sớm giải thoát.
Pháp Chiếu vào Trúc Lâm Tự: Pháp Chiếu được coi là Tổ thứ tư của Tịnh Độ Tông. Ngài thuộc đời nhà Đường, không rõ năm tháng sinh và quê quán. Có lần trụ tại Vân Phong Tự ở Hành Châu, tu hành rất tinh cần, một hôm trong Tăng Đường, bỗng trong bát cháo nhìn thấy mây lành ngũ sắc, trong mây hiện hình chùa núi. Trong khoảng 50 dặm về phía đông bắc của chùa có ngọn núi, dưới núi có khe suối, phía bắc khe suối có cửa đá. Vào trong khoảng năm dặm có ngôi chùa, tên trên bảng vàng đề: "Đại Thánh Trúc Lâm Tự". Tuy mắt thấy rõ ràng, song tâm vẫn không dứt khoát được. Hôm khác vào lúc trai thời, lại thấy trong mây ngũ sắc ở trong bát hiện hình các chùa ở Ngũ Đài, mặt đất toàn là vàng ròng, không hề có núi rừng uế ác, mà đều là lầu gác ao đài bằng các báu trang nghiêm. Thấy ngài Văn Thù ở giữa cả vạn thánh chúng, lại thấy hiện ra tịnh độ của chư Phật. Ăn xong rồi mới biến mất. Pháp Chiếu tâm nghi chưa dứt khoát được, bèn hỏi thăm chư Tăng có ai từng đến Ngũ Đài Sơn chưa? Có hai thầy Gia Diên và Đàm Huy từng đến đó. Thuật lại thì đúng như những gì ngài thấy trong bát. Sau đó ngài ở Hành Châu Hồ Đông Tự, trong có một đài cao, lập đạo trường "Ngũ Hội Niệm Phật" trong vòng chín tuần lễ. Một hôm thấy mây lành che phủ đài tự, trong mây có các lầu gác, trong lầu có các phạn tăng, mỗi vị cao lớn đến cả trượng, cầm tích trượng hành đạo. Khắp vùng Hành Châu đều thấy Phật Di Đà, cùng Văn Thù Phổ Hiền, một vạn Bồ Tát, đều có mặt trong hội ấy, thân các ngài cao lớn. Ai nấy đều bi hỉ lễ lạy, cho đến khi cảnh tây phương diệt mất. Chiều hôm ấy, ngài gặp một ông lão ngoài đạo trường, bảo rằng: "Trước kia thầy phát nguyện đến thế giới Kim Sắc, để được gặp Đại Thánh, nay sao chưa đi đi?" Ngài ngạc nhiên hỏi: "Thời khó đường xa, làm sao để đi đây?" Lão nói: "Cứ việc đi, đường đi chắc chắn không có gì trở ngại." Nói xong biến mất. Ngài kinh ngạc, trở vào đạo trường chân thành phát nguyện lại mãn hạ sẽ lên đường, dù băng hà núi lửa, cũng không bao giờ thối lui. Ngày 13 tháng 8 năm đó lên đường cùng vài vị đồng chí hướng, quả nhiên không có gì trở ngại. Ngày 5 tháng 4 sang năm mới đến huyện Ngũ Đài, xa thấy phía nam Phật Quang Tự có vài đạo bạch quang. Hôm sau đến Phật Quang Tự, thì đúng y như đã thấy trong bát. Canh tư đêm ấy, thấy có đạo hào quang từ Bắc Sơn chiếu thẳng xuống... ngài bèn chỉnh đốn oai nghi, tìm theo hào quang đến phía đông bắc cách chùa khoảng 50 dặm, thì thấy có núi, dưới núi có khe suối, phía bắc khe suối có cửa đá, thấy có hai người hầu khoảng tám chín tuổi dung mạo đoan chính, đứng ngay nơi cửa, một gọi là Thiện Tài, hai kêu Nan Đà. Khi gặp ngài rất vui vẻ, chào hỏi đâu đó, rồi mời vào cửa. Vào rồi đi về phía bắc khoảng năm dặm, thấy một lầu cửa vàng. Đến gần cửa thì ra là một ngôi chùa, trước chùa có bảng hiệu lớn bằng vàng đề "Đại Thánh Trúc Lâm Tự", y như những gì đã thấy trong bát... Ngài vào trong chùa, đến Giảng Đường, thấy Văn Thù ở bên phía tây, Phổ Hiền ở bên phía đông, mỗi ngài đều ngồi trên sư tử tòa. Âm thanh nói pháp rành mạch rõ ràng. Hai bên Văn Thù cả vạn Bồ Tát, vây quanh Phổ Hiền cũng vô số Bồ Tát. Ngài bước đến trước hai bậc thánh, lễ lạy hỏi rằng: "Phàm phu thời mạt, cách xa thời Thánh, tri thức dần ít, cấu chướng thêm sâu, Phật tính không sao hiển hiện. Phật Pháp bao la, không rõ tu hành phải pháp môn nào mới là ách yếu nhất? Duy nguyện Đại Thánh đoạn nghi cho con." Văn Thù trả lời: "Ông nay niệm Phật, thì giờ đây chính đúng lúc ấy. Các môn tu hành không gì hơn niệm Phật, cúng dường Tam Bảo, phúc và huệ cùng tu. Hai môn ấy chính là thiết yếu bậc nhất. Tại sao vậy? Ta trong kiếp quá khứ do nhân nơi chiêm ngưỡng Phật, do nhân nơi niệm Phật, do nhân nơi cúng dường, mà nay đắc nhất thiết chủng trí. Thế nên tất cả các Pháp, Bát nhã Ba la mật, thậm thâm thiền định, cho đến chư Phật, đều từ niệm Phật mà sinh. Mới rõ niệm Phật là vua trong các Pháp. Ông phải thường niệm vô thượng Pháp Vương, khiến không ngừng nghỉ." Ngài lại hỏi: "Phải niệm như thế nào?" Văn Thù nói: "Ở phía tây thế giới này có Phật A Di Đà, nguyện lực của Phật ấy bất khả tư nghì, ông hãy niệm ngài đừng để gián đoạn. Sau khi mạng chung, chắc chắn sẽ vãng sinh, vĩnh viễn không thối chuyển nữa." Nói lời ấy xong, cả hai Đại Thánh đều duỗi tay vàng xoa đỉnh của ngài, để mà thọ ký: "Ông do niệm Phật mà không bao lâu sẽ chứng vô thượng Bồ Đề. Nếu thiện nam nữ nào nguyện mau thành Phật, thì không gì bằng niệm Phật, mới mau chứng được vô thượng Bồ Đề." Nói xong, hai vị đại thánh cùng nói lên kệ. Ngài được nghe rồi, hoan hỉ phấn chấn, lưới nghi trừ tuyệt, lễ lạy chắp tay. Văn Thù nói: "Ông có thể đi thăm Bồ Tát Viện để tuần tự lễ bái." Ngài y lời dạy thuần tự chiêm lễ đến vườn cây bảy báu... hái quả mà ăn. Ăn xong, thân tâm sảng khoái, đến trước hai Thánh lễ lạy thối từ... Hai trẻ hầu đưa ra đến ngoài cổng, lễ lạy xong, ngẩng đầu lên thời không còn thấy gì nữa... (mới lập thạch ký đến nay vẫn còn). Đến ngày 13 tháng 4, ngài cùng hơn năm mươi vị tăng đồng đến hang Kim Cương, chỗ Vô Trước gặp Đại Thánh, thành tâm lễ ba mươi lăm Phật danh. ngài vừa lễ được mười lần, bỗng thấy chỗ ấy khoảng khoát nghiêm tịnh, cung điện lưu ly hiện ra. Văn Thù, Phổ Hiền, một vạn Bồ Tát, cùng Phật Đà Ba Lợi, đồng ở tại một chỗ. Ngài chứng kiến xong, tự mình rất vui mừng, theo chúng quay về chùa. Canh ba đêm đó, ở lầu tây của Hoa Nghiêm Viện, bỗng thấy nơi lưng chừng núi phía đông chùa có năm ngọn đèn thánh to lớn, ngài nguyện thầm xin phân thành trăm ngọn, tức phân thành trăm ngọn, lại xin phân thành ngàn, tức phân thành ngàn, biến khắp mặt núi. Ngài lại một mình tìm đến hang Kim Cương nguyện gặp Đại Thánh. Đến nơi vừa hết canh ba, thấy vị phạn tăng, xưng là Phật Đà Ba Lợi, dẫn ngài vào Thánh Tự... Đến đầu tháng 12, ngài ở Hoa Nghiêm Viện thuộc Hoa Nghiêm Tự nhập niệm Phật đạo tràng, nguyện không ăn uống, thệ sinh tịnh độ. Đến ngày thứ bảy mới vào đêm, ngay lúc đang niệm Phật. lại thấy có vị phạn tăng bước vào đạo tràng nói rằng: "các cảnh giới của Đài Sơn mà ông đã thấy, tại sao không nói ra?" Nói xong biến mất. Ngài không rõ ông tăng ấy, và cũng không có ý muốn nói. Hôm sau, vào buổi xế chiều, ngay lúc đang niệm tụng, lại thấy có vị phạn tăng khoảng tám mươi tuổi, nói với ngài rằng: "Những điều linh dị mà thầy thấy ở Đài Sơn tại sao không lưu bố cho chúng sinh hay biết, cho họ được thấy nghe mà phát Bồ Đề tâm, đạt được đại lợi lạc?" Ngài nói: "Thật sự tôi không có tâm che đậy Thánh Đạo, mà do sợ họ nghe rồi sinh nghi ngờ hủy báng, thế nên mới không nói." Ông tăng nói: "Đại Thánh Văn Thù hiện đang ở núi này mà còn bị người ta nghi báng, huống gì là các cảnh giới mà ông thấy. Chỉ cần chúng sinh ai thấy nghe được mà phát tâm Bồ Đề, thì hãy vì họ mà làm duyên trống độc." Ngài nghe nói vậy rồi, nên tùy theo trí nhớ mà ghi chép ra... Sau Ngài cũng y theo chỗ mình thấy đề bảng hiệu Trúc Lâm Tự mà kiến lập nên một ngôi danh lam, cũng lấy tên là Trúc Lâm Tự. Mấy năm sau, ngài lại được thấy Đại Thánh hiển ứng lần nữa tại Đông Đài. Lần này ngài cùng với tám vị đệ tử đồng thấy ánh sáng trắng chiếu sáng ở Đông Đài, rồi có mây lạ nổi lên, mây tán ra thấy ánh sáng ngũ sắc chiếu sáng. Trong ánh sáng có hào quang tròn màu hồng, thấy ngài Văn Thù cưỡi thanh mao sư tử. Lúc ấy, tuyết lất phất bay, và hào quang tròn ngũ sắc tỏa rộng ra khắp sơn cốc...
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.