Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
Originally Posted by: hoailinhvy Xin chào thầy và các đạo hữu,
Trong quyển mật tông của hòa thượng Thích Viên Đức, thần chú chuẩn đề trích viết: "Nam mô tát đa nẩm, tam miệu tam bồ đề, cu tri nẫm. Đát điệt tha, Om Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẫn đề, ta bà ha." (không có Bộ Lâm)
Thần chú chuẩn đề vốn dĩ đã oai nghiêm, mạnh mẽ và năng lực vi diệu theo tâm nguyện thì ai tụng chú này đủ số biến (tùy theo căn nghiệp) có công năng diệt trừ trọng tội trong vô số kiếp. Một số vị kèm theo chú "Bộ Lâm" vào (các vị nói để mau thành tựu). Cho con được đặt 1 số câu hỏi:
1/ Thần chú của Phật bộ theo tâm lực của chư phật vi diệu như vậy, sao lại có việc kèm theo chú khác để nhanh hơn. 2/ Thần chú như 1 phương tiện. Các vị sử dụng phương tiện thì phải biết điều khiển, không thì chưa tới đích đã té ngã, không lợi mà còn sinh hại. Nếu thật chú "Bộ Lâm" làm mau thành tựu chú chuẩn đề, giống như chúng ta dùng 1 phương tiện tốc độ cao hơn (kèm chú Bộ Lâm). Há chẳng phải người điều khiển kém sẽ gặp rủi ro cao hơn?
Con kiến thức còn nông cạn, nếu con đặt câu hỏi có gì sai, mong các vị bỏ qua. Xin giúp con trả lời câu hỏi này. Thành thật cảm ơn Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát.
BẢN CHẤT CỦA NƯỚC
Diễn đàn Tâm mật là một diễn đàn chuyên tu về Mật chú Chuẩn Đề và trên bước đường thực hành cùng hành đạo luôn thể hiên Ngũ Bộ Chú.
Ngũ bộ chú có những dòng tu người hành giả chuyên tu niệm chung . Úm Lam – Úm Xỉ Lâm – Om Ma Ni Pad Mê Hum – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha - Bộ Lâm, phương pháp tu này người hành giả đọc xuyên suốt 5 mật chú trên tính thành 1 niệm. Ngay nơi tu niệm như vậy hành giả được chư Tổ, Thầy của quí vị đó truyền trao lại với khẩu quyết, và khi trì niệm như vậy là khi trì niệm như vậy không có phân biệt ngay nơi đó là tâm chú này, tâm chú kia, tâm chú khác. Họ không có sự sai biệt ngay tâm thức nơi ấy. Với sự nhất tâm tu học người hành giả sẽ đi về với tự tánh thanh tịnh của mình để giải thoát. Phương pháp này được truyền dạy rất lâu xa trong vô lượng kiếp và gần đây nhất ở ngay sự truyền dạy của chư Đức Phật cùng những vị tổ thầy cũng dạy như vậy. Để trở lại vấn đề của bạn đã đặt câu hỏi là :
”1/ Thần chú của Phật bộ theo tâm lực của chư phật vi diệu như vậy, sao lại có việc kèm theo chú khác để nhanh hơn.
2/ Thần chú như 1 phương tiện. Các vị sử dụng phương tiện thì phải biết điều khiển, không thì chưa tới đích đã té ngã, không lợi mà còn sinh hại. Nếu thật chú "Bộ Lâm" làm mau thành tựu chú chuẩn đề, giống như chúng ta dùng 1 phương tiện tốc độ cao hơn (kèm chú Bộ Lâm). Há chẳng phải người điều khiển kém sẽ gặp rủi ro cao hơn?”
Bạn đặt vấn đề câu hỏi là thần chú Chuẩn đề " ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA" có năng lực vi diệu như vậy sau lại con kết hợp “ BỘ LÂM” Nhất tự Đà la ni để cầu năng lực của “ Bộ Lâm” để mau đạt thành. Bạn muốn nhấn mạnh một điều rằng kết hợp như vậy có đi nhanh quá không, há chẳng phải người điều khiển kém coi chừng té?
Từ phương pháp tu Ngũ Bộ Chú bạn đã thấy rồi, vì sao người ta không phân biệt chú này chú khác. Vì tất cả tâm chú của chư Phật nói ra đều tự tâm thanh tịnh của Chư Phật, ngay nơi đây cũng vậy. Mật chú Chuẩn đề là tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề là tâm của Đức Phật, tâm chú này còn gọi pháp thân vi diệu của Tỳ Lô Giá Na. Vì Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề là pháp thân ấy. Nếu là pháp thân Phật thì từ quá khứ, vị lai, hiện tại ở mỗi vị Phật đều có tâm ấy cả. Như vậy tâm Phật vi diệu không có sự ngăn ngại thời gian, không gian, không có một vật, một pháp nào nơi đó cả. Ba đời Tam thế chư Phật như nhau. Mật chú mạt pháp Nhất tự Đà la ni “ Bộ lâm” là trí huệ của chư Như lai. Đã là trí huệ của chư Chư lai thì có vật gì vướng mắc, có gì ngay nơi đó, ba đời chư Phật cũng đồng đẳng. Như vậy Mật chú, tâm chú của Đức Văn Thù Sư Lợi, tâm chú của Phật Mẫu Chuẩn Đề bạn thấy gì nơi đó? Chúng ta chưa thấy, chưa đến đó, chưa thâm nhập vào trí tuệ pháp thân đó đừng khẳng định, đừng phân biệt nơi đó. Tất cả những đại sự nhân duyên của Chư Phật, chư Tổ thể hiện ra đều có một có duyên của nó. Với trí huệ của chúng ta là một loại trí huệ của sự trầm luân phân biệt gợn động, một loại ánh sáng đó so với ánh sáng của vầng nhật nguyệt...
Ngày xưa có một số người, một số người đông hơn nữa họ chia nhau, tranh cãi về biển cả. Họ tranh cãi nơi đất liền không xong, không đủ, để giải toả lòng tham, sân, si của họ ( Vì tham lam sanh lợi, quyền lợi sự hiểu biết của mình mà tranh cãi là tham. Vì sự si mê không biết biển cả chỉ là nước , dù là biển Ấn độ dương hay Thái bình dương...bản chất của chúng cũng chỉ là nước. Do tham và si như vậy ai cũng có một cái lý của họ, không ai chịu thua ai cả sanh ra cự cãi nóng giận thành lòng sân phủ đầy trong tâm họ) đành phải kéo nhau ra biển cả để thực chứng , họ cứ đi, đi mãi mãi biển cả vẫn bao la đối với phương tiện chiếc thuyền nhỏ bé. Họ cứ như vậy đến ngày này qua ngày nọ, biển cả vẫn mênh mông không đem lại được sự giải toả là biển nào lớn, biển nào nhỏ, biển nào lợi ích, biển nào không lợi ích...cứ đi cứ tranh cãi để những cái bóng văn tự trong đầu của họ, cho đến một lúc giông bão kéo đến sóng to, gió lớn những chiếc thuyền ( phương tiện) ấy không đủ để cứu thoát họ, cuối cùng họ bị chôn vùi trong biển cả mênh mông. Như vậy họ chưa hiểu gì là biển cả mà vội nóng giận, tham, sân ,si để tự tạo dựng cho mình nghiệp quả. Biển khi sóng lặng gió êm, nó để lại cho người sự êm dịu mát mẻ và nước ấy nói lên những vầng thơ, điệu nhạc, những lời ru êm ả, nước biển đó chuyên chở nâng đỡ những con người, những chiếc thuyền đem lại sự lợi ích cho con người chúng sinh. Khi nó nóng giận cũng dữ tợn vùi dập và đem lại sự tác hại, đem lại sự khổ đau. Lòng người chúng ta như biển cả mênh mông ấy. Bản chất nước ấy như tâm tánh trí của chư Phật, bản chất của nước ở đâu cũng có cả. Trong sự nóng giận của biển cũng có nó, trong sự êm ả của biển cũng có nó. Dù cho sóng cao đến cách mấy giận dữ cách mấy, bản chất của nước đó cũng không sai khác. Cũng vậy êm ả, bình yên cỡ nào đi nữa, bản chất nước ấy vẫn không sai khác. Người biết về biển họ đã nhìn thấy bản chất của nước không ấy, nhìn thấy sự vô thường của biển cả, họ vì lòng đại từ, đại bi muốn chỉ, muốn cứu giúp những người đi biển đang sống trên biển những điều là: coi chừng biển giận dữ, làm như thế này để thấy biển êm dịu, sóng gió to vào bờ tránh, biển êm ra khơi, hãy nương theo dòng nước, nương theo gió để được đi mau chậm. Đó là lòng đại từ, đại bi mà người đó nói như vậy, chứ thật ra về với bản chất của nước không có sự sai biệt nơi đó.
Bài viết này ngụ ý mong cho ai đó đang đi biển, đang sống trên biển đừng vì một lý lẽ, một cái gì đó xuất phát từ lòng tham, sân, si như những người tranh cãi trên biển kia mà quên mình đang ở trên biển cả mênh mông có đầy đủ sóng gió, đầy đủ sự êm ả. Sóng gió, êm ả là hai bên hãy trở về nhìn thấy bản chất của nước để được mọi điều lợi ích.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu Chánh Trí
Sửa bởi người viết 14/10/2014 lúc 09:03:23(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|
4 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
|