Danh hiệu: Administration
Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC) Bài viết: 1,390
Cảm ơn: 757 lần Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
|
Ý niệm giới – định – huệ trong pháp tu Thời kỳ đầu của Phật pháp thời đức Phật còn tại thế giới luật chưa được đặt ra, vì thời kỳ đó tăng đoàn là một tập thể hòa hợp thanh tịnh chưa có tham cầu dục vọng hữu lậu, nhưng do sau này tăng đoàn phật giáo phát triển rộng lớn đời sống bắt đầu hỗn tạp ô nhiễm do sự cung dưỡng của vua chúa, đại thần, dục vọng tham cầu hữu lậu lo cho bản thân sanh khởi, nên Đức Phật đã chế ra giới luật để bảo vệ tăng đoàn. Thời nay thông thường người hành giả của những tông phái khác khi quy y, xuất gia thường phải thực hành trai giới tinh nghiêm. Nếu là Phật tử tại gia người nhận 3 giới, ngũ giới hoặc thập giới tùy theo tâm nguyện mỗi hành giả. Nhưng tất cả những giới đó đều hướng và bảo vệ con người, bảo vệ sự thanh tịnh an lạc, tránh những chủng tử hữu lậu phát sanh đưa con người đọa lạc vào đường dữ. Tức hành giả y theo giới luật mà giữ giới, tự huân tập những chủng tử tốt rồi từ đó phát khởi những điều thiện lành, giới luật như bức tường lửa ngăn những chủng tử ác phát triển, tạo ra môi trường điều kiện thuận lợi để những chủng tử thiện lành sanh trưởng phát triển từ đó người hành giả không ngừng tinh tấn trên con đường tu tập giải thoát.
Ví dụ những chủng tử thiện ác vô ký, những tập khí nhiều đời huân tập là con khỉ hoang dại nó được nhốt trong 1 cái lồng, là thân tứ đại của ta. Vì nó hoang dại chưa được thuần hóa bằng phật pháp, bằng giới luật, thành ra mỗi lần nó nổi điên đòi này kia, tức cái ý thèm ăn món ngon, khi cái ý tác động làm chủ dẫn dắt, thân ta sẽ chuyển động đi tìm đến cái món ăn đó để thỏa mãn cơn thèm, hoặc tìm đủ mọi cách để thỏa mãn bằng được cơn thèm đó, ta sát sanh, hại vật, và theo trình tự cứ như vậy là sự lặp lại của tập khí, là sự huân tập thêm những chủng nghiệp mới. vì u mê ta bị nó dẫn dắt. Vậy ta cứ đi mãi đi mãi trong một vòng tròn trùng trùng duyên khởi.
Nhưng là người phật tử trì trai giữ giới tinh nghiêm ta có chánh kiến, chánh tư duy, ngay chỗ thèm ăn đó ta thấy rõ được nhân quả vô thường mà dừng sự tạo tác của ý. Vậy là ta đã bảo vệ được chính mình không phạm giới, tạo môi trường tốt lành xung quanh ta.
Đối với hành giả tu mật chú Chuẩn Đề, khi bạn nhận lễ quán đảnh, thọ nhận thần chú cũng chính là bạn đang làm lễ quy y, cũng chính là bạn đang thực hiện “giới tâm” ngay chính nơi mình, giữ được tam nghiệp; thân, khẩu, ý thanh tinh. Vì hàng ngày khi bạn thực hiện thiền quán mật chú Chuẩn Đề thực hiện tam mật gia trì – Tức miệng niệm thần chú, tay kiết ấn, tâm quán tưởng linh phù. Hàng ngày bạn thực hiện liên tục như vậy năng lực từ tâm phát khởi, thì miệng hàng ngày trì niệm thần chú, phạn âm, cổ ngữ , không bao giờ người hành giả có thể buông được những lời ác độc, không bao giờ buông những lời mắng chửi hại người, vọng ngữ, nói dối. Nếu người nào tu hành lâu năm mà còn dùng những lời lẽ như vậy để hại người, hại chúng sanh thì thực tế họ chưa chuyên sâu gì mấy. Vì năng lực mật chú từ tâm phát khởi tâm bạn rộng mở yêu thương tất cả không có sự chấp người chấp ta, thì làm sao có những lời lẽ ác độc để hại bất kỳ một ai đó, Hơn nữa người hành giả khi chuyên sâu về mật chú ở họ toát lên sự yêu thương chan hòa ra ngoài xã hội được nhiều người kính tin, lời lẽ từ tốn phong thái điềm nhiên thong dung, đó cũng chính là phép kính ái mà năng lực vi diệu của mật chú Chuẩn Đề đem lại.
Tay hàng ngày bạn kiết ấn vẽ phù thì không bao giờ bạn có thể ra tay giết hại chúng sinh, hoặc có hành động làm tổn hại đến ai, hoặc có hành động lấy đồ không phải là của mình. Tâm ý bạn quán linh phù, mà linh phù là những nét vẽ được chư cổ Phật ba đời trong định tĩnh như như, khởi lên những nét vẽ linh phù đó, nó mang đầy lòng từ bi yêu thương chúng sanh, thì ý của bạn thường xuyên quán tưởng linh phù đó, trong phút giây định tĩnh đó, bạn không bao giờ có thể khởi lên ý ác hại người, hại chúng sanh, tà dâm, tham ái. Vì khi bạn thực hiện tam mật gia trì tương ưng cũng chính là những giây phút bạn tịnh tu, thanh tịnh thể nhập với chư Phật, tâm hồn bạn thấm đượm cái bi, cái trí, cái huệ của chư Phật, Bồ Tát, năng lực từ tâm phát khởi, tình yêu thượng đế từ tâm phát khởi, ngay chỗ đó bạn đã, đang thực hiện “giới tâm”. Khi đã có giới từ tâm rồi thì tự khắc thân, khẩu, ý của bạn thanh tịnh, giữ giới. Vậy khi bạn không thực hiện giới luật những tự tâm bạn đã thực hiện giới luật. Tổ Đạt Ma nói Phật chẳng tụng kinh Phật chẳng giữ giới Phật chẳng phạm giới
Phật là người đặt ra giới luật mà Tổ Đạt Ma nói Phật chẳng tụng kinh, giữ giới, phạm giới. Nghe đến đây chắc có rất nhiều thắc mắc và hiểu lầm. Đến bản thân Tôi do trí ngu cũng đã từng nghĩ vậy. Tại sao Phật lại chẳng tụng kinh, giữ giới, phạm giới? Vì phật ở đây chính là thể thanh tịnh, như như, thấy tâm tức thấy Phật, khi mọi vọng niệm lặng xuống đó chính là lúc thấy Phật, nếu còn tìm cầu bên ngoài thì coi như chưa thấy tánh, chưa thấy tánh thì con đường đến với Phật còn rất xa. Vì là bản tánh thanh tịnh thì Phật đâu có tụng kinh, giữ giới, trì trai, mà Phật chẳng phạm giới. Ngài thấy rõ được tướng vô thường thì đi trong nhiễm nhơ mà đâu có nhiễm nhơ. Còn chúng ta, mang cái thân ô chược đầy nghiệp chướng, chưa thấy được bản tánh thanh tịnh, còn bị nhân duyên lôi kéo, còn chấp ta chấp người, năng sở, thường đoạn, mê đắm vào pháp, còn bị u minh che lấp, nay không biết khéo dùng phương tiện pháp môn – Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm, để tìm về nẻo tâm nơi mình. thì dù có tụng kinh, giữ giới, trì trai thì cũng là vô ích, chỉ như chủng tử phước hữu lậu đời sau chưa đến được Phật nơi mình.
cuiyang07 Mật tông hiệu: Liên Hoa Pháp Hỷ |
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH |
7 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
|
|