Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 21/01/2016 lúc 09:52:29(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
UserPostedImage


Trích giảng kinh Kim Cang


Lời nói đầu



“Như Lai nói vọng niệm trong tánh của chúng sinh như vi trần có trong ba ngàn Đại Thiên thế giới. Tất cả chúng sinh bị vọng niệm như vi trần sanh diệt không ngừng che khuất tánh phật, nên không được giải thoát. Bên trong từng niệm chân chánh thực tập hạnh Bát nhã Ba la mật thì phiền não, vọng niệm không còn và pháp tánh liền thanh tịnh.
Vọng niệm không còn thì chẳng phải vi trần đó gọi là vi trần, rõ chân tức vọng, rõ vọng tức là chân, chân vọng đều mất tiêu thì đâu còn pháp nào nữa, nên gọi đó là vi trần. Trong tánh không có trần lao ( phiền não) tức thế giới của Phật. Trong tâm có trần lao ( phiền não) tức thế giới của chúng sinh. Rõ các vọng niệm vốn vắng lặng nên nói là chẳng phải thế giới. Chứng được pháp thân của Như Lai, thấy tất cả cõi nước nhiều như vi trần, ứng dụng độ sanh không có phương sở đó gọi là thế giới”.
Lục tổ Huệ Năng.

Đây là lời nói chân thật trong tự tánh thanh tịnh của một vị hoàn toàn chứng ngộ, đã thấy được thế giới chư Phật trong tự tánh thanh tịnh, chứng ngộ được thế giới trần lao của chúng sinh. Tất cả không ngăn mé phương sở thật là thế giới – Trích đoạn của một nội dung trong quyển “ Kinh Kim Cang” do Lục Tổ Huệ Năng giảng dạy. Ngài giảng dạy thật chân thật, ứng với tự tánh thanh tịnh ngắn gọn ngay nơi kinh văn mà không thấy kinh văn. Ngay nơi ấy chân tánh hiển bày thật là một pháp bảo không thể suy lường trong trí tuệ siêu việt ấy. Ngài luôn với lòng đại từ, đại bi hiển lộ chân tánh giúp cho chúng sinh thấy ngay bến bờ mê. Ngay nơi đó “ Tự tánh không si mê gọi là Huệ nhãn”, “ nghe pháp tự ngộ gọi là pháp nhãn”. Ngay nơi đó tỉnh giác “ hiểu rõ không tánh” thì tất cả vi trần trên là cõi Phật, thế giới chư Phật hiển bày phật tánh hiển bày “không tánh tịch diệt”.
Quyển kinh này rất quí báu, công đức vô lượng với lòng thành cầu Phật đạo, xin mượn tâm trần lao ( phiền não) thể hiện lên để cùng rõ các vọng niệm lăng xăng, thấy thân Như lai, vô số vi trần ứng dụng thể hiện Phật đạo.

Mùa đông năm 2015
Cư sĩ Lê Thanh Hùng
PH. Thích Chánh Trí
Tông Mật hiệu: Kim Cang Kiết Tường

ÚM CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. BỘ LÂM – OM MA NI PAD MÊ HUM


Trích giảng kinh Kim Cang




Đây là kinh Kim Cang mà Đức Lục Tổ Huệ Năng giảng giải do cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch . Lời kinh thật chân thật vi diệu hàm chứa chân tánh ngay lời văn ý kinh giảng giải. Với tâm nguyện giảng giải kinh Kim Cang, nhưng thời gian qua chưa đủ cơ duyên nhận, gặp bổn kinh nào phù hợp cả. Hôm nay trong một cơ duyên lành bắt gặp bản kinh này. Ở đây chỉ mượn âm ngữ văn tự nói là trích giảng giải, nhưng mục đích thể hiện , chỉ thể hiện qua nét sống chân thật ngay nơi lời kinh. Lời lẽ của tổ rất huyền nhiệm, kẻ hậu sinh chỉ thể hiện qua nét sống chân thật, ngay nơi chân thật đó. Mong quí bạn đạo tâm cùng chư vị thiện tri thức trợ giúp cho trên bước đường sống chân thật của mình.

Phần 1. Nguyên nhân pháp hội.

- Cư sĩ là thừa tướng Trương Vô Tận nói: Chẳng có pháp thì không lấy gì bàn pháp, chẳng Huệ thì không lấy gì nói pháp, muôn pháp bao la gọi là nhân, một tâm trần cảm động gọi là duyên, nên phần đầu gọi là nguyên nhân pháp hội.

Giảng: Trong tự tánh thanh tịnh không có pháp nào cho nên không lấy gì bàn không - chẳng không - bàn không. Nếu không có Huệ thì từ đó không nói pháp. Tất cả các pháp như vi trần đều là nhân, ngay khi ấy tâm trần cảm động sanh ra duyên. Từ cái chẳng không – bàn không ấy thành nguyên nhân của pháp hội.

- Như thị ngã văn: Tôi nghe như vậy.
- Như là chỉ nghĩa, Thị là định từ - A nan tự nói là pháp như vậy. Tôi nghe từ Phật nói, không phải tôi tự nói, nên nói là tôi nghe như vậy. Lại nữa, ngã là tánh, tánh tức là ngã, động ta trong , ngoài đến từ tánh, tất cả nghe hết nên gọi là tôi.


Giảng: Lời văn thật huyền diệu, Ngã là tánh, tánh tức là ngã. Ngay nơi lời văn này thấy chân thật ngã, cái sống chân thật ngay nơi đó thể hiện, đã thể hiện cái sống chân thật đó thì ngay nơi đó trong ngoài đều là một, là từ tự tánh sống chân thật đó, cho nên tất cả nghe hết ( tất cả là một), nên gọi là tôi nghe, nhưng thật tế không có cái tôi nghe riêng rẽ ở ngay đó.

- Nhất thời Phật tại xá vệ quốc, kỳ thọ cấp cô độc viên: Hồi phật ở nước Xá Vệ, nơi vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc.
- Nói hồi ( nhất thời) là lúc ấy chính thầy có tập hợp cùng với đại chúng, Phật là chủ tọa của thời thuyết pháp.Tại -là nói rõ nơi chốn. Nước Xá Vệ - là nước của vua Ba Tư Nặc. Kỳ Đà - là Thái tử. Thọ - là cây do Thái tử Kỳ Đã hiến tặng nên nói là Kỳ Đà Thọ ( phần cây do Thái tử Kỳ Đà hiến tặng Phật). Cấp Cô Độc - là tên khác của trưởng giả Tu Đạt, người hiến cúng phần vườn cho Phật, nên nói là vườn Cấp Cô Độc.
- Phật là tiếng Phạn, tiếng hoa đời đường là “ Giác”. Giác có hai nghĩa: Một ngoại giác là quán các pháp đều không thật có, hai nội giác là biết tâm vắng lặng không bị 6 trần làm ô nhiễm, ngoài không thấy lỗi của người , trong không bị mê lầm sai trái làm rối loạn, nên gọi là giác. Giác tức là Phật.


Giảng: Ngài nói “Hội” nhất thời để chứng tỏ ngộ ngay nơi thời khắc “ biết đó”, nói lên tự tánh giác biết, chỉ ngay nơi đó biết cái gì đang thể hiện. Cái biết đó không ngã, không người, không pháp, ràng buộc . Lục tổ đã thể hiện sống chân thật trong từ sát na của tự tánh , không ngoài tánh thanh tịnh, và ngay nơi đó Ngài đưa ra cái biết của Ngài Anan, chứng minh ông A nan đang sống nơi đó. Trong cách sống hai nhân vật quá khứ, hiện tại không khác “ bằng cách sống chân thật sát na chứng ngộ”. Lời tổ thật vi diệu, mộc mạc đơn sơ chân thật đầy trí tuệ giác ngộ giải thoát.
Ở đây Ngài nói đến từ Phật, Phật là tiếng Phạn, tiếng hoa là Giác. Ngài thể hiện ra bằng một sự thể hiện chân thật. Tất cả chỉ là danh tự, danh, danh sắc của Phạn cùng Hoa chỉ muốn chúng ta sống ngay nơi ấy có cái giác biết ở ngoài ở trong đều chưa có một vật gì cả. Cho nên nó hoàn toàn thanh tịnh tự xưa nay. Ngay nơi ấy là Phật tánh giác hiển bày.

- Dữ Đại Tỳ kheo chúng thiên nhị Bá ngũ thân câu: Cùng với chúng Đại từ kheo gồm 1250 người.
- Nói cùng là Phật và Tỳ kheo cùng ở đạo tràng vô tướng Kim cang, Bát nhã nên nói cùng.


Giảng:
Ngay nơi đây Đức Lục tổ đã chứng minh sự sống chân thật nơi bản tánh thanh tịnh, cùng là bản tánh thanh tịnh, Ngài luôn thể hiện sự sống thanh tịnh, lời nói hành động Đức Lục Tổ luôn luôn thể hiện không ly bản tánh thanh tịnh.

- Nhĩ thời thế tôn thực thời trước y bát, nhập Xá Vệ đại thành khất thực, ư kỳ thành trung: Lúc ấy đến giờ thọ trai của Đức Thế Tôn, Ngài mặc y, bưng bát, vào đại thành Xá Vệ khất thực ở trong ấy.
Lúc ấy là chính vào thời gian đó, nay là giờ thìn từ 7h đến 9h sáng, đến giờ sắp thọ trai, mặc ý, bưng bát là hiện thị sự giáo hóa. Vào là từ ngoài đi vào trong thành, đại thành Xá Vệ là tên thành phong đức của nước Xá Vệ, tức là thành vua Ba Tư Nặc ở nên gọi là đại thành Xá Vệ. Nói khất thực là biểu hiện sự quan tâm của Như Lai đối với tất cả chúng sinh.


Giảng: Đức Lục Tổ bao giờ cũng nhìn thấy hay nghe biết tại chính ngay thời gian đó. Lời văn của Ngài rất bình dị chân thật. Ngay nơi lời nói đó, ngay nơi thời gian đó, Ngài đã chứng minh rằng, ngài đã sống chân thật, thật tại nơi cái thanh tịnh hằng có không có thời gian, không gian chỉ có cái rõ biết ngay nơi đó, Ngài nói : “ Khất thực là biểu hiện sự quan tâm của Như lai đối với tất cả chúng sanh”. Cái gì đến “ Như” đi như “ Lai” hiện hữu như. Ngài dùng thừ “ Như lai khất thực” để nói đến bản tánh thanh tịnh của chư Như Lai đang hiện hữu. Chư Như Lại hiện hữu như vậy để giáo hóa chúng sinh, làm lợi ích cho chúng sinh. Người thấy ngay, chính ngay hiện hữu đó sẽ thấy Như Lai khất thực. Người không thấy ngay giờ phút hiện hữu đó, mà thấy Như lai đang đi, Như lai đang động. Thấy như vậy với tấm lòng cung dưỡng, lòng luôn luôn tôn kính và tự tôn tạo lòng mình sự lớn lên theo tâm cung dưỡng đó.

Cung – là khom mình kính trọng cung kính, Dưỡng – là nuôi, dưỡng tạo cho nó hình thành. Hai từ này nói lên sự chân thật của lòng cúng dường. Khi ngay nơi đó chúng ta thấy chân thật như vậy, thì sẽ thấy Như Lai khất thực là vì quan tâm đến chúng sinh, đem lợi ích đến cho chúng sinh. Ngay nơi chữ “ khất thực” không nói lên ý nghĩa chân thật đó, cho nên một vị đại trí - Lục tổ Huệ Năng, Ngài đã ghép từ Như lai vào thành “ Như lai khất thực”. Khi hao từ này được thể hiên ghép chúng với nhau thành một sự chấn động lan tỏa trong vạn vật.

Ngay từ đó khi thấy nghe, sẽ thấy sự tỉnh giác, tịnh lặng hằng có trong ta. Lời văn của Ngài mộc mạc đơn sơ, bình thường nhưng tàng chứa một phật lý giải thoát, người nghe thấy sẽ được hoan hỉ “ Phật pháp trong vạn pháp”

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Om Ma Ni Pad Mê Hum.

Cư sĩ Lê Thanh Hùng
Pháp hiệu. Thích Chánh Trí
Tông mật hiệu : Kim Cang Kiết Tường

Sửa bởi người viết 21/01/2016 lúc 09:59:03(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 6 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Tieuhoathuong. trên 21-01-2016(UTC) ngày, chuctinh trên 22-01-2016(UTC) ngày, Haophuong trên 31-01-2016(UTC) ngày, yennguyen trên 13-05-2016(UTC) ngày, cuiyang07 trên 25-07-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 25-07-2016(UTC) ngày
ThanhHung  
#2 Đã gửi : 25/07/2016 lúc 09:29:16(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết

- Thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bổn xứ, phạn thực ngật thu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa
- Đã theo thứ lớp đi xin ăn, rồi trở về chỗ cũ, ăn cơm xong, thu dọn y bát, rửa chân, trải tọa cụ ngồi


Giảng : Thứ tự là không chọn giàu, nghèo mà hóa duyên bình đẳng xin xong là xin nhiều lắm cũng không hơn 7 nhà . Nếu 7 nhà cho đủ thì không đến thêm nhà khác, trở về chỗ cũ là ý Phật muốn răn dạy các Tỳ kheo, trừ trường hợp mời riêng, không được luôn đến nhà người Bạch y , nên nói như thế.

Rửa chân – là Như lai thị hiện giống như phàm phu, nên nói là rửa chân, lại nữa theo pháp Đại thừa, không chỉ rửa tay, chân là sạch, một niệm tâm sạch thì tội nhơ trừ hết. Khi Như lai sắp nói pháp, phải trải tòa chiên đàn, nên nói trải tọa cụ ngồi.

Đức Phật ngày xưa Ngài đi khất thức, đi theo thứ tự không luận giàu nghèo sang trọng. Ngài chỉ đi trong vòng 7 nhà thôi, không đến thêm nhà khác, trở về lại chỗ cũ. Khi Đức Phật thị hiện biểu hiện, thể hiện ra như vậy cũng để nhằm mục đích răn dạy chư vị Tỳ kheo. Ngay đó nhìn thấy mà làm theo, không hơn, không kém để tâm thanh thản nhẹ nhàng, không vướng bận vào sự việc bình thường xảy ra trong ngay như đi khất thực . Không vướng bận, bận bịu ở nơi chốn, vương vấn trong sự ít nhiều về thức ăn, vật thực, ít nhiều về con người nơi chốn. Chỉ có trường hợp đặc biệt mới được đến nhà Bạch y cư sĩ, khi được sự thỉnh mời.
Đoạn kinh văn này nói đến Đức Phật khi khất thực xong, Ngài ăn cơm cong, thu dọn bát, rửa chân, trải tọa cụ ngồi. Đây cũng là công việc bình thường hằng ngày của Đức Phật. Những sắc biểu tri đó nó được thể hiện ở một tâm thanh tịnh, hoan hỉ, hoàn toàn hòa nhập với tất cả là một thể không hai không khác. Hòa nhập “ như vậy” biểu hiện Ngài, ngay đây ngài Tu Bồ Đề để thấy biết và Ngài A Nan đã thấy biết như vậy. Đức Phật đang thể hiện pháp bí tàng của chư Như Lai. Có đến như không có đến, đi như không có đi. Ngay đó không thấy sự bắt đầu ngồi, đang ngồi và đã ngồi. Thời gian và không gian cũng không có nữa. Ngay đây là một nguồn thiền vô tận mà chư Phật, đức Phật chúng ta đang biểu hiện. Từ ngay suối nguồn này sau này nó được chư Tổ bảo tàng nó, biểu hiện khắp mọi nơi như Ấn Độ, Tây Tangj và rõ nét nhất ở Trung Quốc với Đạt Ma Sư Tổ. Dòng thiền như lai àng này Đức Huệ Năng đã biểu hiện thực tại chân thật nhất để sau này đệ tử của Ngài Đức Sơn, Hoàng Bá, Lâm Tss, Qui Sơn, Qui Ngưỡng, Bạch Tượng … rất nhiều, rất nhiều vị Tổ đã biểu hiện nó, dòng thiền Như Lại này không những nó được biểu hiện ở chư Tổ Thầy ở Trung Quốc, Nhật Bản …không mà nó còn biểu hiện ở những dòng Nguyên Thủy rất ẩn tàng, rất vi tế, rất huyền diệu ở “danh sắc” qua thiền quán Vipassana.
Ở đoạn kinh văn này Đức Lục Tổ thể hiện văn tự như : “ Thứ tự là không chọn giàu nghèo mà hóa duyên bình đẳng, xin xong là xin nhiều lắm không hơn 7 nhà. Nếu 7 nhà cho đủ thì không đến thêm nhà khác, trở về chỗ cũ là ý Phật muốn răn dạy các Tỳ kheo, trừ trường hợp mời riêng, không được luôn đến nhà Bạch y, nên nói như thế. Rửa chân là Như lai thị hiện giống như phàm phu , nên nói là rửa chân, lại nữa theo pháp Đại thừa không chỉ rửa tay, chân là sạch, vì rửa sạch tay chân không bằng tâm sạch. Một niệm tâm sạch thì tội nhơ trừ hết. Khi Như lai sắp nói pháp, phải trải tòa chiên đàn, nên nói trải tọa cụ ngồi

Phần 2 : Khéo léo biểu hiện thưa thỉnh.

Từ không khởi đầu cho Huệ, cả hai thưa thỉnh trả lời rõ ràng, nên gọi là khéo léo biểu hiện thưa thỉnh.

Giảng: Ngay đây nói “ Từ không khởi đầu cho Huệ”. Từ ngữ ngay đây rất xứng với tâm thanh tịnh của Đức Phật, Đức Huệ Năng. Ngay đây ngôn ngữ cho thấy trước câu hỏi đều không có một pháp nào cả, từ tùy thuận “ Như lai” như vậy mà trả lời cho người hỏi, và tự như vậy , ngay nơi đó “ Huệ” mà hỏi. Thật là khéo léo là như vậy. Rõ ràng là như vậy. Từ ngữ ở đây dùng từ “ Biểu hiện” rất hay. Đức Lục Tổ Huệ Năng thật đầy đủ trí huệ, dùng từ ngôn ngữ rất xứng tâm giải thoát. Biểu hiện chỉ cho vạn pháp đủ duyên thì biểu hiện chứ không có chủ thể, không đủ duyên thì ẩn tàng. Ngay đây chúng ta sẽ thấy trên giáo pháp, giáo lý của Duy thức học, của kinh Lăng già, tâm pháp, pháp tướng.

Thời trưởng lão Tu Bồ Đề : Lúc ấy, trưởng lão Tu Bồ Đề.
Lục Tổ” Sao gọi là trưởng lão? Tuổi cao,đức trọng, nên gọi là Trưởng lão. Tiếng Phạn là Tu Bồ Đề, tiếng hoa đời Đường gọi là Giải Không.

Đức Lục Tổ Huệ Năng giảng pháp bàn bạc bình thường chất phát trong sự sống hàng ngày của chúng ta. Con người Ngài, trí tuệ của ngài bình thường như cao diệu, vi diệu không kể lường được

- Tại đại chúng trung, tức tùng tòa khởi thiên đản hữu khiên, hữu tất trước địa, hiệp chưởng cung kính nhi bạch phật ngôn: Liền từ trong đại chúng, đứng dậy trịch áo vai phải, gối phải quỳ xuống đất, tay chắp lại cung kính và thưa Phật rằng.

Giảng: Ngay nơi đây Tổ chỉ thấy chân thật ngay các pháp hiện hữu ( từ không sanh huệ) Ngài giảng thật chân thật . “ Tùy theo chỗ ngồi của chúng sanh, nên gọi từ chỗ ngồi đứng dậy” Một câu nói thật đơn giản, tùy theo chỗ ngồi của chúng sinh, ý nói rằng, tùy nơi nghiệp trí, nghiệp lực của mỗi chúng sinh là biểu hiện lên, tác động lên thân làm cho thân sanh sắc biểu tri có tư thế giả hợp là đứng. Nếu chúng ta dùng thiền quán Vipassana ta sẽ thấy như vậy. Ngay nơi phép quán pháp trên thân trong tứ niệm xứ. Ở đây có chỗ khác là nghiệp trí, nghiệp lực, nghiệp quả tác động biểu hiện lên là nói ở tầng chúng sinh chưa tỉnh ngộ do sự tác động của ý môn sanh khởi biểu hiện lên. Như động tác đứng dậy. Còn ngay đoạn kinh này nói từ chỗ ngồi của Đức Tu Bồ Đề, Ngài đứng dậy có khác sự biểu hiện này của Ngài Tu Bồ Đề, từ cái cửa không sanh ra cái Huệ là sự biểu hiện lên. Từ trong tự tánh thanh tịnh đó nó đã có sẵn rồi. Cho nên không gọi là Ngài từ nghiệp tác động biểu hiện lên sự đứng dậy, mà ngay đây Ngài chưa từng đứng dậy, chưa từng ngồi, chưa từng hỏi và Đức Phật chưa từng trả lời. Vì trong 49 năm qua Ngài chưa từng nói một lời nào cả. Một sự thể hiện đạo phật giải thoát thật vi diệu. Trong ngôn từ của Tổ “ Chỗ ngồi của chúng sinh, nên gọi là từ chỗ ngồi đứng dậy”. Sự khởi đầu của ngài Tu Bồ Đề ở đâu, trong vô lượng kiếp số ngài đã luôn tạo cái khởi đầu của sự ngồi đó. Ngài đã từng ngồi lâu rồi không có quá khứ vì khởi đầu không biết từ đâu và nếu không có sự ngồi thì không có đứng bao giờ, không có một chủ thể nào để bắt đầu và đứng dậy cả. Và sự khởi đầu, sự xuất phát tác động của câu hỏi cũng không biết ở đâu?

Trong một kiếp số nào đó ngài Tu Bồ Đề là một vi trần sắc danh trong 10 phương đã biểu hiện lên cái nhân lành đối với Đức Phật rồi, những kiếp số đó ai tính được nếu đã tính được thì không có Đức Phật bao giờ, và nếu hỏi lại không có cái nhân đó thì đâu có cái quả gặp Đức Phật và hỏi “ như vậy”.

Đã bao nhiêu năm, ngàn năm, 2 ngàn năm hay bao nhiêu rồi mà đến hôm nay cái cửa “ không” của Đức Long Thọ Bồ Tát vẫn mở con đường trung đạo cửa “ không” của Ngài vẫn luôn hằng có. Đức Tu Bồ Đề cũng vậy, Ngài cũng tùy chỗ ngồi mà tuy đứng dậy, câu hỏi đó vẫn vang lên đến ngày nay và mãi mãi


Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Om Ma Ni Pad Mê Hum.

Cư sĩ Lê Thanh Hùng
Pháp hiệu. Thích Chánh Trí
Tông mật hiệu : Kim Cang Kiết Tường

Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 5 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
cuiyang07 trên 25-07-2016(UTC) ngày, chuctinh trên 25-07-2016(UTC) ngày, Thuong76 trên 25-07-2016(UTC) ngày, yennguyen trên 26-07-2016(UTC) ngày, lientrung trên 08-04-2021(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.