Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
suachuachua  
#1 Đã gửi : 22/02/2017 lúc 08:56:54(UTC)
suachuachua

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 22-02-2017(UTC)
Bài viết: 0

CÁCH NGỒI THIỀN ĐÚNG CÁCH
PHẦN 1: CHUẨN BỊ
Đối với người mới bắt đầu thiền, không bị làm phiền trong quá trình thiền là điều rất quan trọng nhất. Bạn cần phải tắt TV, điện thoại và tất cả các thiết bị âm thanh khác, cách ly tuyệt đối với các tác nhân gây tiếng động ồn ào. Bạn có thể mở nhạc, loại giai điệu nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại để không phá vỡ sự tập trung cuả bạn, tốt nhất là nhạc không lời hoặc nghe âm thanh của tiếng nước chảy róc rách như tiếng nước suối, một âm thanh rất êm dịu.
Không gian không nhất thiết phải là yên tĩnh tuyệt đối, chỉ cần là một nơi bạn cảm thấy thanh bình khi thiền ví dụ như dưới một gốc cây hoặc cạnh một dòng suối. Dù có một số âm thanh xung quanh nhưng bạn vẫn có thể tập trung thiền đó mới lạ sự thành công trong tĩnh tâm.
Ăn mặc thoải mái. Điều quan trọng nhất khi ngồi thiền là bạn phải thật sự tập trung nên nếu mặc quàn áo chật chội hoặc gây khó chịu cho bạn sẽ khiến bạn không thể tập trung được và tốt nhất là không nên mang giày dép.
Thời gian ngồi thiền. bạn nên quyết định thời gian ngồi thiền trước khi bắt đầu. Các thiền giả khuyên rằng nên ngồi thiền 20 phút mỗi ngày, với những người mới bắt đầu thì có thể là ít nhất 5 phút mỗi ngày. Bạn cũng nên cố gắng thiền vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày, ví dụ như 15’ vào buổi sáng sớm và 5’ trước giờ ăn trưa. Nên tập luyện thói quen thiền thường xuyên nếu bạn muốn tâm tĩnh.
Bài tập giãn cơ. Thiền nghĩa là bạn sẽ phải ngồi một chỗ trong một thời gian nhất định nên điều quan trọng nhất là phải loại bỏ mọi sự căng thẳng, khó chịu. Trước khi bắt đầu thiền, bạn có thể thực hiện vài động tác kéo giãn cơ thể nhẹ, nhất là nơi cổ, vai , tay chân, sau một ngày dai làm việc thì đó là những bộ phận mệt mỏi nhất.
Ngồi thật thoải mái. Như đã nói ở trên, điều quan trọng khi ngồi thiền là bạn phải cảm thấy thoái mái thì mới có thể tập trung, đó là lý do tại sao phải tìm một vị trí tốt nhất, thoải mái nhất. Theo truyền thống, bạn có thể ngồi trên một tấm nệm theo kiểu bán kiết già, toàn kiết già, kiểu Nhật bản,… hoặc ngồi trên ghế. Nên chú ý dù ngồi ở bất cứ kiểu nào thì xương sống cũng phải hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước mà cũng không ngả về sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn.
Xương chậu của bạn cần phải ngiêng về phía trước một độ vừa phải, đủ để cột sống của bạn được nâng bằng xương mông. Bạn có thể ngồi nửa mông lên cạnh trước của một chiếc đệm dày hay một cái bồ đoàn (hay dùng để ngồi thiền), hoặc nếu bạn ngồi ghế thì có thể kê gối này dưới 2 chân sau của ghế.
Theo cách ngồi thiền truyền thống thì bạn chắp hai tay hướng lên trên, hoặc cũng có thể để hai nghỉ ngơi trên đùi.
Nhắm mắt. bạn có thiền mở mắt hoặc nhắm mắt, tuy nhiên lời khuyên cho người mới bắt đầu là nên nhắm mắt lại. Vì khi nhắm mắt, bạn đã bớt được gần 50% tác nhân tác động đến bạn qua thị giác. Khi đã quen với việc thiền định, bạn có thể tập mở mắt khi thiền nếu như bạn cảm thấy khó tập trung hơn khi nhắm mắt, hoặc bạn lo rằng mình sẽ buồn ngủ,…


PHẦN 2: THỰC HÀNH THIỀN
Tập trung vào hơi thở. Cách cơ bản, phổ biến nhất của kỹ thuật thiền định và cũng là cách thích hợp nhất cho người mới bắt đầu là Thiền thở. Bạn có thể tập trung vào một điểm nào đó trên bụng bạn để cảm nhận và nhận thức được hơi thở của mình.
Lặp lại 1 câu chú. Thiền chú cũng là một hình thức thiền phổ biến, nghĩa là thiền và lặp đi lặp 1 câu chú hay 1 danh hiệu Phật liên tục cho đến tâm trí rơi vào trạng thái tĩnh lặng thiền định sâu.
Bạn có thể dùng nhưng câu, từ, âm thanh khiến bạn dễ nhớ và dễ đọc. Bạn cũng có thể dùng những câu chú truyền thống như “Om”, có nghĩa là “có mặt ở khắp nơi”.
Cứ lặp đi lặp lại câu chú này để bạn có thể tập trung thiền định, khi đã nhập vào trạng thái định sâu, bạn không cần thiết phải lặp lại câu chú này nữa.
Tập trung vào một hình ảnh đơn giản. Cũng như cách đọc câu chú, bạn cũng có thể sử dụng một hình ảnh đơn giản để tập trung tâm trí. Đây là hình thức thiền mở mắt, nhiều người cảm thấy cách này dễ dàng hơn vì họ có một điểm nhìn nào đó để tập trung vào chứ không bị lạc tâm trí như mỗi lần nhắm mắt. Bạn có thể chọn một ngọn nến đang được thắp sáng, hoặc một bông hoa,…
Thực hành tưởng tượng. Tưởng tượng là một kỹ thuật thiền khác cũng khá phổ biến, tức là bạn sẽ hình dung ra một nơi nào đó thật thanh bình trong tâm trí của bạn, cho đến khi bạn đạt đến một trạng thái tĩnh hoàn toàn. Bạn có thể nghĩ đến một bãi cát ấm áp, nắng vàng, một đồng cỏ đầy hoa, một khu rừng yên tĩnh,… bất cứ nào khiến cho bạn cảm thấy thoải mái.
“Quét” cơ thể. Điều này tức là bạn lần lượt tập trung vào từng phần của cơ thể và thư giãn nó. Đây là một kỹ thuật thiền đơn giản cho phép bạn thư giãn tâm trí khi bạn thư giãn hoàn toàn cơ thể.
Nhắm mắt lại và chọn một điểm khởi đầu trên cơ thể của bạn, thường là ngón chân. Tập trung vào từng căng thẳng trên ngón chân và bắt đầu thư giãn nó, giải tỏa hết mệt mỏi căng thẳng. Sau đó di chuyển dần lên cẳng chân, những vị trí xung quanh và lan tỏa khắp cơ thể.
Một khi bạn đã nới lỏng, giải tỏa hoàn toàn bản thân, hãy tận hưởng cảm giác của sự điềm tĩnh mà bạn đã đạt được. Tập trung vào hơi thở một vài phút trước khi kết thúc thiền định.
Thiền Chakra. Chakra hay còn gọi là cách ngồi thiền luân xa, là mối quan hệ của năng lượng tâm linh hoặc năng lượng sinh lý bên trong cơ thể con người. Có bảy chakra, mỗi chakra nằm ở những vị trí khác nhau, tất cả chúng đều nằm trên một đường trục dọc trung tâm cơ thế
Để bắt đầu, hãy nhắm mắt lại và chà xát lòng bàn tay để tạo ra sự ám áp và năng lượng sau đó đặt tay phải lên giữa ngực, tại luân xa vùng ngực và đặt tay trái lên trên tay phải.
Hít một hơi thật sâu và khi thở ra nói chữ “yum”, bạn sẽ cảm nhận được những rung động từ ngực mình. Khi đó, hãy tưởng tượng một năng lượng xanh phát ra từ ngực và lòng bàn tay bạn.
Năng lượng xanh này là tình yêu, cuộc sống và bất cứ cảm xúc tích cực khác mà bạn có thể cảm nhận được lúc đó. Khi bạn đã thấy được năng lượng tràn đây có thể bỏ tay ra khỏi ngực, như là năng lượng xanh này đang thoát ra khỏi tay bạn và gửi đến những người thân yêu của bạn.
Cảm nhận năng lượng cơ thể từ bên trong, bạn sẽ thấy cơ thể nóng lên đặc biệt là ở cánh tay và chân. Sau đó cố gắng di chuyển năng lượng đến những bộ phận khác.
Thiền hành. Hay nói cách khác khi đi bộ bạn sẽ kết hợp thiền bằng cách tập trung quan sát sự chuyển động của bàn chân và cảm nhận sự kết nối giữa cơ thể và trái đất. đây là một trong những cách ngồi thiền ít người biết, thường chỉ có những nhà sư đắc đạo mới dùng cách này.
Chọn một nơi yên tĩnh với càng ít phiền nhiểu nhất có thể. Không gian nơi đó có thể không cần quá lớn nhưng phải đủ để bạn đi bộ được ít nhất bảy bước chân trên một đường thẳng. Tốt nhất là nên cởi giày và đi chân không.
Giữ đầu nhìn thẳng về phía trước, tay chắp lại với nhau. Bước những bước chậm và bắt đầu bằng chân phải trước. Hãy quên đi những cảm giác tiếp xúc của bàn chân mà nên chú ý vào chuyển động của nó để tập trung hoàn toàn.
Khi đi đến cuối đường rồi, dừng lại một chút và quay người lại, lấy chân phải làm trụ và tiếp tục thiền như vậy.
PHẦN 3: THIỀN MỖI NGÀY
Tập luyện “chánh niệm” mỗi ngày. Chánh niệm tức là một sự tỉnh giấc, không quên niệm, biết rõ những gì phát sinh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây. Bạn có thể thực chánh niệm bất kỳ lúc nào trong cuộc sống hàng ngày :
Khi đầu óc trở nên căng thẳng, cố gắng để một vài giây để chỉ tập trung vào hơi thở và loại bỏ khỏi tâm trí mình những suy nghĩ tiêu cực hay cảm xúc xấu.
Không chỉ vậy, khi bạn ăn, hay khi bạn làm bất cứ điều gì, hãy cố gắng tập trung vào những chuyển động của cơ thể, cảm nhận được những gì xảy ra trong mình và cảm nhận về giây phút hiện tại.
Lối sống lành mạnh. Một lối sống lành mạnh có thể góp phần vào sự hiệu quả của thiền định, nên hãy cố gắng ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc. Bạn cũng nên tránh xem truyền hình quá nhiều, uống rượu hoăc hút thuốc trước khi thiền vì những hoạt động này làm tê liệt tâm trí và ngăn cản bạn đạt được mức độ tập trung cần thiết cho việc thiền định.
Đọc sách tâm linh. Cách này không hẳn là hiệu quả với tất cả, nhưng một số người lại thấy từng đọc sách tâm linh hoặc sách thánh có thể giúp họ hiểu rõ hơn về thiền định và có cảm hứng để phấn đấu cho sự tĩnh tâm.
Tham gia một lớp học thiền định. Nếu bạn không chắc chắn tự tập thiền ở nhà thì hãy tìm học ở một lớp thiền định với những giáo viên dày dặn kinh nghiệm.
Thiền vào một khoảng thời gian nhất định. Điều quan trọng để thành công là bạn cần phải nỗ lực. Cố gắng thiền vào một thời điểm nhất định trong ngày, và khoảng 20 phút mỗi ngày. Như vậy, thiền sẽ nhanh chóng trở thành thói quen của bạn và bạn sẽ thấy được lợi ích sâu sắc của nó.
Sáng sớm là thời điểm tốt để tập luyện thiền định, trước khi tâm trí bạn trở nên rối loạn với những căng thẳng và lo lắng trong ngày.
Không nên thiền ngay sau khi ăn vì bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu và điều này sẽ ảnh hưởng tới sự tập trung của bạn.
Thiền là một cuộc hành trình. Mục đích của thiền là đạt được sự yên bình, thư thái trong tâm hồn và đạt tới cảnh giới cao nhất là khi mà mọi thứ trở nên vô thường, con người giản đơn. Tuy nhiên, phải mất rất nhiều năm tập luyện để có thể đạt được cảnh giới đó. Nhưng điều này không quan trọng, bạn không cần thiết phải đạt đến mức đó. Điều quan trọng là bạn cảm thấy bình tình hơn, hạnh phúc hơn và sự thanh bình nơi mình, khi đó bạn đã thành công trong việc thiền định.
Vậy là bạn đã hiểu rõ hơn về cách ngồi thiền đúng cách rồi, hãy thực hành thiền mỗi ngày để có cuộc sống vui vẻ và an nhàn, nếu bạn đang muốn có một sức khoẻ tốt thì bài này sẽ giúp bạn khá là nhiều đó.
Nguồn: https://chiasewiki.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.