Danh hiệu: Administration
Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC) Bài viết: 1,390
Cảm ơn: 757 lần Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
|
Lòng nhiệt thành cầu đạo của vị trí giả Trong số những câu chuyện tôi được nghe kể, tôi xin thuật lại một câu chuyện mang tính chất Tây Tạng điển hình nhất, vì tôi biết địa điểm diễn ra câu chuyện này và biết một trong những đệ tử nhập môn đó.
Yeches Gyatazo đã sống nhiều năm trong mật thất để cố tìm ra đáp án cho vấn đề đã làm ông phải băn khoăn trăn trở. Tinh thần là gì? Ông ta luôn tự hỏi. Ông đã nỗ lực nắm bắt nó để mổ xẻ phân tích, nhưng tinh thẫn vẫn luôn bất khả đắc, vẫn luôn trượt khỏi sự hiểu biết của ông. “ Như nước chảy khỏi đôi bàn tay nắm chặt của đứa trẻ”. Vị bổn sư khuyên ông nên tìm đến một vị ẩn tu để tầm sư học đạo.
Chuyến đi không kéo dài lắm, vì ba tuần lễ là quãng thời gian không đáng kể ở Tây Tạng, nhưng đường đi đến chỗ ẩn cư phải băng qua nhiều vùng hoang mạc rộng lớn, và những ngọn đèo có độ cao hơn 5000 mét. Yeches Gyatazo khởi hành với vài cuốn sách, một cái túi xách tsanpa, một miếng bơ và một ít trà. Bấy giờ là tháng thứ hai trong năm, tuyết rơi phủ kín cả đỉnh núi, và suốt cả quãng đường, vị khách hành hương chỉ thấy bốn bề mênh mông tuyết trắng, như lạc vào một thế giới khác.
Vào buổi chiều nọ, khi mặt trời ngả bóng, ông ta đến được chốn ẩn cư của một vị gomtchen: Một hang động rộng rãi nằm sau một dãy tường đá dùng làm bình phong che chắn. Xa xa ở phía dưới là những thảo am của những môn đồ đã được vị lạt ma cho phép sống tạm gần mình. Chốn ẩn cư này chiếm một dãy núi đã đen, soi bóng trong hồ nước trong xanh.
Tôi cũng đã từng đến đó vào lúc hoàng hôn, nên có thể hiểu được những cảm xúc mạnh mẽ mà Yeches Gyatazo đã từng cảm nhận trước sự minh triết thần bí, khi dừng chân ở một nơi cô liêu hoang tịch.
Ông xin bái kiến nhưng bị từ chối. Đây cũng là điều bình thường nên Yeches Gyatazo không ngạc nhiên chi hết, và xin tá túc với những môn sinh khác.
Một tuần sau , ông lại rụt rè xin bái kiến. Câu trả lời vẫn theo khuân cũ: Vị gomtchen khuyên ông nên lập tức rời bỏ nơi này và quay về tự viện.
Quỳ trên đá trước thạch động để cầu khẩn van xin cũng không làm cho vị ẩn tu kia động lòng, Yeches Gyatazo bèn quay về.
Chiều hôm đó , ông đi qua vùng hoang nguyên thì gặp bão tuyết vần vũ tơi bời. Ông thấy ma quỷ khổng lồ hiện ra dọa nạt khiến ông lạc mất đường trong đêm tối, rồi cứ đi loanh quạnh suốt đêm.
Tôi xin kể tóm tắt. Nhưng ngày hôm sau mới thật thê thảm, ông đói lả vì không còn chút lương thực nào để ăn. Khi băng qua con suối, Yeches Gyatazo suýt bị nước cuốn trôi. Khi về đến tự viện thì ông gần như đã thân tàn ma dại, tuyệt vọng, rã rời.
Thế nhưng, bằng trực giác, niềm tin của ông đối với pháp môn huyền diệu của vị ẩn tu đó vẫn hoàn toàn không lay chuyển. Ba tháng sau Yeches Gyatazo lại lên đường, lại tiếp tục chịu đựng những cơn bão tuyết mà ông tin là do vị lạt ma tạo ra để thử thách lòng cầu đạo của ông, hoặc do ma quỷ tạo ra để ngăn cản không cho ông tìm cầu diệu pháp.
Cũng như lần đầu tiên. Lần này ông vẫn bị đuổi về. Năm sau, Yeches Gyatazo thực hiện thêm hai chuyến đi nữa và đến lần thứ hai năm đó, ông được vị lạt ma cho bái kiến. - con quả là điên rồ. Vị lạt ma bảo. Vì sao con lại tự làm khổ mình như thế? Ta không muốn thu nạp môn đồ mới. Hơn nữa, ta còn phải học lại ở con nữa kìa. Con đã nghiên cứu kinh điển, đã nhập thất lâu ngày. Con muốn gì ở một lão già như ta đây chứ? Nếu con muốn tìm hiểu diệu pháp thì hãy đi gặp các vị lạt ma ở Lhassa. Đó là những lạt ma uyên bác, tinh thông kinh điển cũng những tâm pháp huyền môn. Đó mới đúng là vị sư phụ mà người trẻ tuổi như con tìm kiếm. Yeches Gyatazo hiểu đó là cách nói thông thường dùng để thử thách lòng tin của người cầu đạo. Do đó ông lại củng cố thêm niềm tin.
Trích trong : Tây tạng - đạo sư và huyễn thuật của David Neel
Đây là sự nhiệt thành cầu đạo của một vị trí giả - Tức là một vị hành giả đang trên con đường tìm cầu chân lý. Tại sao tôi nói là trí giả vì giống như những vị học giả họ là những nhà nghiên cứu phật học,nghiên cứu thông hiểu kinh điển theo nhưng kinh nghiệm của người khác truyền đạt lại, cũng thực hành nhập thất để tìm , thâm nhập vào những nghĩa lý cao thâm từ những nguồn kinh điển kia. Nhưng kết quả cũng không thu lượm, lượm lặt được bao nhiêu chưa phải là hàng cao thâm tri giả thâm sâu có sự thực chứng, chứng ngộ, đại ngộ. Ở đây học rộng biết nhiều là một ưu thế, nhưng nó cũng là những điểm yếu rất lớn mạnh và vững chắc làm cản trở con đường phát triển tâm linh. Nếu không có những vị thầy cao thâm phá chấp cho họ tu bao lâu, nhiều kiếp thì sự tu khó thành.
Cho nên tôi tự hỏi ngay bản thân chúng ta sở học sở hành chưa có. Nhưng tại sao luôn mang một tâm đầy ngã mạn để đi cầu đạo, luôn mang một tâm tham để đi cầu đạo. Khi không có lòng khiêm cung thì vô minh kia sẽ là con đường ác đang chờ đợi phía trước.
Vị trí giả này, dù là người học rộng biết nhiều nhưng họ sẵn sàng quỳ mọp, xả thân cầu đạo, chấp nhận chướng ngại khó khăn. Một tấm lòng, một tinh thần thuần khiết của hột giống chủng tử Phật thật xứng để Cuiyang và chúng ta ngưỡng mộ và học hỏi.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Sửa bởi người viết 27/06/2017 lúc 10:49:31(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH |
6 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
|
|