Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ThanhHung  
#1 Đã gửi : 23/11/2017 lúc 07:13:05(UTC)
ThanhHung

Danh hiệu: Advanced Member

Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 3

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
Những bước chân Bồ Đề Đạo Tràng


Mỗi lần đặt chân đến Bồ đề đạo tràng lại là một niềm hoan hỉ khác. Đúng là một Thánh địa nơi một bậc vĩ nhân biểu hiện trí huệ siêu việt. Ở đây, ở nơi đó không có một tâm điểm nào cả, không thể dùng một loại ngôn ngữ từ nào để diễn đạt một loại cảm xúc thể hiện được, nhưng nó được thể hiện ở khắp mọi nơi, mọi cảm xúc. Nếu ngay nơi đó ta không có ngã, không có pháp trống rỗng, cùng vô thường, một động tác, một ánh chớp, nháy mắt, một chiếc lá rơi…một đoàn người đi kinh hành, nhóm trì kinh, trì chú, lễ lạy hòa điệu với những âm thanh hiện hữu. Tất cả những cái đó là dấu chân, hơi thở, trí tuệ của người ấy Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Người đến Bồ Đề Đạo Tràng thấy “ như vậy”, thấy sự “ Tâm ấn” cái tâm của Ngài ( Phật) và tâm ta ấn với nhau như thời gian, không gian nào mà ngay nơi ấy Thái tử Sĩ đạt ta trở thành một vị Phật. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Đức Bổn Sư của sự tịch tĩnh. Mâu Ni là tịch tĩnh, đã là tịch tĩnh thì không còn thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai nơi đó và cũng không có không gian nào cả. Cho nên ngay nơi đây mượn là sự “ ấn tâm”, mượn hai chữ ấn tâm để nói lên Phật tánh. Đức Phật đã từng nói rằng: “ Ta là phật đã thành, chúng sinh là phật sẽ thành”. Ngay nơi đó Đức Phật đã khẳng định và Ngài cũng đã thọ ký cho chúng ta sau này sẽ thành Phật, vì tất cả chúng sinh đều có phật tánh cả. Đức Phật đại trí, đại từ đại bi Ngài đã biểu hiện thành một giáo lý hoàn toàn giải thoát, mà cái giải thoát đó Ngài đã chỉ cho chúng ta ngay nơi mình, ngay nơi đời sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

Ngài đã thể hiện ở mọi mặt trong đời sống bình thường, bình dị nhất tứ diệu đế khổ, tập, diệt, đạo. Ngay nơi đây Ngài chỉ cho ta thấy cái khổ mà chúng ta tự dính mắc qua nhiều đời nhiều kiếp, do chúng ta chấp có thật ngã, có thật pháp, có sanh lão, bệnh, tử - “ Khổ đế”. Vì sao có sự chấp ngã đó là do sự “ vô minh”, “ tập đế”. Tất cả những cái khổ, những nguyên nhân sinh ra khổ đế Ngài đã chỉ bày cho chúng ta bằng những pháp môn thực hành thiền định, niệm phật, niệm chú, trì kinh …v,v. Thể hiện lên theo từng nhân duyên của chúng ta “ diệt đế”. Ngay nơi đo thực hiện được giáo pháp, giáo lý, pháp học, pháp hành liền đạt đạo quả niết bàn thoát ly sự khổ trên “ đạo đế”.

Cũng trên giáo pháp nguyên lý đó Ngài cũng đã nói lên: Khổ Thánh đế, Tập thánh đế, Diệt thánh đế, Đạo thánh đế cùng tứ niệm xứ Ngài đã chuyển pháp luân lần thứ nhất cho 5 anh em Kiều Trần Như. Giáo lý đó đã chuyển động khiến cho tất cả chúng sinh tỉnh giác thấy ngay sự khổ từ gốc vô minh sanh ra thập nhị nhân duyên. Ngay nơi giáo lý đó chúng ta sẽ thấy có thân là sẽ khổ vì sanh lão bệnh tử có cảm xúc thọ cảm sẽ khổ , vì sự cảm thọ vui lạc khổ buồn tủi, đau hận v,v… có tướng là sẽ khổ vì cái tướng do sự vọng chấp phát xuất từ sự vô minh vọng khởi, chuyện vui tưởng tượng cảnh thọ vui, chuyện buồn tưởng tượng cảnh thọ buồn, nghịch với sự tưởng của mình sinh thọ khổ, thuận cảnh thọ với mình sanh vui, nhưng ngay nơi đó quên rằng cái vui cũng từ cái buồn suy ra cả, cái buồn cũng từ cái vui mà sanh ra. Qua sự diễn biến, diễn đạt của tâm thức, ý thức phân biệt thiện ác, tốt xấu làm cho tâm ta điên đảo vọng tưởng không tĩnh tâm mà nhìn thấy sự chân thật của vạn pháp. Tất cả những sắc tưởng chuyển đổi cảm xúc thành trăm biểu hiện ẩn tàng, thức phân biệt không dừng trụ là hành ngay giáo lý Tứ Diệu Đế, Tứ niệm xứ đó là người hành giả biết “như thế”. Qua sự biết dod thực hiện công phu pháp hành của Đức Phật chỉ dạy liền thoát khỏi khổ đạt niết bàn.

Cũng ngay nơi giáo lý đó chuyển pháp luân lần thứ hai tại Linh Thứu sơn – khổ, tập, diệt, đạo đã trở thành khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo thánh đế. Ngay nơi đại hội Linh sơn đó Đức Thế Tôn đưa lên cành hoa, tất cả pháp hội đều im lặng, chỉ ngay nơi đó nụ cười của Đức Ca Diếp nở lên, nở lên như cánh hoa nở, như chim hót, như những bước chân, nháy mắt, suối reo …v,v. và ngay nơi đó thời gian không có, không gian không có Bồ đề đạo tràng lại biểu hiện ra, kinh Hoa nghiêm biểu hiện ra trong 10 phương vi trần thế giới, và cũng trong giờ phút đó Pháp Hoa Kinh, Lăng Già, Lăng Nghiêm, Viên Giác, Bát Nhã, Kim Cang…v,v. thể hiện ra không phải thể hiện ra ở cõi ta bà này không, mà ở khắp 10 phương ba đời chư Phật đã từng thể hiện ra. Như vậy Đức Phật đã thành đạo đã từ vô thủy vô chung Ngài chưa một lần đến chưa một lần đi ( Như lai). Mặc dù chưa một lần đến một lần đi nhưng đã thể hiện , biểu hiện và ẩn tàng khi có một chúng sinh ý niệm về Ngài ( Ứng cúng) mỗi lần biểu hiện ẩn tàng không khác ( chánh biến tri) nơi mà sự biểu hiện ẩn tàng của Như lai thì ngay nơi đó được giãi bày không ràng buộc( Thế gian giải) – Tất cả thế gian trời người, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác, A tu la …đều nơi Phật tánh đó mà biểu hiện ẩn tàng không hai, không khác. ( Thiên nhân sư). Tất cả trời người cùng vạn pháp muôn loài từ ấy mà biểu hiện, ẩn tàng mà không sai biệt nơi ấy rất rõ ràng ( Minh hạnh túc). Tất cả đều thể hiện rõ ràng nhưng không có sự ràng buộc thiện ác, niết bàn, khổ não cả ( Điều ngự trượng phu) v,v.. Tất cả những danh hiệu để nói lên một đấng toàn giác, toàn tri.

Giáo lý của Đức Phật không thể nghĩ bàn được. Ở một giai đoạn nào, một thời gian nào, một cấp độ tư tưởng tầng lớp nào đều thụ hưởng hạnh phúc được, nếu người đó hướng tâm theo giáo pháp của Ngài. Nếu trong giờ phút hiện tại này không chưa hướng tâm theo Phật thì giáo lý đó sẽ hướng đến sự sinh diệt. Mặc dù sự sanh diệt đó trùng trùng duyên khởi, nhưng trong vạn pháp lưu chuyển đó đều có Ngài ( phật tánh), phật lý. Phật tánh đó sẽ chuyên chở trong từng sát na thời gian, thậm chí không có thời gian, không gian nơi ấy sẽ xuyên suốt khi một chúng sinh khởi niệm hướng theo Phật thì sẽ được lợi ích ngay. Cho nên chúng sinh sẽ thành Phật lời thọ ký của chư Phật. Một loại văn tự này nó phát xuất ngay nơi tôi, một biểu chiều trong Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo.

Mỗi lần đến Bồ Đề Đạo Tràng trong ấy lại vang lên những âm ngữ câu cú. Những âm ngữ câu cú này nó cũng chỉ là cái bóng, giọt sương buổi sớm. Ánh chớp, chiếc bóng sẽ mất đi, giọt sương sẽ tan đi. Ánh chớp nhanh mất đi, nó mất đi, đi đâu? Nhưng nó sẽ biểu hiện lại khi bước chân đến Bồ Đề Đạo Tràng hay bước chân đến một vùng chưa từng đến.

Giọt sương, ánh nắng,
Tia chớp. Đó là chiếc áo em.
Là chiếc nón,
Tất cả là trang sức.
Tô đậm vẻ trang nghiêm
Lên sắc thái buồn đau, lạc thú.
Để cuộc chơi,
Điệu nhảy
Lời ca, vở kịch hình thành.
Cùng tan vỡ,
Cuộc tình,
Cuộc đời,
Cuộc đạo.
Đấy là danh xưng của em.
Đấy là lời nhắn của em đến anh.
Để mai này thấy nhau,
Trong hoa nở, suối reo,
Tiếng trúc kẽo kẹt, tiếng sóng rì rào,
Tiếng suối reo,
Trong câu ca ngày nào: “ Ô hay tôi chưa từng thấy em”
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Padme Hum


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu : Thích Chánh Trí
Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường

Sửa bởi người viết 23/11/2017 lúc 07:14:43(UTC)  | Lý do: Chưa rõ


Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
thanks 6 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
Liễu Pháp Bạch Y trên 23-11-2017(UTC) ngày, cuiyang07 trên 23-11-2017(UTC) ngày, chuctinh trên 24-11-2017(UTC) ngày, Thuong76 trên 24-11-2017(UTC) ngày, HaiLam trên 23-12-2017(UTC) ngày, yennguyen trên 10-01-2018(UTC) ngày
Liễu Pháp Bạch Y  
#2 Đã gửi : 23/11/2017 lúc 08:37:50(UTC)
Liễu Pháp Bạch Y

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 26-03-2017(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 268 lần
Được cảm ơn: 251 lần trong 48 bài viết
Cũng trên giáo pháp nguyên lý đó Ngài cũng đã nói lên: Khổ Thánh đế, Tập thánh đế, Diệt thánh đế, Đạo thánh đế cùng tứ niệm xứ Ngài đã chuyển pháp luân lần thứ nhất cho 5 anh em Kiều Trần Như. Giáo lý đó đã chuyển động khiến cho tất cả chúng sinh tỉnh giác thấy ngay sự khổ từ gốc vô minh sanh ra thập nhị nhân duyên. Ngay nơi giáo lý đó chúng ta sẽ thấy có thân là sẽ khổ vì sanh lão bệnh tử có cảm xúc thọ cảm sẽ khổ , vì sự cảm thọ vui lạc khổ buồn tủi, đau hận v,v… có tướng là sẽ khổ vì cái tướng do sự vọng chấp phát xuất từ sự vô minh vọng khởi, chuyện vui tưởng tượng cảnh thọ vui, chuyện buồn tưởng tượng cảnh thọ buồn, nghịch với sự tưởng của mình sinh thọ khổ, thuận cảnh thọ với mình sanh vui, nhưng ngay nơi đó quên rằng cái vui cũng từ cái buồn suy ra cả, cái buồn cũng từ cái vui mà sanh ra. Qua sự diễn biến, diễn đạt của tâm thức, ý thức phân biệt thiện ác, tốt xấu làm cho tâm ta điên đảo vọng tưởng không tĩnh tâm mà nhìn thấy sự chân thật của vạn pháp. Tất cả những sắc tưởng chuyển đổi cảm xúc thành trăm biểu hiện ẩn tàng, thức phân biệt không dừng trụ là hành ngay giáo lý Tứ Diệu Đế, Tứ niệm xứ đó là người hành giả biết “như thế”. Qua sự biết đó thực hiện công phu pháp hành của Đức Phật chỉ dạy liền thoát khỏi khổ đạt niết bàn.


Con xin được lưu giữ những lời dạy của Thầy , Thầy ơi gần đây con thường suy ngẫm tới những vui buồn , yêu ghét , hơn kém trong cuộc đời này . Nếu giữ được tâm tỉnh giác trước cái vui đó biết đang vui nhưng không ham vui , trước cái buồn đó biết đang buồn, cái đau đó đang đau , trong cái giận hờn si mê đó thấy nó nhưng không chìm vào cảm xúc khổ đó , chỉ biết thế thôi kết hợp huân tập hơi thở trì niệm Mật Chú Chuẩn Đề . bình đẳng không thiên bên nào thì sẽ giữ được tinh thần vững vàng và cuộc sống an vui tri túc .Đó là cảm nghĩ của con xin Thầy chỉ dạy thêm cho con được khai sáng . con cảm ơn Thầy , Kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe thật nhiều niềm vui

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm . Om Mani Padme Hum . Úm A Hùm

Sửa bởi người viết 23/11/2017 lúc 08:41:33(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

thanks 4 người cảm ơn Liễu Pháp Bạch Y cho bài viết.
Thuong76 trên 24-11-2017(UTC) ngày, cuiyang07 trên 27-11-2017(UTC) ngày, HaiLam trên 23-12-2017(UTC) ngày, yennguyen trên 10-01-2018(UTC) ngày
cuiyang07  
#3 Đã gửi : 27/11/2017 lúc 08:55:28(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3651 lần trong 894 bài viết
Ngay chỗ ý niệm câu hỏi của đạo hữu nó cũng đã nói lên ý niệm của sự tương tác. Tức khi đối diện thấy biết mỗi mỗi ý niệm nổi lên đau khổ vui vẻ , yêu ghét , thương hận ... là cái biết tâm của sự bình đẳng liền ngay đó không phân biệt kết hợp Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha . Bộ lâm . Tâm an vui tri túc . Đó là con đường đúng đắn cứ một mực đi như vậy .
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 2 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
HaiLam trên 23-12-2017(UTC) ngày, yennguyen trên 10-01-2018(UTC) ngày
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.