Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
|
NHỮNG HẠT NƯỚC CỦA ÁNH NẮNG MẶT TRỜI Mùa xuân đã đi qua, mùa xuân năm nay hình như quá vội vàng, chợt thấy một ngày nào đó nay đã, hoa đã tàn....Chúng ta cứ ngỡ cho rằng mùa xuân đã tàn ....nhưng có tàn bao giờ?!
Cứ ngỡ xuân đi hoa tàn, rơi rụng hết, nhưng đêm qua sân trước một cành hoa. Hoa có bao giờ tàn ...? Những gì đến và đi chúng ta bảo rằng nó mất, thật tế không bao giờ mất được. Một lần ngồi đây, một lần đứng đây nghe mưa rơi, gió thoảng, chiếc lá rơi, có mất bao giờ. Chúng ta cứ nghi rằng nó đi đâu mất, nhưng một ngày, một tháng, một năm, một thời gian nào đó khung cảnh như ngày ấy thì chiếc lá lại rơi tiếp..., mưa sẽ rơi, tiếng mưa ngày nào đó trởi lại và cơn gió đó ....cũng đến. Tất cả những cái đến đi bằng hình sắc, danh tiếng, thọ cảm nó được tàng lại trong thức lưu trú “ tàng thức”. Nó không mất và cũng không có đến và đi, vì nó đến từ đâu, từ đâu nó đến và nó đi về đâu. Tất cả chỉ là danh tự, ngôn thuyết....Tất cả để biết những điều đó chỉ có phi, bất vô ly ( Bất, Vô, Phi, Ly). Trong kinh Lăng già bộ kinh mà Đức Bồ Đề Đạt Ma trao lại cho nhị tổ. Đức Phật chỉ trả lời tất cả những câu hỏi của Ngài Đại Huệ Bồ Tát chỉ có dùng một chữ Phi – Và trong toàn bộ kinh này Đức Phật thường hay hiển bày giáo nghĩa như lai chỉ trong ( Bất, Vô, Phi, Ly). Đánh đổ tất cả, bỏ tất cả, ly tất cả, không có tất cả để thấy cái gì trong đó. Cũng như khi Đức Huệ Khả cầu Đức Đạt Ma sư tổ cầu Ngài an tâm cho. Thì ngay nơi đó Đức Sư tổ Đạt Ma bảo rằng : “ Đưa tâm ta an cho – Ngay đó ngài Huệ Khả nhìn lại nơi tâm thức xôn xao trong tâm mình không có cái nào nhất định “ Bất, vô” nhìn không thấy cái gì là có thật ( Phi) và những tâm thức ấy luôn luôn thay đổi ( Ly). Một câu hỏi, một câu trả lời. Ngay nơi ấy là diệu nghĩa, và liền ngay nơi đó Ngài Huệ Khả nói rằng : “ Bạch Thầy con lấy tâm con không được”. Ngay nơi đó ngài trả lời bằng một loại chơn ngôn ngữ ( Độc thoại). Ngay nơi đó chơn thức ( Diệu quan sát trí ) thấy phân biệt thật rõ – Khách quan – không đắm chìm trong vọng ngã. Ngài liền thốt ra thật nhanh cũng bằng loại ngôn ngữ chân thật: Con không lấy không đưa ra được, vì con thật sự là con ngay đó. Cái của con là cái đang trả lời với Ngài, thầy trò thầm cảm nhận.
Tổ bảo rằng: Ta đã an tâm cho ông rồi – Như sét đánh, như thùng lủng đáy, như tuột xuống bằng cây thoa mỡ bò. Ánh sáng trí tuệ như lai đó mãi mãi muôn đời không hơn không kém, Trí huệ đó đã kết thành nhị tổ Huệ Khả. Câu chuyện lời nói này Tôi không nằm trên văn tự, cốt chuyện thiền của Tổ và Huệ Khả mà tôi chỉ thực thị trong tâm thức ấy thể hiện. Tôi chỉ lấy cái ( Bất, Vô, Phi, Ly) để thể hiện “cái nơi đó!”.
Trong một hiện hữu đời tôi, lớn lên trong sự thấm nhuần của đau bệnh, nghèo, khổ. Những thứ này nó chỉ là văn tự, ngôn thuyết. Mọi người rất sợ nơi nó, nhưng đối với tôi qua thời gian sống với những người bạn trên, nó đã đem lại cho tôi thật nhiều cái quí giá mà trên thế gian này rất hiếm có, tìm thật khó. Những cơn nóng sốt, đói, rét những loại cảm xúc thọ cảm trong khoảng thời gian đó tôi đã sống thực sự chân thật với nó, Vì hàng ngày hàng giờ chỉ có nó trong tâm, trong thân tôi. Nó đến lui rất thường xuyên cho đến lúc nó trở thành một với tôi quan hệ thật thân thiết. Chữ thân ở đây như chính thân tôi. Chữ thiết như những loại cảm xúc thọ cảm cùng tôi đang sống, đang làm việc đang nhẩy múa đang hát ca. Từ những bài hát vỡ lòng vỡ dạ đau quá, đói quá từ thô đến tế, cho đến chúng hòa quyện nói với nhau có điệp khúc, có cung oán than ai bi, có sự hỉ lạc, bay bổng và rớt lại....thật là một khung trời ...vi diệu, diệu huyền mà rất tầm thường thô sơ, thô kệt cho đến thấp hèn cao cả...
Cuộc đời tôi rất lý thú đợi một cơ duyên nào đó sẽ phơi bày thêm, Còn ngay nơi đây tạm mượn một chút để diễn bày sự sống chân thật trong tâm tôi qua sự thấm nhuần của giáo lý Đức Phật, thấm nhuần đức tin trọn vẹn nơi Đức Phật. Ngay nơi pháp tu mật chú Chuẩn đề thiền tánh này, chúng tôi luôn luôn thể hiện trên thiền mật viên dung – Hiển mật viên thông. Tạm mượn những văn tự danh ngôn này để nhằm thể hiện lên sự sống trong tâm thức tôi. Tôi tu ở mật chú Chuẩn Đề này nay chắc có lẽ trên 30 năm. Người thầy đầu tiên của tôi là Hòa Thượng Thích Từ Huệ trưởng giáo đoàn của Phật giáo Khất Sĩ ở Bến Tre, Tiền Giang. Trong khoảng thời gian tôi học thuốc và trị bệnh tại tịnh xá Bồ Đề, Mỏ Cày – Hòa Thượng thường hay lui tới chỉ dạy Tăng, Ni phật tử tu học. Trong khoảng thời gian đó Hòa Thượng từ bi đã trao cho tôi Mật chú Chuẩn Đề : Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm cùng những mật chú khác như; Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn – Om Ma Ni PadMe Hum, Úm Xỉ Lâm, Úm Lam và Hòa Thượng đã trao cho chúng tôi thần chú Uế Tích Kim Cang. Hòa Thượng Thích Từ Huệ từ khi vào tu học thọ giới từ sư tổ Minh Đăng Quang, Hòa Thượng đã được học và tu theo mật chú Chuẩn Đề vào thời trước và sau sư tổ Minh Đăng Quang ( Thời gian có thể có chênh lệch chút đỉnh). Những vị như sư vải bán khoai, Tôn sư Minh Trí, Đức Huỳnh giáo chủ đạo Hòa Hảo, Nhan Như Đống, Đức Hộ Pháp Công Tắc Cao Đài và một số vị chức sắc ở đạo Cao Đài...họ đã từng tu qua Mật chú Chuẩn Đề, Ngũ Bộ chú. Hòa thượng Từ Huệ cuộc đời hành pháp của Ngài thường xuyên dùng đến Mật tông hành đạo, trị bệnh tà, phá ếm đối, an trạch...giúp đỡ mọi người rất nhiều. Mỗi lần Hòa Thượng về Tịnh xá Bồ Đề, Ngài mắc mưa đồ đạc túi đãi của Hòa Thượng toàn đựng những bùa chú, linh phù mà Hòa Thượng đã viết đã in sẵn. Tôi là người Hòa Thượng hay sai đi phơi những linh phù trên. Sự quan hệ uốn nắn chỉ dạy của Hòa Thượng đối với tôi rất nhiều, nhưng ở đây chỉ tạm đưa ra một vài chi tiết để thầm nói lên trong khoảng thời gian tu học của tôi đã có những duyên lành gặp những bậc thầy chơn tu. Những đệ tử Tăng, Ni của Ngài hiện bây giờ là những người Thầy sư rất có uy tín trong giáo hội như Hòa Thượng Thích Huệ Ngộ ở Bến Tre, Hòa Thượng Thích Nhật Tấn, Bến Tre – Hòa Thượng Thích Huệ Thành, Hòa Thượng Thích Huệ Tâm ở Tiền Giang – Hòa Thượng Thích Giác Toàn cũng là những người có quan hệ rất mật thiết với Hòa Thượng.
Một vị thầy đầu tiên của tôi vê pháp tu Mật tông. Tôi có rất nhiều vị Thầy ở những nước khác như những Thầy ở Campuchia, Miến Điện, Tây Tạng ngài Kamapa17, và còn rất nhiều vị Thầy nữa nhưng những vị đó quí ngài không thích lộ diện.
Cuộc đời tu hành của những vị hành giả tu về mật chú họ luôn luôn phải huân tập tu học ở hai lĩnh vực Thiền học và Mật tông. Đi ở một khía cạnh rất khó, vì trước nhất chúng ta phải biết sự giả hợp của những chủng tử, những nguyên tố, nguyên tử đất nước gió lửa kết hợp thành và ngay nơi đó người hành giả phải biết kết hợp giả hợp của tâm thức để người hành giả đó chính thức có một đời sống chân thật vô ngã, vô pháp, vô thường. Một đời sống của vô trụ, của phi, ly, bất. Biết như vậy để thể nhập vào năng lực chuyển động của những hạt chủng tử nguyên tử mà ngay nơi đó nó đã kết hợp thành những chân ngôn Đà La Ni . Chỉ có bất, vô, phi, ly ngay nơi đó người hành giả mới có hóa thân ý sanh thân, báo thân. Để kinh nghiệm thấy ngay sự chính thành của bất giác – Tiếng nổ, những động chuyển hình thành tia điện năng lực đó đều mang những chủng tử của chân ngôn – Om, Úm, A, Hùm, Ma, Ni, Sắc , Dặt...Ngay nơi đó người hành giả ở tạm trong trạng thái Bất, Vô, Phi, Ly để có một loại trí tuệ chủ động chuyển biến thu, phát thể hiện ....qua sự chuyển động, chuyển biến thu phát thể hiện chính ngay nơi tâm ấy là chân chú. Chân chú ấy thể hiện muôn hình, muôn vẻ, vạn niệm, vạn pháp để trở thành những mạn đà la, linh phù pháp. Thể hiện kinh nghiệm vào đại thủ ấn chân thật. Như một đời sống chân thật của một hành giả họ sống bình thường bình dị an lạc trong vạn pháp, thì họ là những chủng tử Mạn đà la là chương cú Đà la ni.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Padme Hum.
Tiếng chuông của một ngày không đến không đi – Ngày đó tiếng chuông ...Bất, Vô, Phi, Ly
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: TC. Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết TườngSửa bởi người viết 15/06/2020 lúc 04:03:28(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
16 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
cuiyang07 trên 15-06-2020(UTC) ngày, Thiên Trang trên 15-06-2020(UTC) ngày, Thuong76 trên 15-06-2020(UTC) ngày, chuctinh trên 15-06-2020(UTC) ngày, Liễu Pháp Bạch Y trên 16-06-2020(UTC) ngày, Phuc An trên 17-06-2020(UTC) ngày, haiha232 trên 20-06-2020(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Tịnh trên 25-06-2020(UTC) ngày, Tieuhoathuong. trên 28-06-2020(UTC) ngày, yennguyen trên 02-07-2020(UTC) ngày, HaiLam trên 02-07-2020(UTC) ngày, Kyhoadithao. trên 03-07-2020(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 08-07-2020(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 09-07-2020(UTC) ngày, Minh Phuong trên 30-08-2020(UTC) ngày, HueVong trên 10-03-2023(UTC) ngày
|