Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
ÂM HƯỞNG KHÔNG CÓ THẬT CHÚNG CHỈ LÀ
Bài viết này nó được duyên hợp ở một buổi sớm mai, khi tâm thức tôi trong thiền quán bất chợt Tuệ sinh diệt, Tuệ minh sát...thể hiện về ngay trong giờ phút đó hình ảnh mẹ tôi ....và một đứa bé ra đời sau những tiếng trống đại hồng chung của một ngôi chùa làng xã Thành An – Mỏ Cày Bến Tre.
Đứa bé đó đã lần lượt âm thầm bước vào cuộc đời bên người mẹ trong một căn nhà không có vách phên, gió lùa từ trước đến sau. Người mẹ tần tảo sớm hôm đồng áng. Người cha đã đi vào cuộc đời với một ngành nghề xa quê, và từ đó đứa bé đã lớn lên, lớn lên theo bệnh tật hen suyễn. Những đêm trăng sáng 1,2 giờ đêm tiếng dầm khua trên mặt nước sông làm tan đi ánh trắng tròn đang in trên nước. Tiếng chèo khua trên nước hòa với tiếng ho, thở khò khè của một đứa trẻ, rồi lâu lâu nơi tâm thức cõi lòng âm u mệt nhọc khổ đau nhưng đầy tình thương của người mẹ. Ngay nơi ấy vang lên những tiếng thở dài lúc ngắn lúc dài âm hưởng vang lên trong hư không vắng lặng như than vãn, như trách móc, như buồn tủi một kiếp sống nặng nhọc đang gánh trên đôi vai tâm thức của người mẹ. Ráng lên con, ráng lên con mẹ sẽ hốt thuốc về cho con uống, con sẽ hết bệnh. Chắc có lẽ lúc đó tim của người mẹ co thắt lại, nóng rát ấm lên những giọt nước mắt rơi lên má của người con. Cuộc đời và nỗi khổ như vậy, nhưng trăng vẫn sáng, vẫn soi xuống nước làm cho những giọt nước sông do cây dầm dãy động chúng tung tóe lên ánh sáng, tia ánh sáng nước. Và ngay nơi nước mắt của người mẹ đó người tỉnh thức cũng sẽ thấy những giọt nước mắt được ánh trăng soi sáng và trong khoảnh khắc đó ánh trăng soi qua những kẽ lá, soi qua từng cây bần. Ánh sáng đó mặc dù không nói là tôi sẽ quyết tâm soi sáng cho nước cây cỏ, cũng không suy nghĩ, cũng không hành động gì. Nhưng ánh sáng của trăng vẫn xuyên qua kẽ lá để đến với nước, để đến với cây cỏ đem lại ánh sáng cho muôn loài. Ánh sáng đó cũng đã đến với thân thể với đầu với mặt với con ho, thở suyễn của đứa bé để thầm bảo rằng ánh sáng sẽ xua tan đi những sự đau khổ bệnh tật. Buồn tủi – hãy tỉnh – tỉnh – lặng lặng với tôi ánh trăng muôn thuở, muôn loài và tất cả sự kiện bình thản, thản nhiên trong sự thể hiện và ẩn tàng. Thời gian trôi qua bệnh tật đến và đi. Cái đi và đến đó do chúng ta gọi nó trong tâm ta, chứ thật như là sự vật, vạn niệm bình thản. Đứa trẻ đó là tôi, những khúc những chiết tỉnh thức xoay vần trong cuộc sống tôi cùng bệnh tật đã đưa tôi vào quĩ đạo của đạo phật. Từ đó ngay nơi đó Đức Phật đã hiện hữu trong tâm tôi qua những ngày tháng lưu chuyển trong đời, trong cuộc sống nó thể hiện lên một dòng tâm thức được tiếp nối trong tàng thức, lưu bao đời. Tôi đã từ từ kiểm chứng chúng thể hiện lên sự tỉnh thức. Tôi đã thấy, đã biết những chuỗi ngày đau khổ của bà mẹ, bà ngoại đã tần tảo sớm hôm lo cho cuộc sống các con cháu của mình. Lớn lên một chút cuộc sống của cuộc đời tâm thức, thọ cảm ma sát tất cả cũng đều khai mở ra. Tôi đã dời chỗ ở đi theo cha mẹ đi khắp nơi trong cuộc sống, trong công việc của gia đình. Cuộc sống rày đây mai đó để rồi cuối cùng trong chặng đường lưu chuyển đó cha tôi mất, cuộc sống của mẹ tôi mới thật sự bơ vơ. Chúng tôi về ở với ngoại, ngoại cũng rất nghèo nhà cửa cũng không dời chỗ liên tục. Do công việc làm ăn ( làm mướn) qua những năm tháng như vậy mà mẹ tôi, ngoại tôi mang theo bên mình 2 đứa em cùng tôi một thân thể, một con người bệnh hoạn. Đây là một phương pháp thể hiện những ý niệm, những cảm xúc, cuộc sống được lưu trú trong tàng thức lưu trú của tôi qua Tuệ minh sát – Tự Tuệ minh sát chứng thật hành động cảm thọ, tâm thức. Nhưng cuộc sống của tôi cùng mẹ qua nơi này qua nơi khác có lúc sống ở Sài gòn, có lúc sống ở Bình Đại, Bến Tre. Cuộc sống như vậy nó mang theo rất nhiều những nỗi lo âu buồn tủi, vui buồn, chia rẽ, chung sống. Những bữa ăn thiếu thôn, no đủ, những cảm giác nóng lạnh ...đó, đó thật là pháp bảo. Một thứ pháp bảo công đức, trí tuệ tỉnh thức rất quí giá. Nó được đổi lấy bằng mồ hôi và nước mắt.
Sau khi gặp đạo, đi vào con đường tu học chứng nhập ngay cuộc sống thực tại của mình tỉnh giác thấy tất cả những chuỗi đau khổ buồn tủi, đói rét chúng luôn luôn có thật tại tự nhiên của chủng nghiệp đó. Bản chất của tất cả niệm khổ vui, hạnh phúc đau khổ đó chúng trước sau đến bản chất chủng tử đó chúng cũng không biết nhau và chúng không có nói rằng tôi đến đây, tôi đi đây để gây khổ cho một ai cả. Chúng thật chân thật, những nơi đau khổ bệnh tật nơi thân là vì chúng ta chưa hiểu thân ta hoàn toàn do sự giả hợp. Do đất, nước, gió, lửa do sáng tối, nhẹ, nặng, trơn, rít...rồi không biết nơi tâm thức ta cũng do tất cả những ý niệm cảm xúc thọ cảm chấp nhận, bỏ - buồn vui....Chúng ta tỉnh thức thấy trong một niệm đó diễn đạt phô bày thể hiện ra do những ý niệm thức biết. Thí như tay chạm vào cây, sanh biết phân biệt đau và không đau, rồi thấy sắc bối cảnh chia tay của người thân. Chia tay trong phim ảnh sanh ra những nỗi buồn ý niệm buồn và ngay đó ý niệm buồn sự cảm nhận thọ cảm nắm giữ tất cả những thứ này chúng ta soi rọi lại thật tỉnh giác tất cả cũng đều do sự vọng tưởng đạt bày ra thể hiện ra đó tự nghiệp ( do tự mình bày), do cộng nghiệp ( nhiều người bay ra). Để truy tìm nguồn gốc vọng tưởng đó chúng ta không biết nó ở đâu và chắc chắn cái gì hình thành nên nó. Cho nên nghiệp chủng vọng tưởng miên man ( vô minh), vô thủy ( không trước), vô chung ( không sau). Nhưng chúng cứ lăn tăng sống nhảy nhót như những đợt sóng mãi mãi trong tâm thức chúng ta nếu chúng ta không biết những vọng tưởng niệm tưởng ý niệm đó ( đều là nước – sóng cũng là nước). Đây là một phần nào đó trong giờ phút bất chợt tỉnh thức của tôi trong khi bệnh, nhờ thực hiện nó qua giáo pháp của Đức Phật, khoảng cuộc đời đó tôi được duyên lành ma sát chạm với tất cả những ý niệm đó. Trước đó thấy nó rất khó chịu, nhưng sau tất cả đều bình thường bình vị. Từng vị trí của nó được Tuệ minh sát quán chiếu qua khoảng thời gian đó “ biết đó”, “ biết như vậy” tôi thật hoan hỉ sống với cuộc sống bệnh tật nghèo khổ của ngoại và mẹ.
Gần ngoại tôi, ngoại đã già 80 mấy tuổi, vì cuộc sống vất vả lưng ngoại đã còng xuống. Đi đâu cũng đầu đội một chiếc khăn rằn đã cũ kỹ. Đó là hình ảnh cũng là một kết quả của ngoại sau những năm tháng vất vả, do những công việc sinh nhai bươn chải gánh nước mướn, làm ruộng cấy, gặt lúa, đi làm mướn. Ai mướn gì làm nấy, miễn là kiếm tiền về nuôi gia đình. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ và ngoại khi sương rơi chưa dứt, mặt trời chưa ló dạng với một bộ đồ vải lao động rách nát được đắp vá nhiều lần đủ màu. Ngay như những lần thấy ngoại mẹ tôi đi như vậy. Đầu thì đội khăn với một chiếc nón lá, tay ôm theo mình một túi vải trong đó có một cây dao, một cái nọc ( dùng để xơm xuống đất cấy lúa), 1 lon ziro cơm trắng – đồ ăn đôi khi không có. Có lúc chỉ có vài miếng đậu phụ kho muối mặn, một mớ rau kim thất luộc. Thật sự là cực khổ thật. “ Để muốn không cực khổ, thì cực khổ”. Ở tâm nhãn tôi nhìn thấy mẹ, ngoại là những vị tu sĩ đâu lâu xa vời chiếc áo tả tơi với nón rách. Thân tâm an lạc vì lúc đó ngay thời điểm sống ngoại mẹ chỉ có ước mơ no ấm gia đình không còn gì khác cả. Có lúc tôi đem cơm ra cho mẹ ngoại – mẹ ngoại vào trong 1 bóng mát, tránh ánh nắng giữu trưa. Lúc đó cũng 11 giờ mấy những bà chủ đất tâm hình như không phóng khoáng, thoải mái trong lòng còn một chút gì đó ....cho nên chưa cho nghỉ. Khi tôi đến 12h giữa trưa mới cho người làm nghỉ. Bữa đó là bữa đi cấy, mẹ ngoại quần xắn lên tới đầu gối áo quần ướt cả do một phần nước xình bùn, một phần do mồ hôi. Trong sự bất chợt đó tôi nhìn mẹ ngoại và ngay nơi đó một mùi mồ hôi cộng với bùn phát ra từ một nụ cười sảng khoái của sự sắp được ăn. Mùi mồ hôi bùn đó cảnh tượng đó sau này khi tôi ngồi thiền thì Tuệ minh sát sinh diệt mang hình ảnh đó về thực chứng một sự thật ngay đó, mùi thơm đó nó được phát tiết trong thân tâm một người bình thản vô vụ lợi an tâm, an lạc – an tâm an lạc đó nó xua đuổi đi nỗi ưu tư lo âu của sự đói rét bản thân gia đình ( trong đó có tôi). Mùi thơm đó hòa quyện trong tâm tôi thể hiện ra từng hạt, từng hạt mang ánh sáng trắng hồng. Một buổi an lạc như vậy đó, nó sẽ sản sanh vô lượng những hạt sáng đó. Đó là những chủng tử thiện lành an lạc. Từ ngay nơi sự kiện tâm thức đó chứng tỏ rằng tất cả chúng sanh ai cũng có phật tánh và 6 con đường đều nơi tâm thân của chúng ta. Giáo pháp của Đức Phật, đệ nhất nghĩa đế đều nơi tâm ấy. Nhưng có khác là tất cả chúng sinh ta không được sự chứng nhận tâm chứng của một vị Phật cho nên những ý niệm này đã cho thấy lòng đại từ đại bi của Thái tử Sĩ Đạt Ta, một vị Phật, Đại Bồ Tát đã thị hiện ra đời phơi bày thân tâm, tâm thức của Ngài qua 49 năm. Thị hiện trở thành một vị Thái tử, lớn lên ăn học, cũng có cha mẹ, cũng có vợ con. Cuộc sống như tất cả mọi người . Để ngay nơi sự sống ý niệm cảm xúc đó mà Sĩ Đạt Ta phơi bày ra bằng nhiều cách, nhiều phương pháp, nhiều sự kiện, nhiều hình ảnh. Thông qua tất cả cảm xúc để từ đó mọi người cảm nhận , qua cảm nhận đó mọi người mới tự tỉnh, tỉnh giác đứng lên nhận biết được cái khổ, nguyên nhân sinh ra khổ, phương pháp diệt khổ để được an trú trong niết bàn thoát khổ. Tứ đế kinh Tứ diệu đế ra đời. Người phật tử sau này hình như trong tâm, trong lòng của họ quên mất đi kinh Tứ Diệu Đế này. Từ chỗ quên đi Kinh Tứ Diệu Đế này, thì mất đi Khổ Thánh đế, Tập Thánh đế...con đường giải thoát sẽ miên man chập choạng, và mọi người phật tử chúng ta cũng quên đi chữ “ hiếu đạo”, không biết viết chữ đó ra sao, không biết kết hợp duyên hợp của những mẫu tự, nguyên phụ âm của nó, không biết nó đứng ở đâu để cho con đường đi vào đạo cũng sẽ khó khăn. Hiếu đạo phụng sự kính trong cha mẹ sư trưởng. Mặc dù nó không là cứu cánh những nếu một người Thầy, một sư, một tu sĩ, một cư sĩ cùng thiện tri thức được mọi người kính trọng xem trọng cho đó là ánh sáng giúp mọi người đi những bước đường tốt đẹp mà không coi trọng sự sinh thành dưỡng dục, không nhớ đến công ơn dạy dỗ nuôi dưỡng mình để một ngày trở thành một sư, một tu sĩ...thì cái chuyện đó nó không hay gì mấy. Đó là hình thức hình ảnh thô ở bên ngoài, còn bên trong để thể hiện hình ảnh đó nó có một năng lực, trí tuệ công đức, sự hiểu biết hoan hỉ biết ơn. Mặc dù thân mình là giả hợp, thân cha mẹ cùng tất cả là duyên hợp lại. Nhưng ngay nơi đó chúng ta sẽ thấy có cái thật chân thật là sự sanh thành mang nặng đẻ đau của người mẹ, sự tần tảo sớm hôm bươn chải kiếm miếng cơm manh áo của cha chúng ta, của ông bà chúng ta. Những cái đó không thể phủ nhận được. Là một phật tử, một tu sĩ phải biết những điều đó và biết nhiều, biết xa, biết sâu hơn nữa những công đức đó không có cha mẹ không có những công ơn sinh thành dưỡng dục đó thì ngày nay, ngay nơi đây hãy nhìn tâm ngay tâm của ta không có một người hình ảnh mang tên này, những công đức, những tình thưởng cảm xúc. Những hình ảnh mặc dù đau thương, hỉ lạc, khổ đau...nó không bao giờ mất đi, nó được lưu trú trong tàng thức. Những hình ảnh những nỗi đau, cảm thọ, cảm xúc hoan hỉ đau khổ sẽ thoát ra và được sự chân thật hoan hỉ của tâm một người hành giả khi thực hiện tự Tuệ Minh Sát. Người hành giả ngồi đó những cảm xúc hình ảnh đau khổ, vui vẻ, hoan hỉ, biết ơn, không biết ơn và vô số niệm tưởng, hành niệm lần lượt thể hiện ra người hành giả ngay giờ phút tỉnh giác sống như thật. Vì họ hiểu tất cả cũng “ chỉ là”, “ như là”, “ như vậy”. Người hành giả ngồi đó ( nói ngồi đó để mượn văn tự diễn đạt) chứ thật không có ai ở đó chỉ là “ tuệ giác” tỉnh thức. Ngay nơi đó từ tâm tỉnh thức quán sát như là không một niệm phân biệt vì ngay nơi đó như là công nhận thật chứng như vậy để tất cả đều như là phật pháp bình đẳng chánh giác không có sự truy tìm khổ đau chánh giác. Vì ngay nơi sự truy tìm đó người hành giả “ thét lên” ánh sáng và bóng tối – cơn mưa – “ tạnh”.
Lần lượt các pháp sẽ thấy chúng qua tự nhiên, tự nhiên để không có tự nhiên – Bất, Vô, Phi, Ly để có và không có qua những âm hưởng đó. Để cho cuộc độc thoại này đi vào sự bế tàng để thể hiện, để chúng như là. Vị sư Tổ đó là Thiền Sư Nhất Định ngày xưa, sư đến rừng thông đó, ngay chùa Từ Hiếu – Huế bây giờ cất một thảo am tu học. Ngày tháng tu học cùng săn sóc mẹ già. Tục truyền rằng một ngày đó mẹ ngài bị bệnh mọi người nói rằng mẹ Ngài được ăn cá thì bệnh sẽ chóng lành mau bình phục. Ngài xuống núi lúc từ đồi thông đó đến chợ ở Huế, ở làng phải trải qua đoạn đường khoảng 5,6km. Trong sự đi đó mặc tình cho mọi người nói ra nói vào thị phi về chuyện mua cá Ngài cũng mặc kệ, mua thực phẩm về nấu cho mẹ ăn, hốt thuốc cho mẹ uống – Tâm hiếu thảo, lòng hiếu thảo đó đã động đến đức vua thời đó là Tự Đức – Vua Tự Đức là một Đức Vua có lòng hiếu thảo. Nghe như vậy Ngài đã truyền quan chức xây dựng và sắc trứ cho chùa đó là chùa Từ Hiếu – chùa Từ Hiếu này qua thời gian dài có rất nhiều vị vua đến đây, nghe pháp cùng tất cả phi tần, thái giám, quan chức. Những ngôi mộ xây phía trước phần đông là những vị phi tần, thái giám quan chức. Ngôi chùa này thời gian quá khứ hiện tại vị lai, linh khí, hoan hỉ ...lòng hiếu thảo đó trong vô thức trong nỗi bất chợt nào đó, có một động lực vô hình đã đưa tôi đến Từ Hiếu. Một ngày, rồi nhiều ngày như ngày hôm nay....boong một chuỗi đại hồng chung vang lên tại rừng thông chùa ấy ( nhưng tôi) chỉ là “ boong” Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên tôn giả - con nguyện trong vô thủy vô chung thực hiện hạnh Ngài – nguyện tất cả chúng sanh cho đến muôn niệm cho đến vạn vật muôn động chuyển đều thể hiện lên tiếng chuông Mục Kiền Liên.
Mục Kiền Liên Bồ Tát [url=cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: TC. Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường]cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: TC. Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường[/url]Sửa bởi quản trị viên 05/07/2020 lúc 08:43:14(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |