Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
|
Làm thế nào để có sự trì niệm thanh tịnh? Đệ Tử:
Thưa Thầy làm thế nào để chúng con khi trì chú, niệm chú có được sự tín tâm có được công đức? Vì nhiều khi thấy mình trì có được sự thanh tịnh tốt, nhưng có những lúc thì có quá nhiều chuyện nó đến, có lúc thì tinh thần nó cứ chộn rộn, nó cứ mệt nhọc không có được sự thanh tịnh.
Thầy :
Tất cả những ý niệm đó nó không có đem mình tới chỗ thanh tịnh được. Khi mà em nói là thanh tịnh là ngay chỗ đó mình chấp vào thanh tịnh. Tất cả những cái đó nó đến với mình rồi nó đi, hãy cho nó đến và nó đi bằng cách tự nhiên. Mình coi như là một con người không có nhà. Thường thường người ta cho cái thân này là cái nhà, nhưng thực tế mình chỉ là người ở trọ thôi bám vào nó mà mình cứ nghĩ là nhà của mình. Nếu cái nhà của mình thì mình giữ mãi và mình quản lý điều khiển nó được. Tại sao nó nóng giận, mình kêu nó đừng nóng nó cũng vẫn nóng. Rồi nó buồn mình kêu nó cười nó cũng không cười. Nó đâu có nghe mình. Tại vì mình vô minh, mình cứ nghĩ rằng cái cảm giác này cái tâm này là của mình, không phải. Của mình sao mình điều khiển nó không được. Cho nên những cái nó xảy đến với mình phải bình tĩnh. Mới đầu tập, tập chưa được thì nhiều khi nản thì từ từ thì nó mới thành hình được, chứ còn không tập thì muôn đời mình không làm được. Người ta gọi là tu tập - tu tập là như vậy. Chứ còn nếu mà, tức là nếu mình bỏ qua không có để ý nó, không có biết nó thì người ta gọi là dãi đãi, tu tập lúc nào mới đạt được kết quả giải thoát. Không có, điều đó là không có.
Đệ Tử : Con nhớ lúc trước Thầy có dạy là ngồi trì chú mà tâm của mình không có chuyên tâm vào sự tu học trì chú thành ra là không có được công đức nhiều nên bây giờ con muốn dành thời gian một tiếng hoặc hai tiếng hay ba tiếng khoảng thời gian dành để ngồi xuống trì niệm tu học như mình muốn để được những cái tốt đẹp hơn.
Thầy :
Những cái đó là khi mới đầu mình có lợi thế ngồi thì sau này mình vững tâm từ trong đi đứng nằm ngồi. Tất cả bản chất của sự vật là thanh tịnh, tịch tĩnh . Tất cả biết Tịch tĩnh hay không biết tịch tĩnh nó không có khác với nhau. Cái buồn cái vui gì đó nó đến với mình, thằng vui làm cho mình cười, thằng buồn làm cho mình khóc nhưng ngay cái gốc của nó đi ra bản chất của nó đều thanh tịnh, nó đều bằng nhau. Nó đi ra đây rồi bắt đầu mình mới tạo dựng cái người ta gọi là vọng tưởng. Bản chất sự vật là thanh tịnh khi mình biết là nó thanh tịnh là nó không thanh tịnh. Bởi vì mình đã có cái ý khi mà mình đã có cái ý vào đó nhưng mà khi mình biết cái đó không thanh tịnh tức là nó trở về thanh tịnh, con đường nó đi mới bước đầu sẽ khổ thôi, cho nên người ta nói khổ đau khổ để cho nó hết đau khổ, tu là vậy ngồi nằm, đi đứng nằm ngồi.
Hồi xưa tôi đi kinh hành tối đi mấy chục vòng quanh chùa. Có lúc nó buồn ngủ, buồn ngủ cứ niệm hoài đi ráng đi, phải cố gắng đi, đi lủi vô cái cột “cộc” sưng một cục phải tu học cũng ráng, mà có điều kiện thì phải xuống, xuống cái công phu của mình để mình tu rút lớn nhiều tuổi đâu có tu được, tu không nổi đâu. Nhưng mà thí dụ tuổi của mình hồi xưa không huân tập như bây giờ tu không nổi. Nhiều khi đi kinh hành ngồi thiền rồi nghe kinh suốt tới 2-3 giờ mình mới ngủ rồi sáng cũng thức sớm hành trì rồi ngủ một chút ăn rồi hành trì. Có nhiều thứ nó nằm sâu bên trong mình phải vén lên, có những thứ nằm sâu thẳm bên trong...Cũng như nãy giờ mình nói Kinh Hoa Nghiêm làm sao mình thấy được, như mình nói với T về thân ánh sáng làm sao mà e thấy ánh sáng ở trong đó, có cái gì ở trong đó, nó đang nói gì, nó đang cảm nhận gì nó đang chuyển hoá cái gì ở trong đó, mình thấy nó nói vậy thấy người ở ngoài bây giờ người ta nói thằng này nó khùng, nói chuyện tào lao. Nhưng mà thực tế khi mà thấy ánh sáng nó di chuyển như vậy, nó có ngôn ngữ ở trong đó nó hình thành quốc độ ở trong, nhưng mà ngay chỗ đó người ta gọi là Phật thì không phải. Phật thì không có cái sự tạo tác đó nữa mới là Đức Phật. Cho nên khi quả vị của Đức Phật, thấy không? Nó có muôn vàn, không có kiếp số nào tính được. Giờ khoa học cũng không có biết. Thí dụ lấy chất này, chất kia đưa cái sức nóng vô nước để vô phản ứng hoá học, rồi nó cũng phụt bay lên, bay lên không gian cái khối đó cái màu sắc đó cái ánh sáng đó nhưng mà người ngoài không biết gì, nhưng mà khoa học lấy kính nó soi nó sẽ thấy có những sự vật vi khuẩn trong đó nó mang âm thanh ánh sáng của nó ở trong, trong từng cái màu sắc ánh sáng đó nó cũng có khu trú từng đơn vị cá nhân của một vi khuẩn nào đó, một khí chất nào đó nó trùng trùng duyên khởi lên.
Kinh Hoa Nghiêm ngày xưa tôi chỉ nghe rồi tụng hồi còn nhỏ mà tôi ao ước từ hồi đó lớn lên tìm Kinh Hoa Nghiêm để coi. Nhưng mà Kinh Hoa Nghiêm nhiều khi coi cái bản này thì viết như vậy, bản kia viết rồi không có một ông nào giảng nói cho mình nghe mình cảm thấy thoải mái. Mà đúng ra phải nói được, kinh này nói được phải là những vị Đại Bồ Tát ở bậc Thập Địa trở lên, ghê. Mình đi Ấn Độ là vậy, mỗi lần qua Bồ Đề Đạo Tràng mình phấn chấn vào đó mình nghe, nghe lại.
Giờ cứ tập vậy rồi thấy sợ cứ sợ, giận thì giận hít vô, mới đầu chưa được, sau này từ từ được. Tu như vậy chỉ có nước là mấy người độc thân thì được chứ những người có vợ con gia đình thì khó. Họ nói “ đi theo ông này khùng hay gì ta, ông bị ai nhập không”. Tu là cứ đi - ngồi - đói bụng - ăn_- nhìn -_ánh sáng - ban đêm, Ôi sao đau quá - đau- ngứa. Cứ vậy theo quán sát và hít thở. Nó có nhiều cái thú vị, Tu tập có nhiều khi nó trở về những cái tuệ sinh diệt nó trở về trong cái thân của mình như vết thương cũ hồi mình té xe nó đau đau như ai cắt vậy đó “ Ô...ô...ô... sao đau dữ vậy?”. Nó có những cái cũng vui, sống với những cái cảm xúc thọ cảm hành thức, nhưng mà những cái đó là những cái ngã của mình, nhưng cái đó là thế giới và vũ trụ nó nằm trong đó. Mình trở về cái tâm này, thì những cái đó sẽ mở ra thế giới đó. Còn trở vào cái cuộc sống kia, thế giới đó nó sẽ khép lại. Chỉ biết ăn rồi thoải mái nghe nhạc hưởng thụ. Khi quay trở về bên trong tâm thức - Tức là nó khép lại những khuôn khổ của âm nhạc, những cảm xúc ăn uống, những cảm xúc về chơi bời thoải mái sẽ khép lại, khép lại rồi nó kết lại nhiều cái rồi nó thành một cái khối tụ kết tập nghiệp tập gọi là nghiệp tập kết tụ. Nên khi mình tụi em học Thần Chú một thời gian rồi bắt đầu thí dụ khi gặp mấy cái vong nhập vô người ta lại gần em nói đạo rồi nó ra hết, nó trú tâm nó nghe những âm thanh nó không hiểu nó nhức đầu rồi nó ra hết, chạy hết nó đi. Hồi cái ông Nam Phương cũng vậy, ông nhờ tôi trị vong nhập là bà chặt thuốc. Tôi liền nói: “ Ông khỏi cần nhờ tôi trị, mấy cái vong đó chỉ cần ông ngồi nói đạo thuyết pháp, nó nghe một hồi nhức đầu nó đi, không dám vô nữa.” Lúc đó người ta khen bảo ông này hay. Sự thật là thế. Đó là những vong cô hồn các đảng nó có hiểu gì về đạo về Đức Phật đâu, nó nghe một hồi điên đầu không hiểu tự khắc nó đi.
Giáo pháp Đức Phật khía cạnh nào cũng được, đều có năng lực hết. Kiểu giờ thằng nào rượu chè cờ bạc nhậu nhẹt nó vô nó nghe Tứ Diệu Đế là sao khổ này kia, ăn chay giữ giới là sao, một lúc nó chạy hết nghe không nổi. Cũng như là ông đang sống hạnh phúc vui vẻ ông đem một lô hình ảnh ở Vũ Hán khóc la, giải tiền, nói về mấy loạt con quạ đen khí hậu lạnh rồi chết rinh ra không kịp, một hồi nó lạnh luôn. Rồi tưởng tượng không biết nay có bệnh không thấy lạnh lạnh, tưởng tượng sắc thọ tưởng hành thức 3 cái đó nó chen với nhau từng cái để gây tạo lên tâm thức. Cũng như con của Thuỷ của Phụng cũng đi học đăng ký ở trường nước ngoài dạy thằng kia nó ào ào tiếng anh. Thuỷ nó nói con nó nói “ Mẹ, Con học hoài không được!” Nói “ OK “ không biết gì mấy tháng. Trong khi thằng kia nói ào ào, thằng kia nó không có nói, cái nghiệp, cái nghiệp của nó nó không có vô nó đẩy hết, chưa tới lúc.
Đệ tử :
Nghĩa là trong đầu của bọn nó có cái gì thì nó mới đầy, nó cũng giống như tụi con.
Thầy :
Cũng như cái nghiệp tập của mình nó trong cái duyên này nó thuận duyên cho mình gặp được một vị Thầy nào đó nói cho mình nghe đủ rồi mình quy y theo Phật, nhưng mình tu không được vì nó đang đầy như vậy. Như cốc nước tràn ly. Nhưng thí dụ gặp được một cái điều kiện nào đó đổ bệnh, hay đổ nợ tự nhiên nó tiêu cái nghiệp đó, cái tập nghiệp để quy tụ về với Phật nó mạnh lên người đó tích cực tu mạnh lên còn không ấy họ đi luôn. Cho nên có người về với Phật Đạo gia đình khổ sở tự nhiên họ đi tu. Sửa bởi quản trị viên 22/02/2021 lúc 03:54:13(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|
15 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
Kim Cang Phổ Tịnh trên 22-02-2021(UTC) ngày, Kim Cang Đạo Nguyệt trên 22-02-2021(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 22-02-2021(UTC) ngày, Phuc An trên 22-02-2021(UTC) ngày, cuiyang07 trên 22-02-2021(UTC) ngày, haiha232 trên 22-02-2021(UTC) ngày, Minh Phuong trên 22-02-2021(UTC) ngày, Thuong76 trên 22-02-2021(UTC) ngày, Vũ đình Vinh trên 22-02-2021(UTC) ngày, Mai Phuong trên 23-02-2021(UTC) ngày, Thuy Quynh trên 23-02-2021(UTC) ngày, chuctinh trên 23-02-2021(UTC) ngày, Thiên Trang trên 23-02-2021(UTC) ngày, Thanh Thuy trên 25-02-2021(UTC) ngày, HueVong trên 23-03-2024(UTC) ngày
|