Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3213 lần trong 450 bài viết
|
CÓ PHẢI NGÀY ẤY
Mật tông là một pháp môn tu theo chân ngôn âm hưởng từ hữu hình đến vô hình. Trong cuộc sống tâm linh cuộc sống hữu hình không phải chỉ có một loại, hai loại, 3 loại ...ngôn ngữ mà ta đang sử dụng. Người hành giả tu về mật ngôn, mật ngữ có vô vàn âm ngữ ngôn thuyết, ngôn ngữ ...Nói có nhiều loại ngôn từ âm thanh như vậy để thể hiện một phần nào đó của bí mật ngôn tạng. Để từ ngay đó người hành giả tỉnh thức phát tiết, cô đọng vạn sự, vạn vật, vạn niệm thấy ngay nơi đó là mật chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Om Ma Ni Pad Me Hum.
Người hành giả phải thấy nghe cảm xúc thấy biết ngay cái biết đã từng thể hiện bế tàng theo cuộc sống chúng ta. Khi thấy một cành hoa cảm nhận một ngọn gió thoảng, nghe một âm thanh nào đó và tất cả những vạn niệm, vạn vật đến với tâm ta. Ngay nơi đó biết ngay, biết liền không có một tình thức so đo phân biệt, thì chân ngôn mật chú thể hiện. Ngay đó liền thấy năng lực của chư Phật, Bồ Tát, Chư Thiên. Năng lực của mật chú. Khi thấy một cánh hoa biết liền ngay đó Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Om Ma Ni Pad Me Hum, hay Om Lam - Om Xỉ Lâm thì liên năng lực đó sẽ giúp cho ta thấy biết nghe “ Tỉnh giác” sự tỉnh biết trong lặng lặng và mọi vấn đề chi tiết nội dung ý muốn của ta ngay nơi đó thể hiện lên trong vô sư tâm thức ta thoải moái khi nhìn một đóa hoa, một hạt mưa rơi. Ngay đó có một loại an lạc hạnh phúc. Loại an lạc hạnh phúc đó chúng ta không thể đổi chác ở bất cứ một loại vật chất tình cảm nào. Nó chỉ đơn giản là một cuộc sống đơn giản chân thật. Một cuộc sống đơn giản từ sự thấy đóa hoa, một hạt mưa, một cơn gió thoảng....và cái biết cái thọ cảm nghe đó liên tục, liên tục ngay ấy thì chúng ta sẽ thấy sự sống thoải mái là đây. Chúng không có sanh và không có diệt. Vì sự tỉnh thức đã thoát ra. Hay nói rằng bản chất đời sống cuộc sống chân thật tỉnh giác ấy là “ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh”. Đức Phật dạy chúng ta là Vô ngã, Vô thường, Không - Nhưng cũng ngay nơi đó Ngài dạy chúng ta hay đúng hơn Như Lai chân thật ấy. Nơi kinh Niết bàn đã thể hiện ra : Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Một cái đại ngã - Ngã chân thật - Duyên hợp bởi : Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
Bởi vì sao gọi nó là duyên hợp? Mượn từ ngữ duyên hợp vì chúng ta hiện giờ đang đi và đang thấy, đang tu tập qua hình ảnh âm thanh, biết, cảm thọ, cảm nghĩ của Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Sự chân thật đó nó có sẵn trong vô thủy vô chung. Hay nói rằng không có - không - cái đó cho đến như vậy và như vậy để ngay đó - Như lai - Như lai - Như một câu mật chú, mật ngữ. Không có như vậy thì không có văn từ ngữ ngôn mà ta thấy, đang thấy cho đến đang sống với nó.
Như lai có trước vô thủy vô chung Hay có trong cái có, cái không Không - không - cho đến những vì sao - đều không. Vì ngay đó có ai đâu mà biết không. Ngay đó - Như lai có Vô lượng số cát sông Hằng có, Nhưng chỉ là cát sông Hằng. Vô lượng vì sao không có. Vô lượng cát sông Hằng có. Chỉ là một loại ngôn ngữ, Ngôn từ. Một thời gian không gian nào đó Nước biển dâng lên , Vì sao rơi. Cát bay trong gió. Như vậy - như vậy - cho đến: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm Om Ma Ni Pad Me Hum. Tôi ngày ấy, nơi ấy rất tham - tham gom đưa vào - cô đọng mật chú Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Đưa vào thể hiện bế tàng trong đấy cho đến một thời gian không gian nào đó. Sự tham đã đầy ắp. Khi những niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Om Ma Ni Pad Me Hum từ thể niệm thô những chữ âm thanh như vậy đến chúng chỉ còn những hạt nhỏ li ti trong không gian tâm thức tôi. Có phải sự tham niệm đó đã chất chứa những niệm vi tế thô kệch kia khắp trong tâm không gian đó không. Mà ngày hôm nay, ngày đó quên mất rồi chúng đã tràn lan. Ngay chúng đã tự phát trong ngọn gió, trong ánh nắng, trong sương lạnh. Trong vách núi trơ. Hồi chuông vang. Chim hót, Róc rách, nước chảy. Trong rừng cây ngày ấy. Những chiếc lá - hòa điệu - gió - âm thanh. Một buổi, một câu chuyện hòa tấu trong rừng sâu thẳm. Thật lạ nơi ấy ai hát một khúc hát ngày nào. Ngay đó tôi hỏi ai hát. Một sự đại diện cho gió mây, cánh rừng, giọt sương, duyên hợp lại thành - Danh sắc. Danh sắc ấy bảo rằng. Em hát đấy Sao vội quên nhỉ. Em luôn bên anh, và trong anh. Hát múa điệu hát Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Om Ma Ni Pad Me Hum. Ồ! Thì ra là thế - Như thế. Em hát quá dở. Vứt nó đi. Trong âm ba của chân thật. Để Như lai - Như lai. Thể hiện và bế tàng Thường - Lạc - Ngã - Tịnh.
Đó là một đoạn có phải văn hay không? Tôi không biết vì chúng là những vọng tưởng điên đảo cùng cứu cánh niết bàn. Tôi chưa từng học văn loại này. Trong cái chân thật đó không có văn thơ - điên đảo -niết bàn - chúng sinh - phàm phu - Thánh nhân. Nhưng nó có khắp trong tất cả đó. Để cho những cái đó - ý niệm đó vạn sự vạn vật đó mãi mãi là như vậy.
Thiền quán mật chú là như vậy. Hành trang là sự sống chân thật tỉnh thức. Mật chú là nhà, là nơi đến là hương vị cuộc sống - thức ăn thực phẩm của chư Như lai Phật ban cho hồng ân đó mãi mãi được thực hiện trên tâm chân thật, sự sống đó. Chùa thiền tự - Tịnh thất - quốc độ là tỉnh thức chân thật năng lực mật chú. Bài hát mật chú luôn luôn hòa quyện trong nhịp tim hơi thở sự chấn động của muôn loài vũ trụ vì người hành giả luôn luôn quán niệm mật chú, thấy nghe hay biết trên tất cả. Dù ngày ấy mưa bão, buồn, người ấy khổ - đau hay sung sướng. Mật chú tỉnh thức chân thật bí mật. Bí mật là luôn thể hiện sự biết ở mọi nơi không gián đoạn. Bí mật ở đây là lòng mình tâm thức luôn thể hiện. Nó luôn thể hiện cùng khắp thì không có sự bí mật cả. Vì tất cả đều bừng sáng vô lượng quang. Thì không có bóng tối - Chân của sự bí mật là vậy - chân ngôn bí mật là vậy. Cho nên người hành giả thiện tri thức, thiện nam, tín nữ nào đó thể hiện bế tàng trong tâm thức của mình xuyên qua mật chú sẽ thấy một đời sống chân thật. Tỉnh giác trong sáng ngay nơi đó. Boang một tiếng chuông. Ánh chớp. Cơn mưa rỉ rả Tiếng đàn réo rắc Cung bậc khác nhau Nhưng chúng cũng chỉ “ là” “ như vậy” khi người hành giả đang nơi đó Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm - Om ma Ni Pad Me Hum
cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Chánh Trí Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết TườngSửa bởi quản trị viên 27/03/2021 lúc 10:58:26(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |
Cư sĩ Thanh Hùng Pháp hiệu: Thích Chánh Trí
|
8 người cảm ơn ThanhHung cho bài viết.
|
|