Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
Dhamma  
#1 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
Guest

Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 21-05-2014(UTC)
Bài viết: 1,188

Được cảm ơn: 142 lần trong 97 bài viết
Theo lời diễn đàn:
"Chúng tôi tạm mượn lên danh xưng “Nhóm cư sĩ Mật Tông Chuẩn Đề” vì chúng tôi đã là những cư sĩ, phật tử đã qui y theo Phật giáo và được thọ nhận Thần chú Chuẩn Đề, thọ nhận Mật Pháp từ Hòa Thượng “Thích Từ Huệ - Trưởng giáo đoàn khất sĩ Việt Nam”. Người với tầm lòng từ bi đã trao lại cho chúng tôi pháp bảo này để nhằm cứu vớt chúng tôi trong thời mạt pháp này.

Qua thời gian thọ trì Thần chú Chuẩn đề, đã thành tựu được nhữngbước huyền linh trong tu học, đã đem lại cho chúng tôi thật sự những điều an lạc và hạnh phúc. Những thành tựu tuy không lớn lao gì mấy nhưng nó đã giúp chúng tôi có một hướng đi trong Chánh đạo Phật Giáo, giúp chúng tôi đi trong ánh sáng từ bi, trí huệ của Đức Phật."

Hôm nay nhân duyên giờ ngọ,ngày rằm tháng sáu năm 2011,Dhamma đăng nhập diễn đàn xin đưa tiểu sử của HÒA THƯỢNG THÍCH TỪ HUỆ để các bạn tu học tưởng nhớ tri ân THẦY và noi theo con đường GIỚI ĐỊNH TUỆ của HỆ PHÁI KHẤT SĨ : "NỐI TRUYỀN THÍCH CA CHÁNH PHÁP"

HÒA THƯỢNG
THÍCH TỪ HUỆ
(1910 – 1997)



Hòa thượng Thích Từ Huệ (Tăng tín đồ thường gọi là Sư Cả), thế danh Tạ Văn Phụng, sinh năm Canh Tuất – 1910, tại làng Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), thân phụ là cụ Tạ Văn Phi và thân mẫu là cụ Thiều Thị Nữ.
Ngài sinh trưởng trong một gia đình nông dân nhân hậu có nề nếp nho phong. Thân mẫu mất lúc Ngài mới hơn 3 tháng tuổi, nên được bà nội trực tiếp nuôi dưỡng cho đến khi khôn lớn. Như mọi người trong cuộc sống đời thường, năm 21 tuổi Ngài vâng lời bà nội, làm tròn bổn phận người con trai là nối dõi tông đường, trả hiếu dưỡng cho gia tộc.
Năm 23 tuổi (1933), Ngài quy y thọ giới với Hòa thượng Thích Hoằng Thông – chùa Long Hội ở xã Phú Mỹ. Từ đây Ngài trải qua đời sống của người cư sĩ tu học tại gia, vừa mưu sinh phụ giúp gia đình, mà tâm niệm lúc nào cũng suy tư về lý đạo.
Năm 36 tuổi (1946), duyên lành đã đến, một buổi sáng đi chợ Mỹ Tho, tình cờ Ngài được gặp Tổ sư Minh Đăng Quang đang du hành khất thực, giáo hóa độ sanh, ý tưởng xuất gia đã từ lâu ấp ủ, nay càng được thôi thúc. Trở về, Ngài bèn lập một ngôi tịnh thất ở gần nhà, để tự mình tịnh tu học đạo, cũng là cách thoát ly dần cõi đời uế trược.
Sau một lần nghe Tổ sư Minh Đăng Quang thuyết pháp tại chùa Linh Bửu, xã Phú Mỹ nhân dịp lễ Vu Lan Thắng Hội. Ngài tha thiết cầu thỉnh Tổ sư về nơi tịnh thất của mình, để ân triêm pháp nhũ, tham vấn đạo mầu. Lần gặp gỡ này là khởi điểm đầy thiện duyên cho cuộc đời đạo nghiệp sau này. Ngài trở thành một thiện nam cận sự của chùa Linh Bửu và của Tổ sư.
Hơn một năm sau, nhân duyên hội đủ, Ngài xin phép Tổ sư cho xuất gia nhập đạo, và trở thành một trong những vị Tăng xuất gia đầu tiên trong hàng đệ tử của Tổ sư. Năm ấy, Ngài tròn 37 tuổi (1947).
Bước đầu sự nghiệp tu tập, Ngài được tập sự hành đạo tại Tân An, Mỹ Tho, Gò Công rồi ngược lên Tây Ninh, Bình Dương hơn ba tháng. Sau đó, Ngài lại trở về chùa Linh Bửu để thỉnh giáo và phụng sự Tổ sư.
Năm 1948, Ngài lại được Tổ sư cho phép đi hành đạo, hóa duyên tiếp tục. Lúc ở Mỹ Tho, lúc qua Bến Tre, ban ngày khất thực, ban đêm giảng kinh thuyết pháp cho bá tánh quanh vùng. Thời gian này, các tịnh xá chưa thành lập, nên Ngài phải thường tá túc ở miễu hoang, đình vắng như hạnh Đầu đà.
Vốn xuất thân từ giai cấp bình dân, lại thêm tính tình ôn hòa, chính trực, nên đi đến đâu thuyết pháp giảng kinh, Ngài cũng thường dùng những lời lẽ bình dị, đơn giản nhưng thấm sâu vào lòng những tín đồ Phật tử đến với Ngài.
Tháng 7 năm Canh Dần (1950), Ngài được các Phật tử cúng dường một ngôi tịnh thất để an tâm tu học, hoằng pháp lợi sanh. Người có công lao trong việc dâng cúng đất cho Ngài là cô Chín Thanh, một nữ Phật tử về sau cũng xuất gia theo Tổ sư với pháp danh là Hậu Liên. Tịnh thất được thành lập với tên là Tịnh xá Mỹ Đức.
Từ đây trở về sau, Ngài hành đạo nhiều nơi và mở mang thêm nhiều đạo tràng, tịnh xá nên các tín đồ Phật tử mến mộ tài đức, quy tụ về rất đông học đạo tu tập.
Bước vào năm 1952, để thuận tiện cho việc du hóa các nơi, Ngài xin phép Tổ sư được tách giáo đoàn, lập thân hành đạo theo tôn chỉ Khất sĩ hoằng truyền giáo pháp, lợi lạc nhân sinh. Ngài được Tổ sư thuận tình hứa khả.
Đến đầu năm 1954, trong một lần ghé thăm tịnh xá Mỹ Đức (Mỹ Tho) trước khi về tịnh xá Ngọc Quang (Sa Đéc), như đã cảm nhận được nhân duyên hành đạo sắp mãn, Tổ sư đã gọi Ngài đến một bên trao lời giáo huấn nhắn nhủ : “Từ Huệ ở lại ráng tinh tấn tu học, lần này tôi đi, chắc lâu lắm mới gặp lại”, đây cũng là di huấn cuối cùng của Tổ sư trước khi ra đi mãi mãi.
Sau khi Tổ sư vắng bóng, các vị đại đệ tử chia nhau lập thân hành đạo rộng khắp hai miền Nam Trung Việt Nam. Riêng Ngài nỗ lực tu trì, hoằng dương đạo pháp theo hạnh nguyện của mình, lần lượt thành lập được các ngôi đạo tràng tịnh xá như sau :
1. Tịnh xá Mỹ Đức, Mỹ Tho vào năm 1950.
2. Tịnh xá An Đức, Bến Tre vào năm 1951.
3. Tịnh xá Bồ Đề, Mỏ Cày, Bến Tre vào năm 1951.
4. Tịnh xá Thành Đức, Thành Thới (Thơm), Mỏ Cày vào năm 1952.
5. Tịnh xá Long Đức, Trung Lương, Mỹ Tho vào năm 1969.
6. Tịnh xá Bình Phước, Hàm Luông, Bến Tre vào năm 1970.
7. Tịnh xá Ngọc Hiệp, Bình Dương vào năm 1972.
8. Tịnh xá Ngọc Chung, Tân Bình, Sài Gòn vào năm 1972.
9. Tịnh xá Ngọc Bình, Phan Thiết vào năm 1973.
10. Tịnh xá Phước Tu, Long Thành, Đồng Nai vào năm 1974.
11. Tịnh xá Trúc Lâm, Long Thành, Đồng Nai vào năm 1968.
12. Đạo tràng chùa Phước An Cổ Tự, Giồng Tre, Ba Tri, Bến Tre (do Phật tử hộ tự hiến cúng, thỉnh Ngài về hành đạo từ năm 1956).
Năm 1951, khi Giáo hội Tăng Già Nam Việt được thành lập, Ngài được mời tham gia Giáo hội Tăng Già Nam Việt, rồi là thành viên Giáo hội Tăng Già toàn quốc. Ngài đại diện cho hệ phái Khất sĩ hòa nhập cùng Tăng Ni các tôn phái chung sức phát triển ngôi nhà Phật giáo Việt Nam, tiếp nối phong trào chấn hưng trước đó.
Năm 1964, khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất được thành lập, Ngài là Thành viên Tỉnh hội Phật giáo Mỹ Tho cho đến ngày thống nhất đất nước năm 1975.
Ngài quan tâm thiết thực đến đời sống tu học của các đệ tử xuất gia và tại gia, nên chủ trương “tự lực cánh sinh” đứng ra tổ chức làm ruộng, xin cấp thẻ tín đồ cho Phật tử, lo việc hoãn dịch cho chư Tăng trong những năm trước 1975.
Đặc biệt, Ngài còn thành lập nghĩa trang tại ấp Long Hưng, xã Long An, huyện Châu Thành, Mỹ Tho chôn cất miễn phí cho đồng bào, Phật tử nghèo; và xây dựng một lò thiêu cũng miễn phí tại khuôn viên chùa Pháp Bảo, dưới sự trợ giúp của Hòa thượng Pháp Lạc và Sư cô Hiếu Liên.
Đối với xã hội, Ngài thành lập Hội từ thiện tại thành phố Mỹ Tho, làm Chủ tịch danh dự của Hội, và mở phòng thuốc Nam trị bệnh miễn phí cho tất cả mọi người.
Năm 1981, sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập từ 9 tổ chức hệ phái Phật giáo trong cả nước tại thủ đô Hà Nội, Ngài được mời làm Thành viên Ban Chứng minh Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang.
Năm 1988, do công lao đóng góp công sức cho cách mạng trong giai đoạn kháng chiến, Ngài được Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhì.
Năm 1992, tại Đại hội Phật giáo Tòan quốc lần thứ III tại Thủ đô Hà Nội, Ngài được cung thỉnh làm Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trong hàng đệ tử xuất gia, có những vị đã trưởng thành nối chí của Ngài trên đường phụng sự đạo pháp và dân tộc như các vị : Thượng tọa Giác Toàn (Tp. Hồ Chí Minh); Thượng tọa Huệ Tâm (Mỹ Tho); Thượng tọa Huệ Tấn, Huệ Ngộ (Bến Tre); Đại đức Minh Thuấn (Bình Dương)...
Những năm cuối đời, Ngài vẫn một lòng lo cho đạo pháp và xã hội mặc dù tuổi già sức yếu. Ngài dành hết thời gian cho việc dạy dỗ Tăng chúng, Phật tử; hốt thuốc chữa bệnh cho mọi người. Ngài biên soạn và ấn tống bộ sách “Thuốc Nam gia truyền” (trọn bộ 3 tập, dày hơn 3.000 trang), cùng ấn tống các kinh sách đọc tụng phổ thông đến các Phật tử ở những vùng xa xôi hẻo lánh.
Ngày 27 tháng 6 năm Đinh Sửu, nhằm ngày 31.7.1997, vào lúc 12 giờ 30 phút, Ngài xả bỏ nhục thân thu thần tịch diệt, trụ thế 88 tuổi, giới lạp 50 năm.





Dhamma!

Sửa bởi quản trị viên 05/07/2022 lúc 10:00:21(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

thanks 3 người cảm ơn Guest cho bài viết.
Thuong76 trên 18-06-2020(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Nguyệt trên 02-07-2021(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 14-07-2021(UTC) ngày
cuiyang07  
#2 Đã gửi : 31/05/2014 lúc 07:29:34(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3645 lần trong 890 bài viết
Để các đạo hữu có cái nhìn sâu sắc hơn về hệ phái Khất Sĩ khởi nguồn là Tổ sư Đăng Minh Quang và Đệ tử đầu tiên của Tổ sư là HT Từ Huệ, Cuiyang sưu tầm và đăng ở trang nhà cùng topic của đạo hữu Dhamma như lời tri ân tới HT Từ Huệ




TIỂU SỬ ĐỨC TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG

Phật giáo Khất sĩ trên đất nước Việt Nam chính do đức Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập. Tiểu sử của Ngài có thể chia thành ba thời kỳ:

1. Thời kỳ niên thiếu

Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang thế danh Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, ra đời lúc 10 giờ tối ngày 26 (Ngày Tân Tỵ) tháng 9 năm 1923 (Quý Hợi), tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là ấp 6, xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).

Thân phụ Ngài là cụ ông Nguyễn Tồn Hiếu (mất ngày mùng 5 tháng Giêng năm Mậu Thân 1968, thọ 75 tuổi), thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Nhàn. Từ bao đời gia đình song thân có nề nếp ăn ở theo đạo thánh hiền, tu nhân tích đức được người đương thời khen ngợi là gia đình hiền lương nhân nghĩa. Gia đình ông bà có tất cả năm người con, Ngài là út. Đối với bốn anh chị trước, cụ bà đều thọ thai sinh nở bình thường, riêng Ngài cụ bà mang thai đến 12 tháng mới khai hoa. Ngài sinh được mười tháng (ngày 25 tháng 7 năm Giáp Tý 1924) thân mẫu bị bịnh tim và qua đời (hưởng thọ 32 tuổi). Từ đó, được cô Út đem về nuôi 1 tháng, bác dâu thứ tám đưa về nuôi thêm 1 tuần, rồi Ngài được gởi về quê ngoại. Bà ngoại nuôi đến 3 tuổi, năm ấy thân phụ có kế mẫu Hà Thị Song và được kế mẫu tiếp tục nuôi dưỡng.

Năm lên bảy, được cụ ông cho lên thị xã Vĩnh Long học cùng các anh. Lúc ấy, tuy Ngài còn nhỏ nhưng Ngài rất có lòng từ như khi trời nắng thân phụ cho tiền đi xe kéo, xe ngựa nhưng không nỡ đi vì thương người, xót vật. Đến năm thi Tiểu học người anh thứ năm thi rớt nên mượn khai sinh của Ngài đi học, còn Ngài mượn khai sinh của Lý Hườn (cha mẹ của Lý Hườn là Lý Tắc và Trần Thị Hóa, từ đây về sau Ngài có tên Lý Hườn). Theo người chị Ba của đức Tổ sư hiện nay còn ở Vĩnh Long cho biết đức Tổ sư học đến bằng Thành chung (tương đương lớp 9 hiện nay).

Tuy sinh trưởng ở một làng quê nhưng Ngài có trí thông minh khác thường, ngoài giờ học ở trường, về nhà chú ý xem coi lịch sử các danh nhân cùng những kinh sám, truyện, sự tích v.v… Xem đến đâu đều nhớ hết cùng luận giải phê phán có phương pháp rõ rệt. Ngài có lòng thương người, từ lúc nhỏ ăn chay theo cha, niệm hương cúng Phật mỗi tối. Lòng từ bi thương người thương vật và lòng kính ngưỡng đạo Phật của đức Tổ sư từ đó phát hiện rõ rệt.

Năm 15 tuổi (1938), Ngài qua Nam Vang tìm thầy học đạo, gặp thầy Lục tà Keo (vị thầy bùa phép người Miên), ở với thầy được 3 năm. Sau đó thấy lối tu của thầy không thích hợp nên trở về quê (1941) ở với thân phụ thêm vài tháng nữa rồi lên Sài Gòn làm nhà hàng của người Nhật, sau đó làm cho hãng xà phòng Việt Nam. Tại đây, có ông Lục tà Keo (là thầy của ông chủ nhà hàng) thường lui tới nhà ông chủ hãng muốn kết duyên với cô con gái trong nhà đang tuổi cập kê lại có nhan sắc. Ông chủ hãng rất lo sợ (vì ông Lục tà Keo có nhiều vợ, tính lại ham nữ sắc), lại thấy cậu thanh niên Thành Đạt thông minh, đỉnh ngộ, nhân hậu, xứng đáng là nơi để cho con gái gởi thân nên mới nhiều lần nài nỉ Ngài để gả con gái (vì Ngài không có ý định lập gia đình). Cậu Thành Đạt vì muốn cứu giúp người con gái thuần lương, không nỡ để cô ta sa vào tay người thiếu đức nên về quê thưa qua cùng thân phụ, thân phụ chối từ vì sợ gia đình mình không môn đăng hộ đối so với người, nhưng ông chủ hãng vẫn quyết định gả con. Được một năm, ngày 23 tháng Giêng năm Quý Mùi 1943 hạ sinh bé Kim Liên, đứa bé khó nuôi nên được 1 tháng tuổi đem về gửi cho người chị Ba ở Vĩnh Long nuôi dưỡng. Chị Ba nuôi cháu được 2 tu, ông cụ đem cháu về nuôi vài tháng nữa thì cháu ngã bệnh rồi mất. Sau vài tháng sinh con, cô Kim Huê thọ bệnh qua đời, Ngài ở nhà một thời gian lo hương khói rồi quyết chí đi tu.

2. Thời kỳ hành đạo

Năm 1943 (21 tuổi), Ngài thật sự xuất gia giải thoát, khởi hành từ Vĩnh Long dấn thân vào vùng núi Thất Sơn (Châu Đốc) huyền bí, đi vào hang ẩn tu, đồng thời nghiên cứu về cách tu học của hai phái Phật giáo Nam tông và Bắc tông. Sau thời gian ở núi Thất Sơn, đến mùa xuân năm 1944 (22 tuổi) xuống núi qua đất Hà Tiên định lần sang Phú Quốc rồi tiếp tục đến các nước học đạo truyền giáo, nhưng vừa đến Mũi Nai (nay thuộc xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) đã trễ tàu, Ngài tìm đến những hòn đá cao nơi thanh vắng ở bãi biển ngồi tham thiền bảy ngày đêm quán sát lý nhân duyên. Vào một buổi chiều, sau khi thấy những chiếc thuyền đánh cá bấp bênh trên mặt nước với những làn sóng biển dồn dập tụ tán, Ngài chứng đạt lý VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ, nhận ra cảnh khổ trầm luân của kiếp sống ở đời như cảnh người ngư dân nhấp nhô trồi hụp trên mặt biển. Ngài ngộ đạo với lý “Thuyền Bát Nhã” và bắt đầu ngược dòng đời cứu độ chúng sanh.

Sau khi đắc đạo (1944), vào một buổi chiều Ngài trở về nhà với hình dáng người tu khoác bộ đồ nâu sồng, sau khi chào cha mình xong Ngài nói “Tôi đắc đạo rồi” và trú tạm ở nhà, mấy hôm sau đi về tu ở vùng núi Thất Sơn. Một hôm, có bậc hiền sĩ từng chu du khắp nơi tìm thầy học đạo thấy Ngài đầy đủ oai nghi đạo hạnh liền thỉnh về trụ tại ngôi chùa Linh Bửu thuộc làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho. Cũng như ngài Lục tổ Huệ Năng xưa đắc đạo rồi mới thọ giới sau, tại đây Ngài đối trước ngôi Tam Bảo tự phát nguyện thọ giới Sa Di (10 giới) và nghiêm mật hành trì giới luật y bát khất thực. Thỉnh thoảng Ngài ra thành thị cùng đi đến viếng thăm các vị Đại sư đương thời như HT. Thiên Thai ở Bà Rịa, HT. Huệ Nhựt phái Thiền để dung hợp thêm kinh nghiệm tu tập và phổ hóa chúng sanh. Hai năm sau (1946), cũng tại chùa Linh Bửu Ngài phát đại nguyện thọ Cụ túc Tỳ kheo 150 giới và hành Tứ y pháp Trung đạo:

1. Người tu khất thực chỉ ăn đồ xin mà thôi, nhưng ngày hội, thuyết pháp đọc giới bổn thì được ăn tại chùa.
2. Người tu khất thực chỉ lượm những vải bỏ mà đâu lại thành áo, nhưng có ai cúng vải, đồ cũ thì được nhận.
3. Người tu khất thực chỉ nghỉ dưới cội cây, nhưng có ai cúng lều, am nhỏ bằng lá một cửa thì được ở.
4. Người tu khất thực chỉ dùng phân uế của bò mà làm thuốc trong khi đau, nhưng có cúng thuốc đường dầu thì được dùng.

Rồi được đức Phật A Di Đà ứng mộng chứng minh thọ ký cho Ngài với pháp danh Minh Đăng Quang. Có y pháp đầy đủ rồi, từ Linh Bửu tự Ngài hành đạo thuyết pháp khắp nơi, gót chân hành đạo rộng ra từ nơi này đến nơi khác. Hình ảnh một nhà Sư không nhà cửa, không quyến thuộc, không bạc tiền, mỗi sáng đầu trần chân không, thân đắp mảnh y vàng tay ôm bình bát đất khất thực hóa duyên, với nguyện “Nối truyền Thích Ca chính pháp” sống đời phạm hạnh giải thoát theo Phật Tăng xưa:

Một bát cơm ngàn nhà

Thân chơi muôn dặm xa

Muốn thoát đường sinh tử

Xin ăn ngày tháng qua.

(Âm: Nhất bát thiên gia phạn

Cô thân vạn lý du

Dục cùng sinh tử lộ

Khất hóa độ xuân thu)

Năm 1947 Ngài thâu nhận người đệ tử đầu tiên là thầy Từ Huệ. Năm 1948 giáo pháp Khất sĩ đến Sài Gòn, sau đó giáo hóa nhơn sanh khắp cả hai vùng Tây Nam Bộ. Suốt mấy năm hoằng pháp độ sanh, Ngài kêu gọi Tăng đồ tinh tấn hành trì giới luật và “nên tập sống chung tu học”, khuyến khích mọi người cùng chung xây dựng cõi đời an lạc đạo đức, “Phật tử khắp miền Nam nước Việt không ai mà không tán thán cái đức độ, cái giới hạnh của một tu sĩ thanh xuân đứng trên thí trường chỉnh đốn Tăng già” – Vĩnh Long xưa và nay (Huỳnh Minh – NXB Cánh Bằng năm 1967 trang 288). Trong thời gian hành đạo Ngài viết bộ Chơn Lý gồm 69 tiểu luận là kho tàng pháp bảo vi diệu cho mọi người.

3. Thời kỳ thọ nạn và vắng bóng.

Chiều ngày 30 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1954) tại tịnh xá Ngọc Quang (Sa Đéc), Ngài qua lại dưới bóng tàng cây bả đậu với vẻ suy tư. Sau khi tập trung các đệ tử lại ân cần dạy bảo về sự tu học và mở mang mối đạo, đêm hôm ấy Ngài từ giã các đệ tử để đi tu tịnh tại núi “lửa”, các đệ tử xin theo nhưng Ngài không đồng ý. Sáng mùng 1 tháng 2, sau khi cùng với Trưởng Lão Giác Thủy (80 tuổi) và tiêu Sadi Giác Pháp (14 tuổi) đến tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long), Ngài cho mời ông cụ thân sinh và chị Ba lên dặn dò:

- Tôi sẽ tu tịnh ở núi “lửa” …, ông cụ và cô ở nhà ráng lo ăn chay, niệm Phật tu hành.

- Ông đi bao lâu mới về?

- Rất lâu, nhưng không thể nói trước được.

- Ông đi lâu quá như vậy khi về làm sao nhìn?

- Hãy giữ gìn quyển Chơn Lý để sau này còn nhìn được tôi, cô nhớ buôn bán thứ gì cũng được nhưng không được mua sanh, bán tử. Thôi ông cụ và cô ở lại mạnh khỏe

(Theo lời chị Ba của đức Tổ sư kể lại)

Ngài nhìn cha và chị với vẻ mặt đăm chiêu và buồn buồn rồi lặng lẽ quay đi… Đến trưa, sau khi ân cần dặn dò chư đệ tử, Ngài cùng đoàn qua Cần Thơ, nhưng đến Cái Vồn (huyện Bình Minh) có lệnh giữ đoàn lại và đưa vào tổng hành dinh của Trung tướng Tư lệnh Trần Văn Soái (Năm Lửa) rồi… Ngài vắng bóng đến ngày hôm nay.

Trích trong cuốn “Tìm hiểu về Hệ phái Khất Sĩ” của Đại đức TS. Thích Giác Duyên
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 3 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
Thuong76 trên 18-06-2020(UTC) ngày, Kim Cang Phổ Nguyệt trên 02-07-2021(UTC) ngày, Anh Tuyet trên 14-07-2021(UTC) ngày
Thuong76  
#3 Đã gửi : 18/06/2020 lúc 03:24:17(UTC)
Thuong76

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 07-07-2014(UTC)
Bài viết: 9

Cảm ơn: 1330 lần
Được cảm ơn: 433 lần trong 105 bài viết
Đệ tử con cung kính đảnh lễ chư vị tổ sư Minh Đăng Quang:tổ sư HT Thích Từ Huệ:Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà ha.Bộ Lâm:Om Ma Ni Pad MeHum:Úm A Hum
Kim Cang Phổ Nguyệt  
#4 Đã gửi : 02/07/2021 lúc 05:19:22(UTC)
Kim Cang Phổ Nguyệt

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-06-2021(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 66 lần
Được cảm ơn: 18 lần trong 7 bài viết
Đệ tử con may mắn được đọc những dòng tư liệu quý từ các đạo hữu. Lòng xúc động khôn xiết. Hình ảnh Sư Tổ Minh Đăng Quang hết sức chân thật và sống động trong tâm thức của con. Và khi được học tập dưới sự chỉ dậy của Sư Phụ Kim Cang Kiết Tường con thường được nghe người kể về cuộc đời phạm hạnh của Hoà Thượng Thích Từ Huệ. Thầy đã nuôi dưỡng trong chúng con lòng kính mến về những vị Thầy Tổ ấy, đưa chúng con đi từng bước để chiêm nghiệm, thấy nghe về những vị chân tu vô cùng vĩ đại, những con người tỉnh thức hoà vào cuộc đời đầy chộn rộn để hoằng pháp độ sinh. Và hình ảnh của Thầy cũng luôn rõ nét về những sự tu học - tu mà không tu - không đưa mình lên cao để lấy cái danh, cũng chẳng hạ mình xuống thấp để lấy cái lợi. Thầy sống trung đứng giữa đời, khi làm bạn, khi làm anh, khi làm thiện tri thức.... Thầy thiện sảo với trí Huệ thậm thâm vi diệu để hoá độ chúng sinh, hành Bồ Tát Đạo, hộ trì Chánh Pháp .....
Cuộc đời con thật có Phước báu khi được gặp Thầy - Cư Sĩ Thanh Hùng - bị Bổn Sư kiếp quá khứ - Hiện Tiền - Vị lai mà con đã đủ duyên lành gặp Người - Đảnh Lễ Người - Được làm đệ tử của Người - Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm Om Ma Ni PadMe Hum Úm A Hùm A Mi Đà Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Nam Mô A Mi Đà Phật.
Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.
Nam Mô Chư Vị Thầy Tổ Ba Đời Thiền Tông Mật Tông Tịnh Độ Tông.
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường.
Kim Cang Phổ Nguyệt  
#5 Đã gửi : 02/07/2021 lúc 05:28:29(UTC)
Kim Cang Phổ Nguyệt

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-06-2021(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 66 lần
Được cảm ơn: 18 lần trong 7 bài viết
Đệ tử con may mắn được đọc những dòng tư liệu quý từ các đạo hữu. Lòng xúc động khôn xiết. Hình ảnh Sư Tổ Minh Đăng Quang hết sức chân thật và sống động trong tâm thức của con. Và khi được học tập dưới sự chỉ dậy của Sư Phụ Kim Cang Kiết Tường con thường được nghe người kể về cuộc đời phạm hạnh của Hoà Thượng Thích Từ Huệ. Thầy đã nuôi dưỡng trong chúng con lòng kính mến về những vị Thầy Tổ ấy, đưa chúng con đi từng bước để chiêm nghiệm, thấy nghe về những vị chân tu vô cùng vĩ đại, những con người tỉnh thức hoà vào cuộc đời đầy chộn rộn để hoằng pháp độ sinh. Và hình ảnh của Thầy cũng luôn rõ nét về những sự tu học - tu mà không tu - không đưa mình lên cao để lấy cái danh, cũng chẳng hạ mình xuống thấp để lấy cái lợi. Thầy sống trung đứng giữa đời, khi làm bạn, khi làm anh, khi làm thiện tri thức.... Thầy thiện sảo với trí Huệ thậm thâm vi diệu để hoá độ chúng sinh, hành Bồ Tát Đạo, hộ trì Chánh Pháp .....
Cuộc đời con thật có Phước báu khi được gặp Thầy - Cư Sĩ Thanh Hùng - vị Bổn Sư kiếp quá khứ - Hiện Tiền - Vị lai mà con đã đủ duyên lành gặp Người - Đảnh Lễ Người - Được làm đệ tử của Người - Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường.

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm Om Ma Ni PadMe Hum Úm A Hùm A Mi Đà Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Nam Mô A Mi Đà Phật.
Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề.
Nam Mô Chư Vị Thầy Tổ Ba Đời Thiền Tông Mật Tông Tịnh Độ Tông.
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.