Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
cuiyang07  
#1 Đã gửi : 27/06/2023 lúc 06:27:58(UTC)
cuiyang07

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 01-06-2014(UTC)
Bài viết: 1,390

Cảm ơn: 757 lần
Được cảm ơn: 3652 lần trong 895 bài viết
MỘT CON ĐƯỜNG, MỘT LÝ TƯỞNG


Bài Pháp Thầy giảng Trên chuyến xe đi từ Bồ Đề Đạo Tràng đến núi Khổ Hạnh Lâm – Ấn Độ 2019.

https://kimcangkiettuong...3/06/IMG_6436-scaled.jpg

Ngày đó trước khi Đức Phật thành đạo trong Kinh người ta nói Ngài phải đi xuống núi chứ Ngài ở đó Ngài thành đạo là ngọn núi ngay chỗ Khổ Hạnh Lâm nó bể tung luôn. Mọi người thấy không? Nó ảnh hưởng đến giờ, dương chất của vùng này ghê không?

Ngày xưa mình nể Đức Phật qua kinh văn rồi mình tưởng là mình đã thâm sâu sự kính nể trong tiềm thức của mình rồi, nhưng mình sau này mình mới biết là mình chưa có thật sự thâm sâu với Ngài, rồi sau này khi thực hiện làm pháp gặp những thế lực cực đoan của giáo lý Đức Phật lúc đó mới thấy Ngài là một người không thể tưởng tượng nổi từ chỗ đó mới trọn vẹn lòng tin.

Như hôm qua vô làm phép cho ông đó, người đó không có bình thường được, ổng trụ trì một thiền viện ở bên Chiang Mai – Thái Lan là nơi bùa chú kinh thiên của thế giới, rồi cấp chùa đệ tử nhiều mà va chạm với thế lực đó mà ổng còn bị nó sắn vào trong đầu ổng mấy cây kim, mấy cây đinh ở trong. Còn mình đứng ra làm phép ngày hôm qua là mình đi nửa chừng là tim nó bị ép, đi cũng không nổi. Cái năng lực của Đức Phật gia trì khi trì chú vượt qua, cho nên Ngài là không thể nghĩ bàn được. Từ chỗ đó mình mới có lòng tin chắc chắn rằng bây giờ ở cõi trời mà nó huỷ hoại thì mình cũng không có sao. Cái năng lực đó mình có thể phá hủy được những cái phép đó.

Khi tụi em còn ngủ thì không bao giờ nhúng chân vào thiền định được đâu, nói chơi cũng là nói thiệt. Cố gắng làm sao mà hành thiền cho nó tỉnh giác, ngủ ít chừng nào tốt chừng ấy. Mấy vị thiền sư ngày ngủ có 2-3 tiếng đồng hồ thôi. Có người họ đâu có nằm suốt mấy chục năm trời hành đạo ở thế gian này cho nên cái lưng họ không bao giờ dính ở dưới chiếu, không có nằm.

Cho nên từ chỗ đó mình mới nói là tụi em là phải suy nghĩ cho kỹ con đường mình đi có đúng với ý nguyện của mình hay không ? Ý nguyện của mình có đúng với hành động của mình hay không ? Ý nguyện của mình là con đường giải thoát thì nó khác.

Còn ý nguyện của mình là đến với đạo để tìm phước, xây dựng cuộc sống ở thế gian này thì nó khác. Vì xây dựng cuộc sống ở thế gian này thì để đến giai đoạn được thiền định không thể nào tính được cái kiếp số. Nhiều khi Đức Phật nói so sánh về những cảnh giới trong thiền định này kia, Ngài nói “ từ đây đến đó có vô lượng số kiếp sông Hằng như vậy. Cái sông Hằng tụi em thấy không? nó cát nhiều như vậy mà nói vô lượng cái sông như vậy mà cái kiếp số của tụi em mới thành đạo được mà tụi em đi vào con đường đó. Cho nên bây giờ mình đã có khả năng, đã có phương tiện thì mình phải cố gắng. Tối ngày nó khổ cái là ở đây tất cả những cái đi qua đây là chỉ có một chút cơ hội bởi vì gia đình, còn gia đình con cái làm sao đi vào được trong kia thấm sâu được, ngồi thiền mà con nó khóc la um sùm, còn phải kiếm tiền bạc, còn phải dạy nó đi học đưa rước rồi, ôi! tùm lum.

Nên cuộc đời này đối với giáo pháp của Đức Phật cũng không bất công người nghèo cũng học được pháp Đại Thừa, người giàu cũng học được pháo Đại Thừa mà đối với ma vương cũng vậy. Người có gia đình bồng bột ở trong chuyện tình ái cũng như con người mà độc thân bồng bột thôi không khác, cho nên tại sao cô Huệ Tín cô quý mình là vậy. Bởi vì những người xung quanh cô để biết được là chỉ có một vài người là đang bước đi cùng đi với cô, con đường đó là con đường tìm đến sự giải thoát. Còn con đường mà để thể hiện chuyện phước thiện rồi này kia là chưa chắc. Tụi em cầu để về nhà làm ăn được sung túc có tiền có bạc, gia đình bình an con cái đó là một khía cạnh. Khi thực hiện giáo lý của Đức Phật ở một khía cạnh khác và cái đó cũng là điều căn bản để bước lên. Cho nên đôi khi khi mà người ta thấy mình đi trên con đường đó đoàn người đứng bên đây họ cũng chưa biết là gì nữa, bởi vì ngay vị trí đó họ không biết họ là ai, và họ đang bước đi trên con đường nào trong điều kiện nào. Còn mình đã thật sự đã có nguyện lực đi trên bước đường của mình, mình đã có con đường để đi. Đôi khi mình bị choáng vì những người xung quanh của mình. Choáng là sao ? Tại vì tâm mình còn danh vọng, còn tiền bạc còn sự ái luyến mình qua thấy người ta tiền nhiều quá rồi nó chột dạ rồi nó làm bấn loạn. Gia đình người ta thấy có xe cộ này kia nhưng mà tụi em phải nhìn rõ nó mất, mất rồi nó có nó luôn luôn nằm trên sự sanh diệt, sanh lão bệnh tử không có thoát được. Nên mình phải chọn lựa con đường của mình đi như thế nào?

Đôi khi có thấy không như tụi em bị những người đi chung của mình người ta thấy vậy người ta lôi vào người ta nói con nhỏ này nó ngu quá, thằng này nó ngu quá trong khi nó không chịu nghe theo lời này kia không làm như vậy, không làm như kia để có cái đồng tiền để có cái gia đình tốt. Nhưng nhiều khi người ta phát biểu trên nền tảng căn bản tư tưởng của người ta khác, với điều kiện sống của người ta khác, cho nên mình phải vững tâm để sống, rồi học hỏi. Từ sự vững tâm để sống làm sao là phải biết thôi mai mốt nếu mà mình sống mà hiện tại như vậy, mà mình còn thiếu thốn thì mình giảm một chút gì đó để có sự tri túc, quần áo cũng không nên loè loẹt quá, rồi xe cộ cũng vậy nữa, mỗi cái giảm xuống một chút một chút để mình có sự an tâm mình tu học. Còn nếu mà mình có khả năng cái điều kiện làm của mình nó có bao nhiêu tiền đó một tháng là nó có hạn định như vậy rồi, mà mình suy nghĩ và vọng tâm để hướng cầu thêm thì chỉ đem lại cái khổ cho mình thôi không có gì khác ngoài cái tầm tay của mình.

Bây giờ như bản thân của mình muốn nhà lầu xe hơi, đất đai vườn tược cho nhiều thì sẽ khổ thôi, bởi vì mình không thể nào mà xây dựng cuộc sống của mình trên những cái suy nghĩ đó, bởi vì bản thân ngay chỗ bây giờ mình là con người khác có một loại tư tưởng khác và nghề nghiệp của mình khác nó không phù hợp với người ta đâu. Cho nên mỗi người có cái nghiệp duyên mà nghiệp duyên đó nằm trên nền tảng sự sống của xã hội này có cái nghiệp, nghề nghiệp của người ta, có gia đình của người đó thì người đó mới xây dựng được vậy. Còn mình tự nhiên mình thấy người ta giàu có làm ăn được nhiều rồi đam mê, rồi nhảy lên, rồi nhảy vào, rồi nhảy ra để tạo những điều kiện để cho đó là hay nhưng cuối cùng mình đâu có làm được. Bởi vì nghề nghiệp của mình không phải như vậy, tư tưởng của mình không làm như vậy được thì chỉ có chết thôi rồi khổ mãi mãi, rồi qua cái đó mà chưa an phận nữa thì cố bước lên trong sự tham dục nữa, thì phải gian tham, phải cướp giật, phải hối lộ thôi. Chứ làm sao ngày mình làm tiền ra như người ta được, đâu có điều kiện. Người ta phải có vốn thì nhiều người mua rồi từ 100 người mua thì lãi mỗi người một triệu trong khi mình không có ai mua hàng hết chơn, mình không có dự trữ hàng rồi hàng của mình không có ai mua hết thì tính ra ngày mình làm có một ngàn mà đòi 100 ngàn 100 triệu thì không có, chuyện đó mơ hồ. Cho nên tu phải biết chứ không là khổ, khổ là vậy.

Cho nên qua cái đó, mình đã đi Sarnath rồi là nơi Đức Phật chuyển pháp luân, kinh Tứ Diệu Đế Ngài dạy cho mình biết cái khổ như nào, nguyên nhân sanh ra khổ, rồi phương pháp trừ khổ, rồi phương pháp diệt khổ để trở thành niết bàn an vui Kinh Tứ Khổ năm anh em Kiều Trần Như. Cho nên mình phải biết như vậy mình mới sống được chứ thôi là khổ, lăn lộn trong cái đó.

Đôi khi tụi em đi qua bên đây qua sứ Đạo nhưng mà nhiều khi đi chung một đoàn nhưng thấy người ta cũng đi cùng một đoàn như mình nhưng người ta mặc cái áo dài tới mấy triệu rồi son phấn loè loẹt này kia, người ta mạng danh người ta làm đại thí chủ, trong khi mình thì mặc vải thô có hơn 100 ngàn 200 ngàn một bộ. Cho nên qua nhiều khi nó xôn xao cái tư tưởng cái tâm hồn của mình nó buồn tủi, nó là tại mình buồn tủi chứ còn quần áo thô đó ngày xưa Đức Phật cũng vậy, làm lễ dâng y đó ngày xưa y của Đức Phật y của Chư Tăng đâu có vải nguyên như vậy đâu mà phải đi vô cái rừng ở bên đây gọi là rừng cân nhân thọ. Cái người chết người ta máng trên cây rồi để trong đó rồi Chư Tăng mới đi vô trong đó lấy những loại áo vải màu trắng, xanh rồi về nhuộm như ngay chỗ Sarnath chứ ngày xưa đâu có thuốc nhuộm, đâu có biết gì đâu. Chư Tăng mới lấy vải nhúng vô sình này, nhúng nhiều lần vô sình rồi nhuộm rồi phơi ra cho nên Chư Tăng ngày xưa mới có màu áo đất đất vàng vàng vậy đó. Thời Đức Phật ngày đó chỉ cho mặc một cái y thôi cho nên nhiều vị tăng đi hành đạo đi khất thực rồi tối về phải nhảy xuống tắm, tắm ướt hết rồi khô lại, rồi sau này có những vị tăng đến gặp Đức Phật ngứa, đang ngồi lạy, tụng Kinh, nghe Đức Phật giảng thuyết mà cứ gãi hoài vì ngứa do đồ đó. Đức Phật hỏi tại sao mà bị như vậy thì Chư Tăng mới nói rằng vì do có một cái y như vậy rồi tắm phơi khô lên rồi mặc mặc thành ngứa. Rồi từ đó Đức Phật mới chế ra thêm cho đệ tử một hai mảnh vải nữa gọi là y thượng y hạ. Cho nên tụi em phải biết là cần kiệm, tri túc thì mới tu được chứ để giãi đãi, để tìm cầu là chết, mà tất cả những cái mà mình nói đó là sự tham luyến đó nằm ở trong cái sự ngủ của tụi em hết, bạc nhược. Vì sao mà nó có những hiện tượng mà nó mê mờ như vậy? vì do sự vọng tưởng của mình thấy người ta tiền bạc này kia sự sinh sống rồi bắt đầu suy nghĩ so đo nó làm cái tinh khí của mình xuất ra ngoài hết. Nghĩa là nhiều lúc như vậy tụi em sẽ thấy trên những ngón chân ngón tay của mình nó lạnh cái dương khí nó xuất ra hết cơ thể hoạt động không nhanh nhẹn được rồi cứ mê mờ rồi cái nguyên khí trong cơ thể nó mất đi không còn mạnh nữa. Cho nên cơ thể nó đòi hỏi sự ngủ nghỉ bản chất tự nhiên của cơ thể vật lý tâm sinh lý nó phải xảy ra như vậy, rồi ngủ không được lo làm này làm kia rồi công chuyện hàng ngày tất bật nhiều khi ngủ không sâu được. Cho nên nó cứ kéo dài giấc ngủ đó mãi rồi bắt đầu thức dậy bắt đầu tiếp tục cái sự suy tư vọng tưởng của mình nữa, hàng ngày nó trồng chất trồng chất lên cho nên cái đầu của mình nó chai, rồi những cái hệ thần kinh những sợi nhỏ nó chai cứng, khí huyết ít lưu thông cho nên cái đầu nặng trịch hoài, thì con đường cứu cánh cho mình đến ở Sài gòn gọi là nhà thương điên Biên Hoà, ở Hà Nội gọi là Châu quỳ đấy.



Cư sĩ Thanh Hùng

Pháp hiệu: TC, Trí

Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH



Ghi lại lời Thầy: Huệ Nguyên

Sửa bởi người viết 27/06/2023 lúc 06:29:11(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
thanks 3 người cảm ơn cuiyang07 cho bài viết.
HueVong trên 30-06-2023(UTC) ngày, Dominh trên 22-07-2023(UTC) ngày, Kim Cang Huệ Tưởng trên 22-08-2023(UTC) ngày
haiha232  
#2 Đã gửi : 06/07/2023 lúc 10:10:57(UTC)
haiha232

Danh hiệu: Administration

Nhóm: Administrators
Gia nhập: 08-06-2014(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 67 lần
Được cảm ơn: 452 lần trong 68 bài viết
Úm Chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm. Om ma ni pad mê hum. Úm A Hùm...
Kim Cang Huệ Tưởng  
#3 Đã gửi : 22/08/2023 lúc 08:00:23(UTC)
Kim Cang Huệ Tưởng

Danh hiệu: Newbie

Nhóm: Registered
Gia nhập: 24-08-2022(UTC)
Bài viết: 0

Cảm ơn: 26 lần
Úm Lam
Úm Xỉ Lâm
Om Ma Ni PadMe Hum
Úm A Hùm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Bổn Tôn Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Tôn Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Tôn Kim Cang Kiết Tường
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.