Danh hiệu: Advanced Member
Nhóm: Registered
Gia nhập: 08-06-2014(UTC) Bài viết: 3
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 3212 lần trong 450 bài viết
|
TÔI LÀ AI? - VIÊN NGỌC TÂM MẬT
Cuộc đời của một con người ước chừng 60 năm, đây là số tuổi thọ quân bình. Sáu mươi năm cho một cuộc đời ta đã làm gì? Ước tính Ta đã ngủ đi 30 năm, làm việc 15 năm, ăn uống sinh hoạt các cái 10 năm nữa. Còn lại 5 năm để tu học nếu ta giác ngộ và có một hoàn cảnh sống lành mạnh, ít bệnh tật.
Chúng ta hãy khách quan để phân biệt vấn đề sanh tử này đi. Khi chúng ta nhìn chân thật vào nó, các bạn sẽ cảm thấy rùn mình ghê sợ khi bóng đêm tử thần đã ở kề cận bên ta. Sự vô thường luôn ẩn hiện trong từng cuộc sống, từng niệm tưởng. Cứ một phút, một giây ta suy nghĩ về ý niệm này rồi lại một phút giây khác với ý niệm khác cứ như thế. Hết cười vui rồi lại khóc. Hết thương cảm rồi lại xa nhau. Rồi thành tựu, rồi đổ vỡ, thất bại. Như vậy, sự vô thường đó nó đang sanh diệt thành một mắc xích vô thường chúm nắm cuộc đời ta. Và trong những giờ phút giây đó, sự đau bệnh, già chết cũng len lỏi vào thân thể trong từng phút, từng giây. Những tế bào vi sinh kia cũng đang sinh diệt, chuyển biến luôn như dòng nước chảy xiết thật kinh khủng. Một con người thường cũng sẽ thấy sự sinh diệt vô thường qua một mạng sống con người sanh rồi già, bệnh chết. Thấy sự sinh diệt vô thường của những chiếc lá vàng rơi, những trận động đất biến chuyển cồn hóa vực, vực hóa cồn. Còn nếu ta giác ngộ để chuyên tu sâu vào tiềm thức sẽ thấy sự biến chuyển sinh diệt của Vũ trụ, vạn hữu con người qua những vi sinh, nguyên phân từ.
Cuộc sống sinh diệt luân hồi như vậy đó mà chúng ta cứ chấp thật tướng của hình hài, xác thịt này. Rồi từ đónảy sinh ra sự tham, sân, si. Rồi phải tạo dựng đắp bồi cho thân tướng này tươi đẹp. Ai đụng vào, sợ nó bị hư hoại phải tìm đủ mọi mưu chước, ý niệm khác nhau. Rồi si mê vào những ý niệm, ý thức hệ đó mà bảo thủ. Từ đó Si ra đời. Ai đụng đến thân này, ý thức hệ này là bắt đầu nổi sân lên. Mới ban đầu thì dùng khẩu miệng đấu lý, đấu pháp. Lần lượt tranh hơn thua rồi đến chửi, mắng, rủa nhau. Ý niệm luôn thay đổi xây dựng trên ý thức hệ trí thức dùng đủ loại ngôn từ diễn đạt ý niệm, hình tượng đế tác động đến người khác. Nếu bằng miệng, bằng ý không có hiệu quả, không làm cho đối phương (ngã sở) nhượng bộ thì bằng thân. Khi thân ra đời là dùng tay chân tác động, đánh đập để bảo vệ ý thức hệ ngã chấp kia. Một mình không đạt đến ý niệm, không bảo vệ được ngã chấp của mình thì sẽ xây dựng đứng trên nền tảng ý thức hệ tụ họp phe phái để đạt đến ngã chấp của mình.
Cuộc sống là như thế, chúng ta nên khách quan nhìn lại mình thừ xem. Dù cho ta tu có mấy chục năm đi nữa, dù ta có là một vị sư trụ trì, một tu sĩ gì đi nữa mà chúng ta vẫn còn ngã chấp thì chúng ta vẫn chưa phải là một người đệ tử của Đức Phật.
Một chuỗi thời gian, một con đường tu học đi qua, người ta chỉ dùng có một loại thước đo để đánh giá để đánh giá toàn bộ quá trình tu học của người đó bằng loại thước đo Ngã chấp. Tu càng nhiều, càng lâu thì phải có sự hao mòn của ngã chấp, phải ngộ thấy vạn sự, vạn vật này luôn cả cái tâm thức của ta cũng chỉ là một sự duyên hợp. Thân ta do đất nước, gió lửa, do nhiều tế bào, do nhiều vi sinh cấu tạo hòa hợp nên. Rồi tạm mượn danh xưng là anh A, chị B. Nhưng thực tế nó không có tướng chân thật của nó. Nếu có chúng ta không bị sinh, lão, bệnh, chết. Không bị qui luật thành, trụ, dị, hoại, diệt chi phối ta. Trong thân ta hằng ngày, hằng giờ, có biết bao lần sanh diệt. Cứ hết tế bào này sanh rồi đến tế bào kia diệt. Rồi phản ứng này đến phản ứng khác luôn chi phối ta. Rồi tâm thức cũng vậy, chuyện vui đến đi, chuyện buồn lại đến. Nó như hai anh em sinh đôi. Người anh mang sự vui đến rồi thì người em mang sự buồn đến. Tâm thức luôn biến chuyển, luôn đem vào tâm thức ta những ý niệm giả hợp, hư dối. Và ta cũng luôn thể hiện lên những ý niệm giả hợp, hư dối, giả danh duyên hợp, không tự tướng. Chúng ta, cứ luôn chấp giữ những ý niệm, những hình danh, sắc tướng trên cho nó là thật, có. Rồi từ đó chấp chặt vào, cứ chạy mãi theo những cái giả hợp trên quên mất đi bản tánh chơn thật, bản tánh chơn giác hằng có trong mỗi ý niệm trên. Trong mỗi ý niệm giả hợp trên, mặc dù nó không có thân tướng. Nhưng nó có cái giả tướng của nó. Mà cái gì để biết cái giả tướng trên. Trong cái mênh mông của sự giả tướng trên luôn có cái biết ở trong từng niệm tưởng kia.
Khi chúng ta thấy một đóa hoa thì cái đầu tiên biết cái đóa hoa đó là cái giác. Nếu chúng ta tiếp tục phân biệt đóa hoa đó là hồng, là trắng, là đẹp, là xấu thì nó sẽ là một chuỗi cái biết của sự sanh diệt đặt trên nền tảng sanh diệt. Chúng ta đi ra chợ, mỗi tiếng động đến tai ta đều biết hết. Nhưng đừng bao giờ phân biệt nó tốt, xấu, ghét thương thì chúng ta sẽ có cái biết giác. Mà cái biết giác đó ở trong mỗi nơi, mỗi chỗ chúng ta đều có cái gíac, cái biết đó. Để đi vào chiều sâu của nội thức các bạn nên dùng cái biết trên “Cái biết không phân biệt”. Khi mỗi niệm nổi lên, bạn nên biết cái niệm tưởng đó bằng cảm xúc nghe “Úm chiết lệ, chủ lệ chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm”. Thí dụ như khi chúng ta đang ngồi tĩnh tọa để niệm chú thì tự nhiên trong tâm ta nó nổi lên vô số ý niệm khác nhau nào là ngày mai làm gì? đi đâu? Gặp ai, rồi nghe lại những âm thanh vừa tai như người ta khen ta, nghe những âm thanh không vừa tai người ta chê ta. Rồi cảm giác, đau mỏi, nóng lạnh. Vọng tưởng, ý niệm nó cứ kéo nhau đến liên tục như vậy làm cho ta khó tu niệm. Nếu ta không tỉnh giác biêt đó là vọng tưởng thì nó sẽ dẫn ta đi mất vào một câu chuyện nào đó, làm cho ta không niệm chú được. Trong trường hợp này các bạn nên tỉnh tâm chỉ biết đó là vọng tưởng, duyên hợp do nhiều chi tiết, tình tiết, sắc thanh, cảm xúc tạo nên thôi chứ không cần phải trừ nó. Khi biết như vậy là các bạn đã ly được nó vì trong kinh viên giác nói rằng: “Tri huyễn tức ly huyễn”, biết cái huyễn tức là ly cái huyễn. Trong trạng thái nội thức diễn ra như vậy, các bạn nên nghe những niệm tưởng cảm xúc đó nó nói lên “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Thí như khi ta ngồi trì niệm, đọc thần chú, tự nhiên cảm giác đau thương nó đến bạn nên quán cảm xúc đau thương đó là Thần chú Chuẩn đề. Mới ban đầu rất khó nhưng dần dần về sau thì sẽ được, ráng cố gắng ẩn nhẫn sẽ thành tựu. Khi cảm xúc đau thương đó nó biến thành cảm giác ngeh thần chú Chuẩn đề rồi thì ta tiếp tục ngh những cảm giác, các niệm tưởng khác nhau. Dần dần những ý niệm nào cũng nghe Thần chú Chuẩn đề thì khi đó ta không tu nhưng tu “vô công dụng đạo”. Mỗi mỗi xung quanh đều nghe âm thanh thần chú Chuẩn đề. Khi đó mỗi cảm giác, mỗi pháp thiện ác, vui buồn đều bình đẳng trở về với cái thật tướng chơn thật không sanh, không diệt.
Lúc đó, ta mặc tình, mặc sức đi tới, đi lui, ra vào tự tại để làm lợi ích cho vạn vật. Luôn luôn tĩnh lặng, lặng giác thể đã hình thành thì khi đó không có ngày đêm, không gian, thời gian, không tịnh, không động, không xa, không gần. Thậm thâm vi diệu pháp. Trăm năm ba vạn sáu nghìn ngày Thần chú Chuẩn đề vẫn luôn di động, Đức bổn tôn của ta đã hiện thực trong vô thủy, vô chung.
Cư Sĩ Thanh Hùng Pháp Hiệu Chánh TríSửa bởi quản trị viên 22/09/2014 lúc 04:23:02(UTC)
| Lý do: Chưa rõ |